Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống có hiệu lực tối đa 12 tháng – luật 24h
Mô tả: Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống có hiệu lực tối đa 12 tháng, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.
Bạn đang có những thắc mắc liên quan đến Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống có hiệu lực tối đa 12 tháng? Các văn bản pháp lý có liên quan? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
Căn cứ pháp lý
-Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT quy định về trình tự, thủ tục đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu thủy sản sống do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
-Thông tư 118/2018/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; lệ phí cấp giấy phép khai thác, hoạt động thủy sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Giải quết vấn đề
1. Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống có hiệu lực tối đa 12 tháng
-Như vây, ta có thể thấy trình tự, thủ tục đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu thủy sản sống được thực hiện theo Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
-Thông tư mới nêu rõ, Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí, nghiên cứu khoa học căn cứ đề xuất của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc kết quả đánh giá rủi ro nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày cấp.
-Hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống để trưng bày tại hội chợ, triển lãm căn cứ trên đề xuất của tổ chức, cá nhân và kế hoạch tổ chức hội chợ, triển lãm nhưng không quá thời điểm kết thúc hội chợ, triển lãm.
-Trong đó, các trường hợp cấp phép nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam gồm:
– Cấp phép nhập khẩu thủy sản sống phải đánh giá rủi ro: Thủy sản sống lần đầu nhập khẩu để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí;
– Cấp phép nhập khẩu thủy sản sống không phải đánh giá rủi ro khi: Nhập khẩu để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí đã được đánh giá rủi ro; Nhập khẩu để nghiên cứu khoa học; Nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm.
Theo đó, đánh giá rủi ro thủy sản sống là hoạt động xác định những rủi ro, tác động bất lợi có thể xảy ra đối với đa dạng sinh học, khả năng lây nhiễm bệnh dịch cho thủy sản bản địa và con người.
2. Lệ phí cấp Giấy phép khai thác thủy sản 40.000 đồng/lần
Theo quy định của Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 118/2018/TT-BTC ngày 28/11/2018 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; lệ phí cấp Giấy phép khai thác, hoạt động thủy sản.
Luật sư tư vấn Hotline: 1900 6574
>>Xem thêm: Muốn mở công ty dịch vụ bảo vệ cần những điều kiện gì – Luật 24h
>>Xem thêm: Cấp giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật – Luật 24h
>>Xem thêm: Nhà ở nông thôn xây dựng sai phép thì xử lý như thế nào – Luật 24H
>>Xem thêm: Xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam – Luật 24H
>>Xem thêm: Có được phép Gia hạn Giấy phép xây dựng – Luật 24H
>>Xem thêm:Thủ tuc, hồ sơ cấp Giấy phép xây dựng đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa – Luật 24H
>>Xem thêm: Kinh doanh vàng cần những điều kiện gì – Luật 24h
Cụ thể như sau:
– Phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản là 150.000 đồng + (số tấn thủy sản x 15.000 đồng/tấn). Tối đa 700.000 đồng/lần;
– Lệ phí cấp Giấy phép khai thác thủy sản: 40.000 đồng/lần;
– Gia hạn hoặc cấp lại: 20.000 đồng/lần.
– Lệ phí cấp mới Giấy phép hoạt động thủy sản đối với tàu cá nước ngoài là 200 USD/lần; Gia hạn hoặc cấp lại: 100 USD/lần; Đổi Giấy phép do đổi nội dung trong Giấy phép: 200 USD/lần.
Theo đó, chậm nhất là ngày 20 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước.
3. Thủ tục nhập khẩu thủy sản tươi sống
Bước 1: Đăng kí, khai báo kiểm dịch sản phẩm nhập khẩu
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch nhập khẩu gồm:
– Đơn đăng ký kiểm dịch nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản (chủ hàng có thể dự trù kế hoạch nhập khẩu hàng hoá trong thời gian 03 tháng kể từ ngày làm đơn đăng ký kiểm dịch nhập khẩu);
– Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp); Doanh nghiệp chỉ phải nộp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu hoặc sau khi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh;
– Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch (Health Certificate/Sanitary Certificate) của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu (theo yêu cầu);
Riêng đối với động vật thủy sản (theo quy định) khi nhập khẩu vào Việt Nam phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan Thú y quốc gia nước xuất khẩu cấp, xác nhận:
Động vật thủy sản khỏe mạnh, có nguồn gốc từ cơ sở nuôi hoặc vùng nuôi hoặc quốc gia an toàn dịch bệnh hoặc đã được kiểm tra không có các bệnh trong Danh mục các bệnh thủy sản của OIE đối với loài động vật thủy sản đó.
– Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nuôi trồng thuỷ sản đối với giống thủy sản không có tên trong Danh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất, kinh doanh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam đối với thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản thuộc những loài có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.
– Giấy chứng nhận vệ sinh thú y nơi nuôi cách ly kiểm dịch đối với thủy sản giống (nếu có);
– Các tài liệu khác liên quan đến lô hàng nhập khẩu (theo yêu cầu của Cục Thú y đối với từng đối tượng cụ thể).
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ tình hình dịch bệnh thủy sản của nước xuất khẩu và trong nước, Cục thú y có trách nhiệm trả lời cho chủ hàng và hướng dẫn cơ quan có thẩm quyền kiểm tra vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch (đối với thuỷ sản giống); cơ quan kiểm dịch động vật kiểm dịch thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu.
Bước 2: Khai báo kiểm dịch nhập khẩu thủy sản
Sau khi được Cục Thú y chấp thuận, phải tiến hành khai báo với cơ quan kiểm dịch động vật được Cục Thú y chỉ định trước khi hàng đến cửa khẩu ít nhất 04 ngày đối với thủy sản, 02 ngày đối với sản phẩm thủy sản để thực hiện việc kiểm dịch.
Hồ sơ khai báo kiểm dịch nhập khẩu gồm:
– Giấy đăng ký kiểm dịch (theo mẫu); trong trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm dịch động vật có thể yêu cầu chủ hàng khai báo thêm mẫu khai báo kiểm dịch thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản xuất, nhập khẩu (theo mẫu);
– Văn bản trả lời của Cục Thú y về việc kiểm dịch nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản;
– Bản sao giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản của nước xuất khẩu (nếu có);
Trong thời gian 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật thông báo cho chủ hàng địa điểm, thời gian kiểm dịch.
Bước 3: Kiểm dịch thuỷ sản sản phẩm thuỷ sản tại cửa khẩu nhập
Cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện:
– Kiểm tra hồ sơ khai báo kiểm dịch nhập khẩu.
+ Hồ sơ kiểm dịch nhập khẩu theo quy định;
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch (bản gốc) nội dung phù hợp với chi tiết lô hàng (về chủng loại, số lượng, khối lượng, kích cỡ, bao gói).
– Kiểm tra thực trạng hàng nhập; đối chiếu với chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu về chủng loại, kích cỡ, số lượng, khối lượng, tình trạng bao gói, nhãn hàng hoá.
– Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển; thực hiện hoặc giám sát chủ hàng xử lý chất thải, chất độn phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng
Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ kết quả kiểm tra, hồ sơ kiểm dịch nhập khẩu hợp lệ phù hợp với lô hàng; sản phẩm thủy sản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y; điều kiện bảo quản và các vật dụng liên quan đảm bảo vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm thủy sản nhập khẩu (mẫu 7 Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010) để chủ hàng hoàn tất thủ tục hải quan và cho phép đưa vào sử dụng.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống có hiệu lực tối đa 12 tháng, bao gồm:
-Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống có hiệu lực tối đa 12 tháng
-Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
-Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
>> Xem thêm: Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành – Hãng Luật 24H
>>Xem thêm: Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xả thải vào hệ thống công trinhg thủy lợi theo quy định của pháp luật – Luật 24h
>>Xem thêm: Các loại giấy phép lái xe và thời hạn cấp giấy phép lái xe theo quy định mới nhất – Luật 24h
>>Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền của Bộ công thương theo quy định pháp luật mới có nhiều thay đổi – Luật 24h
>>Xem thêm: Đầu tư ra nước ngoài theo quy định mới nhất – Luật 24h
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"