Điều kiện, trình tự thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài- luật 24h
Hiện nay, vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài cụ thể là ở Việt Nam không còn là vấn đề xa lạ và khó khăn. Tuy nhiên, quy định của pháp luật đối với vấn đề kết kết hôn có yếu tố nước ngoài như thế nào? Các điều kiện, trình tự, thủ tục cần chuẩn là gì? Và quá trình thực hiện chúng ta phải làm việc với những cơ quan nào? Luật 24h sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc của bạn đối với vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình 2014
– Luật hộ tịch 2014
– Nghị định 123/2015 NĐ-CP
Giải quyết vấn đề
Thứ nhất, đối với việc kết hôn giữa công dân Việt Nam và công dân nước ngoài thì hai bên phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn định pháp luật của mỗi bên. Trường hợp việc kết hôn giữ người Việt Nam và người nước ngoài được tiến hành tại Việt Nam thì người nước ngoài phải đáp ứng điều kiện kết hôn ở cả nước mình và cả Việt Nam. Theo luật Việt Nam, điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn được quy định tại Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Điều 9. Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Như vậy, theo quy định trên nếu hai bên nam nữ đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì mới được thực hiện các thủ tục đăng kí kết hôn để có một mối quan hệ hợp pháp được pháp luật bảo vệ.
Thứ hai, thẩm quyền đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài :
Các trường hợp:
– Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
– Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
– Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
– Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam
>> Xem thêm: LY HÔN KHI KHÔNG BIẾT NƠI CƯ TRÚ CỦA VỢ HOẶC CHỒNG
LY HÔN KHI KHÔNG BIẾT NƠI CƯ TRÚ CỦA VỢ HOẶC CHỒNG
Cụ thể được quy định tại Điều 37 Luật hộ tịch 2014 như sau:
“1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.”
Theo quy định trên, thẩm quyền đăng kí kết hôn đối với các trường hợp đăng kí kết hôn có yêu tố nước ngoài là thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện.
Thứ ba, về thủ tục và hồ sơ đăng kí kết hôn có yếu cố nước ngoài được quy định cụ thể tại Luật hộ tịch 2014 và Nghị định 123/2105 NĐ-CP cụ thể như sau:
Hồ sơ đăng ký kết hôn:
Điều 30 Nghị định 123/2015 NĐ-CP:
“1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;
b) Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.
Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.
2. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
3. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.”
Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch:
“ Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.”
* Lưu ý: Các giấy tờ trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự và được dịch ra tiếng việt có công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ kí người dịch theo quy định của pháp luật, đồng thời phải còn thời hạn sử dụng. Ngoài các giấy tờ trên, tùy từng trường hợp mà mỗi bên phải nộp một số giấy tờ tương ứng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Thủ tục đăng ký kết hôn : Được quy định tại Điều 38 Luật hộ tịch 2014 như sau:
“1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
3. Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
4. Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc phỏng vấn, xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn; thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.”
Thời hạn xử lý hồ sơ và trao giấy chứng nhận kết hôn:
Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 31 Nghị định 123/2015 NĐ-CP:
“1.Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.
2.Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.”
Theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/NĐ-CP:
“Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.“
Các dịch vụ của Luật 24H:
-Tư vấn về vấn đề thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất năm 2020;
-Hỗ trợ thủ tục đăng ký kết hôn
-Tư vấn về vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi đưa ra về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài, quý vị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý vị vui lòng liên hệ đến Luật 24h hoặc gọi đến Hotline luật sư: 19006574 chúng tôi sẽ giải đáp mọi vấn đề của quý khách hàng.
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"