Tội khai báo hoặc tự nguyện làm vịêc cho địch khi bị bắt làm tù binh – Luật 24H
Tội khai báo hoặc tự nguyện làm vịêc cho địch khi bị bắt làm tù binh theo quy định pháp luật, Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả hợp lý.
Có hành vi khai báo bí mật quân sự cho địch khi bị bắt làm tù binh. Như đã khai địa điểm đóng quân, kế hoạch tác chiến, các loại vũ khí… cho địch biết. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về tội khai báo hoặc tự nguyện làm vịêc cho địch khi bị bắt làm tù binh?
Các Luật sư của Luật 24h sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề trên.
1.Cơ sở pháp lý tội khai báo hoặc tự nguyện làm vịêc cho địch khi bị bắt làm tù binh
– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Thế nào là tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh?
Căn cứ quy định tại điều 400 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
“Điều 400. Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh
1. Người nào khi bị địch bắt làm tù binh mà khai báo bí mật công tác quân sự hoặc tự nguyện làm việc cho địch, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Đối xử tàn ác với tù binh khác;
c) Lôi kéo người khác khai báo, làm việc cho địch;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Giao nộp cho địch vật, tài liệu bí mật nhà nước hoặc khai báo bí mật nhà nước;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.”
Theo đó, khai báo cho tình địch khi bị bắt làm tù binh được hiểu là hành vi của quân nhân bị địch bắt đã khai báo bí mật quân sự cho địch.
Tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh, được hiểu là hành vi của quân nhân bị bắt làm tù binh mặc dù không bị cưỡng ép nhưng tự giác làm những việc có tính chất quân sự hoặc phục vụ công tác quân sự cho địch.
Cấu thành tội phạm
Thứ nhất, mặt khách quan
Khi bị bắt làm tù binh, người bị bắt có hành vi khai báo bí mật quân sự cho quân địch như: địa điểm đóng quân, kế hoạch tác chiến, các loại vũ khí
Có hành vi tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh. Hành vi này được thực hiện sau khi bị bắt làm tù binh và không bị ai cưỡng ép mà hoàn toàn tự nguyện, tự giác.
Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh theo quy định tại điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 bao gồm 2 hành vi như sau:
– Thứ nhất: Hành vi khai báo khi bị bắt làm lộ bí mật quân sự, đây là hành vi của quân nhân sau khi bị bắt làm tù binh đã khai báo tiết lộ bí mật quân sự cho kẻ địch.
– Thứ hai: Hành vi tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh, người phạm tội tự giác làm những việc có tính chất quân sự hoặc phục vụ cho công việc quân sự có hại cho Tổ quốc
Thứ hai, khách thể
Hành vi phạm tội xâm phạm đến chế độ kỷ luật của Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời còn xâm phạm chế độ bảo vệ bí mật quân sự, xâm phạm đến uy tín, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Thứ ba, mặt chủ quan
– Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý, có động cơ phạm tội vì sợ bị giết khi bị bắt.
Thứ tư, chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt là quân nhân trong quân đội nhân dân Việt Nam theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 bao gồm: Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội, dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
2.2. Hình phạt
+ Khung 1 (khoản 1)
Bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm. Được áp dụng trong trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan và chủ quan.
+ Khung 2 (khoản 2)
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
– Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
– Đối xử tàn ác với tù binh khác; Được hiểu là trường hợp người phạm tội có hành vi đánh đập, cho ăn thức ăn thừa… đối với các tù binh khác.
– Lôi kéo người khác khai báo, làm việc cho địch;
– Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
+ Khung 3 (khoản 3)
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
– Giao nộp cho địch vật, tài liệu bí mật nhà nước hoặc khai báo bí mật nhà nước;
– Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
>>>Xem thêm: Cấu thành tội phạm của tội giết người
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản người khác theo quy định pháp luật bao gồm:
– Tư vấn các vấn đề liên quan đến tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản người khác theo quy định pháp luật;
– Soạn thảo bộ hồ sơ yêu cầu bồi thường dân sự trong vụ án hình sự;
– Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng;
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H về cấu thành của tội giết người theo quy định pháp luật theo quy định pháp luật. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan về tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản người khác theo quy định pháp luật theo quy định pháp luật. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ tư vấn hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"