Thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản thừa kế đã được chia thừa kế? – Luật 24h
Mô tả: Thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản thừa kế đã được chia thừa kế? – Luật 24h. Tư vấn chính xác, đầy đủ, chi tiết, chi phí rẻ nhất, cam kết tư vấn 24/7, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất, liên hệ qua hotline: 19006574.
Nhiều trường hợp di sản thừa kế đã được chia nhưng do trong quá trình xác định hàng thừa kế chưa xác định hết hoặc người được hưởng di sản thừa kế mới chứng minh được mình được hưởng di sản thừa kế và họ mong muốn được hưởng phần của mình thì cần phải làm thủ tục ra sao. Sau đây Công ty Luật 24h sẽ đưa ra một số ý kiến pháp lý liên quan đến vấn đề này như sau:
+)Cơ sở pháp lý:
-Bộ luật dân sự năm 2015;
-Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
+)Giải quyết vấn đề:
+)Quyền được hưởng di sản thừa kế;
“Điều 609. Quyền thừa kế
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Điều 610. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân
Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”
Như vậy, căn cứ theo các quy định như trên thì cá nhân có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật khi chứng minh được mình thuộc hàng thừa kế được hưởng di sản thừa kế do người mất để lại, và những người ở hàng thừa kế với nhau đều bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế.
+)Thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế;
“Điều 623. Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.”
-Tuy nhiên, khi chứng minh được mình có quyền hưởng di sản thừa kế thì cần phải xác định xem còn thời hiệu để yêu cầu chia hay không? Bởi nếu sau khi Tòa án nhận hồ sơ yêu cầu chia di sản thừa kế nhưng đã hết thời hiệu thì Tòa án có quyền đình chỉ không giải quyết theo quy định pháp luật.
+)Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện;
-Khi đã xác định được thẩm quyền để giải quyết vấn đề chia di sản khi đã được chia thì người yêu cầu sẽ chuẩn bị một bộ sơ để khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế theo pháp luật lên Tòa án, Hồ sơ gồm:
-Giấy tờ chứng minh quyền thừa kế;
-Giấy tờ, tài liệu chứng minh di sản thừa kế của người mất để lại;
-Giấy tờ, tài liệu chứng minh về nhân thân (cmnd/ cccd, sổ hộ khẩu);
-Đơn khởi kiện.
Luật sư tư vấn, gọi: 19006574
>>Xem thêm: Bố mẹ ly hôn ông bà nội có được quyền chăm sóc và nuôi dưỡng cháu không?- Luật 24h
>>Xem thêm: Cách thức để ly hôn khi một bên ở nước ngoài theo quy định pháp luật mới nhất – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Các bước để ly hôn đơn phương theo quy định hiện hành – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Trình tự thủ tục thuận tình ly hôn theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H
+)Thời hạn giải quyết;
“Điều 195. Thụ lý vụ án
1. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
2. Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
3. Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.”
Do đó, theo quy định trên thì khi nhận được hồ sơ thì Tòa án sẽ phải thông báo nộp tiền tạp ứng án phí trong thời hạn 07 ngày, khi nhận được biên lai nộp tiền tạm ứng án phí sẽ tiến hành thụ lý hồ sơ luôn.
“Điều 203. Thời hạn chuẩn bị xét xử
1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:
a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.”
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn khi Tòa án đã thụ lý thì thời hạn 04 tháng trường hợp phải xác minh có thể kéo dài nhưng không được quá 2 tháng. Do đó, thời gian giải quyết để yêu cầu chia di sản thừa kế đã được chia thì có thể kéo dài đến 06 tháng.
Dịch vụ Luật 24h:
-Tư vấn thủ tục chia di sản thừa kế;
-Thay mặt thực hiện thủ tục chia di sản thừa kế;
-Đại diên giải quyết tranh chấp liên quan đến các vấn đề dân sư;
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật 24h về vấn đề Thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản thừa kế đã được chia thừa kế?. Tại thời điểm quý khách hàng truy cập có thể văn bản pháp luật đã hết hiệu lực, nếu có vướng mắc nào liên quan đến pháp lý cần Luật sư, chuyên viên pháp lý có chuyên môn giỏi giải quyết, tư vấn, hỗ trợ thì quý khách hàng có thể liên hệ qua số hotline 19006574 để được tư vấn miễn phí.
Xem them: Công ty Luật 24H
>>Xem thêm: Tư vấn thủ tục phân chia di sản thừa kế? – Luật 24h
>>Xem thêm: Những người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào di chúc? – Luật 24h
>>Xem thêm: Con được thừa kế tài sản dưới 18 tuổi có được bán tài sản – Luật 24h
>>Xem thêm: Mẫu văn bản đề nghị nhận thừa kế mới nhất 2021 – Luật 24h
>>Xem thêm: Quy định mới nhất về quyền hưởng di sản thừa kế? – Luật 24h
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"