Thế nào là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu? – luật 24h

Mô tả: Thế nào là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.

Bạn đang có những thắc mắc liên quan đến vấn đề Thế nào là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu? Các văn bản pháp luật quy định về vấn đề này? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý

Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Nghị định 105/2006/NĐ-CP: Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Giải quyết vấn đề

1. Các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại Điều 129, theo đó, các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

– Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

Thế nào là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu? - luật 24h

Luật sư tư vấn Hotline: 1900 6574

– Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

2. Căn cứ xác định hành vi xâm phạm

Nghị định 105/2006/NĐ-CP đã quy định căn cứ xác định hành vi xâm phạm. Theo đó, Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm khi có đủ các căn cứ sau đây:

– Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

– Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

– Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo các trường hợp ngoại lệ.

– Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

3. Các yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.

Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.

Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:

– Thứ nhất, dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

– Thứ hai, hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.

3. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm

– Dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện thứ nhất;

– Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện thứ hai hoặc hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Lưu ý, trường hợp sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày so với nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại thuộc phạm vi bảo hộ thì bị coi là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

Thế nào là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu? - luật 24h

Luật sư tư vấn Hotline: 1900 6574 

Xem thêm: Tư vấn cách bảo vệ quyền sở hữu tên miền theo pháp luật hiện hành – Luật 24H

Xem thêm: Đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định mới nhất – Luật 24h

>>Xem thêm: Quy định sở hữu trí tuệ – Luật 24h

>>Xem thêm: Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ với phần mềm máy tính – Luật 24h

>> Xem thêm: Thủ tục đăng kí quyền tác giả theo quy định của pháp luật hiện hành mới nhất – Luật 24H

>> Xem thêm: Thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là bao lâu – Luật 24H

4. Quy định trường hợp giới hạn quyền sở hữu đối với nhãn hiệu

Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu như sau:

4.1 Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu

Chủ sở hữu nhãn hiệu và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu trừ trường hợp sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu nhãn hiệu đó đã đạt được sự bảo hộ một cách trung thực trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đó.

Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây:

– Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

– Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ;

– Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

4.2 Nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định về chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Thế nào là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Thế nào là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu? theo đúng quy định của pháp luật

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan Thế nào là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ Thế nào là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu? hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

>> Xem thêm: Thủ tục đăng kí quyền tác giả theo quy định của pháp luật hiện hành mới nhất – Luật 24H

>> Xem thêm: Thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là bao lâu – Luật 24H

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Quyền sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào?

Quyền sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thôn...

Xem thêm

Điều kiện để được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật?

Điều kiện để được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật?, luật 24H cam kết t...

Xem thêm

Quyền sở hữu trí tuệ được phát sinh, xác lập khi nào theo quy định...

Quyền sở hữu trí tuệ được phát sinh, xác lập khi nào theo quy định của pháp luật?, luật...

Xem thêm

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo quy định pháp luật?

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo quy định pháp luật?, luật 24H cam kết tư vấ...

Xem thêm

Tính mới của sáng chế

Tính mới của sáng chế,Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá c...

Xem thêm

Khái niệm và đặc điểm hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Khái niệm và đặc điểm hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, Luật 24H cam kết...

Xem thêm

Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm văn...

Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm văn học. Luật 24H cam kế...

Xem thêm

Thời hạn bảo hộ đối với sáng chế trong quyền sở hữu công nghiệp

Thời hạn bảo hộ đối với sáng chế trong quyền sở hữu công nghiệp, Luật 24H cam kết tư vấ...

Xem thêm

Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế

Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, luật 24H cam kết tư vấn...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574