Con riêng của vợ có được nhận di sản thừa kế của bố dượng?– Luật 24h
Mô tả: Con riêng của vợ có được nhận di sản thừa kế của bố dượng ?
Hãng Luật 24H cam kết giải đáp MỌI THẮC MẮC của quý khách hàng. Tư vấn nhanh, phục vụ 24/7. Luật 24H “Hãng luật của Mọi người – Mọi nhà”, có hệ thống chi nhánh phủ khắp cả nước, có nhiều luật sư giỏi, dày kinh nghiệm, có đội ngũ chuyên viên pháp lý hỗ trợ mọi lúc, mọi nơi, tư vấn tận tình, giải quyết mọi lo lắng của Quý khách hàng.
Công ty Luật 24h được Sở Tư pháp Hà Nội cấp Giấy đăng ký hoạt động, là thành viên của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Từ trước đến nay vấn đề con riêng vẫn luôn là vấn đề được bàn tán , tuy xã hội đã phát triển và có những suy nghĩ tích cực hơn nhưng đây vẫn luôn là vấn đề nhức nhối, nhất là khi liên quan tới tài sản thừa kế ? Vì vậy, công ty Luật24h chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc về con riêng của vợ có được nhận di sản thừa kế của bố dượng ?
1.Căn cứ pháp lý:
-Bộ luật dân sự 2015;
2. Giải quyết vấn đề:
+)Quan hệ giữa bố dượng và con riêng của vợ;
Mặc dù không phải là con đẻ nhưng người con riêng của vợ sống chung với gia đình, với cha dượng thì cha dượng vẫn phải có quyền và nghĩa vụ như những người có cũng huyết thống.
Theo luật hôn nhân và gia đình quy định quyền và nghĩa vụ của cha dượng đối với con riêng của vợ như sau :
– Thương yêu, tôn trọng ý kiến của con
– Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc việc học hành, giáo dục con
– Không được phân biệt đối xử giữa các con
Dù là con riêng nhưng nếu cùng chung sống với mẹ kế, cha dượng thì cũng phải thực hiện quyền và nghĩa vụ như một người con đối với cha mẹ. Cụ thể, Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, con cái phải có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ kế.
Con riêng của vợ có được nhận thừa kế của cha dượng hay không ?
Theo quy định tại khoản 1 điều 651 Bộ luật dân sự 2015 có nêu những trường hợp được hưởng thừa kế được quy định như sau :
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”
Như vậy, theo quy định trên , con riêng không thuộc trường hợp được hưởng di sản thừa kế . Tuy nhiên con riêng vẫn có thể nhận di sản thừa kế trong những trường hợp sau :
1.Cha dượng sống chung với con riêng.
Theo điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế. Theo đó, con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và được thừa kế thế vị được quy định tại Điều 652 và điều 653 Bộ luật Dân sự 2015
2. Cha dượng có di sản để lại cho con riêng của vợ .
Khi cha dượng mất để lại di chúc hợp pháp theo đúng quy định của nhà nước cho con riêng của vợ thì con riêng có quyền hưởng di sản thừa kế .
Hi vọng rằng, qua những tư vấn, chia sẻ từ Công ty Luật 24h chúng tôi có thể giúp quý bạn đọc hiểu hơn các quy định của pháp luật trong việc con riêng được hưởng di sản thừa kế . Nếu còn bất kì thắc mắc nào cần được giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 19006574 hoặc liên hệ qua website: https://luat24h.net . Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc pháp lý của khách hàng.
+)Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H;
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến hưởng di sản thừa kế .
-Tư vấn các vấn đề có liên quan đến thừa kế;
-Soạn thảo hồ sơ có liên quan đên các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….;
-Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Xem them: Công ty Luật 24H
>>Xem thêm: Bố mẹ ly hôn ông bà nội có được quyền chăm sóc và nuôi dưỡng cháu không?- Luật 24h
>>Xem thêm: Cách thức để ly hôn khi một bên ở nước ngoài theo quy định pháp luật mới nhất – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Các bước để ly hôn đơn phương theo quy định hiện hành – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Trình tự thủ tục thuận tình ly hôn theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"