Các bước sáp nhập doanh nghiệp theo quy định mới nhất – LUẬT 24H
Mô tả: Các bước sáp nhập doanh nghiệp theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo về quyền lợi cho khách hàng tốt nhất.
Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, thì việc không ít các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn để cạnh tranh lại với những doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Chính vì lẽ đó, mà xu hướng các doanh nghiệp sẽ sáp nhập lại với nhau để tạo thành một khối vững trãi, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên cả nước.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp do quy định của pháp luật khá phức tạp, thủ tục rườm rà gây nhiều bất cập.
Vậy thủ tục sáp nhập doanh nghiệp như thế nào theo quy định mới nhất? Các Luật sư của Luật 24h sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề trên.
Cơ sở pháp lý
– Luật Doanh nghiệp 2014;
Giải quyết vấn đề
2.1. Sáp nhập doanh nghiệp là gì?
Sáp nhập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp như sau: “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”
Luật vấn Luật doanh nghiệp, gọi: 19006574
2.2. Điều kiện để sáp nhập doanh nghiệp
Điều kiện để sáp nhập doanh nghiệp thì theo quy định tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014 thì quy định sáp nhập không còn hạn chế các công ty cùng loại. Theo đó, các loại doanh nghiệp khi sáp nhận với nhau không nhất thiết phải cùng loại với nhau mà có thể khác loại hình doanh nghiệp.
Ví dụ: Công ty TNHH 1 thành viên A sáp nhập vào công ty cổ phần B để cùng hợp tác kinh doanh,…
Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập.
Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp được quy định tại Điều 19 Luật cạnh tranh 2004 là: một hoặc nhiều doanh nghiệp tham gia sáp nhập đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; việc sáp nhập có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.
2.3. Hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp
Hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập thực hiện theo các quy định tương ứng và phải kèm theo bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Hợp đồng sáp nhập;
+ Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
+ Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.
2.4. Trình tự, thủ tục thực hiện sáp nhập doanh nghiệp
Khi tiến hành hợp đồng sáp nhập công ty, doanh nghiệp phải đảm bảo hợp đồng có đủ điều kiện để có hiệu lực pháp luật. Trên thực tế, có những hợp đồng bị vô hiệu dẫn đến việc xảy ra tranh chấp vì loại hợp đồng sáp nhập công ty là một loại hợp đồng tương đối phức tạp đòi hỏi kinh nghiệp và kiến thức trong đàm phán và soạn thảo
Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:
– Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
– Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;
– Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập.
Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan.
Các công ty bị sáp nhập thực hiện thủ tục đóng mã số thuế tại cơ quan thuế.
Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.
Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính công ty nhận sáp nhập thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty bị sáp nhập để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Luật vấn Luật doanh nghiệp, gọi: 19006574
>>Xem thêm: Thủ thành lập doanh nghiệp mới nhất – Hãng luật 24H
>Xem thêm: Thủ tục thành lập chi nhánh công ty theo quy định hiện hành – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần – Hãng luật 24H
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến thủ tục sáp nhập doanh nghiệp, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề liên quan đến thủ tục sáp nhập doanh nghiệp;
Soạn thảo hợp đồng, hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp;
Giao tận tay cho khách hàng;
Tư vấn các thủ tục sau khi sáp nhập doanh nghiệp;
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H về thủ tục sáp nhập doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến thủ tục sáp nhập doanh nghiệp. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ tư vấn hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Xem thêm: công ty luật 24H
>>Xem thêm: Tội cản trở giao thông trong luật hình sự theo quy định pháp luật – Luật 24h
>>Xem thêm: Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình – Luât 24h
>>>Xem thêm: Tòa án làm mất hồ sơ khởi kiện của người khởi kiện thì phải làm thế nào?
>>Xem thêm: Tội xâm phạm thư tín Xử lý hành vi xem trộm thư, tin nhắn facebook – Luật 24h
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"