Áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
Áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
Căn cứ pháp lý
Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014
Luật Đất đai 2013
Giải quyết vấn đề
I. Biện pháp đảm bảo thi hành án dân sự
1. Biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ
Biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ được quy định tại Điều 67 Luật THADS, bao gồm những nội dung như sau:
– Đối tượng bị áp dụng:
Đối tượng ở đây là tài khoản, tiền của người phải thi hành án. Khi có đầy đủ căn cứ chứng minh người phải thi hành án có tài khoản tại tổ chức tín dụng, ngân hàng thì sẽ áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản.
– Quyền yêu cầu, thẩm quyền áp dụng và căn cứ:
Việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản được Chấp hành viên, cơ quan THADS áp dụng hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của người được thi hành án.
– Trình tự, thủ tục áp dụng:
(1) Thu thập thông tin về tài khoản, tài sản gửi giữ của người phải thi hành án;
(2) Ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ;
(3) Tống đạt quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ;
(4) Thực hiện quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ.
– Về thời hạn áp dụng:
Khoản 3 Điều 67 Luật Thi hành án dân sự quy định: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc ra quyết định chấm dứt việc phong tỏa theo quy định của Luật này.”
Hết thời hạn này, Chấp hành viên sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án hoặc phải quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp này.
2. Tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự
Đây là biện pháp mới so với quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 trước đây. Việc quy định biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự tạo ra hành lang pháp lý đảm bảo sự tác nghiệp của Chấp hành viên trong hoạt động Thi hành án dân sự.
– Đối tượng bị áp dụng:
Theo Điều 68 của Luật Thi hành án dân sự, tài sản, giấy tờ của đương sự bị Chấp hành viên ra quyết định tạm giữ có thể bao gồm:
+ Tài sản, giấy tờ được xác định một cách rõ ràng, cụ thể trong bản án, quyết định được thi hành là đối tượng của nghĩa vụ thi hành án.
+ Tài sản, giấy tờ mà trước đó đã được bản án, quyết định được thi hành tuyên kê biên, tạm giữ để đảm bảo thi hành một nghĩa vụ khác. Các tài sản, giấy tờ này sẽ bị xử lý để đảm bảo thi hành khoản nghĩa vụ mà bản án, quyết định đã tuyên trong tường hợp mà người phải thi hành không thực hiện hoặc thự hiện không đúng nghĩa vụ dân sự của mình.
+ Tài sản, giấy tờ tuy không được tuyên, không được xác định trong bản án, quyết định được thi hành nhưng trong trường hợp người phải thi hành không tự nguyện thi hành thì những giấy tờ trên sẽ có thể bị kê biên, xử lý bảo đảm nghĩa vụ dân sự khi có căn cứ.
– Về quyền yêu cầu và căn cứ, thẩm quyền áp dụng:
+ Chấp hành viên áp dụng biện pháp tạm giữ tài sán, giấy tờ được áp dụng theo yêu cầu bằng văn bản của người được thi hành án.
+ Việc áp dụng biện pháp này được thực hiện khi Chấp hành viên hoặc người được thi hành án phát hiện người phải thi hành án đang quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ mà tài sản, giấy tờ đó có thể dùng để đảm bảo THADS theo quy định của pháp luật và khi đương sự có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án hoặc có dấu hiệu thực hiện hành vi đó.
– Trình tự, thủ tục áp dụng:
Chấp hành viên áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự được thực hiện theo các bước sau đây:
(1) Phát hiện tài sản, giấy tờ của đương sự: việc này được thực hiện trong quá trình Chấp hành viên thực hiện nhiệm vụ hoặc do người được thi hành án cung cấp.
(2) Lập biên bản về việc tạm giữ tài sản, giấy tờ:
Để đảm bảo tính công khai, minh bạch, pháp luật quy định trong mọi trường hợp, việc tạm giữ tài sản, giấy tờ đều phải được lập thành biên bản, có chữ ký của Chấp hành viên và đương sự. Trường hợp đương sự không ký thì phải có chữ ký của người làm chứng. Biên bản phải được giao cho người phải thi hành dân sự.
(3) Ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ
Hiện pháp luật hiện hành chưa có văn bản pháp luật nào bắt buộc việc áp dụng biện pháp này phải ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ. Tuy nhiên, trong thực tiễn hướng dẫn nghiệp vụ Tổng cục THADS đã xác định khi áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự, Chấp hành viên nhất thiết phải ban hành một quyết định để dễ dang quản lý.
(4) Giao bảo quản tài sản, giấy tờ bị tạm giữ
Việc áp dụng biện pháp tạm giữ được bảo quản theo thủ tục chung về bảo quản tài sản thi hành án. Khi tạm giữ tài sản, giấy tờ phải lập biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và người đang quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ; trường hợp người đang quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ không ký thì phải có chữ ký của người làm chứng.
– Thời hạn áp dụng:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ xác định tài sản, giấy tờ tạm giữ thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định ; trường hợp có căn cứ xác định tài sản, giấy tờ tạm giữ không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án hoặc thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án nhưng đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình thì Chấp hành viên phải ra quyết định trả lại tài sản, giấy tờ cho người có quyền sở hữu, sử dụng.
3. Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản
– Đối tượng bị áp dụng:
Điều 69 Luật Thi hành án dân sự cho thấy đối tượng giấy tờ, tài sản bị áp dụng biện pháp này bao gồm:
+ Bất động sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án;
+ Động sản thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án.
– Quyền yêu cầu, căn cứ và thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản:
+ Chấp hành viên ra quyết định ngăn chặn khi phát hiện người phải thi hành án có hành vi, dấu hiệu chuyển quyền sử dụng hay tẩu tán tài sản.
+ Chấp hành viên tự mình hoặc theo yêu cầu của người được thi hành án có quyền ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án như việc tạm giữ giấy tờ tài sản.
– Trình tự, thủ tục áp dụng:
(1) Xác định thông tin về tài sản và dấu hiệu của hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, đối với tài sản của người phải thi hành án.
(2) Ra quyết định áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án phải được thể hiện bằng quyết định của Chấp hành viên.
(3) Áp dụng quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.
II. Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
1. Theo quy định tại điều 71( luật Thi hành án dân sự 2018, sửa đổi 2014)
Bao gồm
– Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
– Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
– Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
– Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
– Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
– Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
2. Căn cứ vào đối tượng áp dụng cưỡng chế đối với tài sản là tiền để thi hành nghĩa vụ trả tiền
Phân loại thành 5 biện pháp cưỡng chế
Biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản
Chấp hành viên ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án. Số tiền khấu trừ không được vượt quá nghĩa vụ thi hành án và chi phí cưỡng chế. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế có mở tài khoản tiền gửi tại nhiều Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác nhau thì chấp hành viên căn cứ số dư tài khoản để quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản đối với một tài khoản hoặc nhiều tài khoản để đảm bảo thu đủ tiền phải thi hành án và chi phí cưỡng chế thi hành án. Nội dung biện pháp này được quy định tại Điều 76, 77 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014.
Biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
Biện pháp này được quy định tại Điều 78 Luật Thi hành án dân sự , Điều 11, 12 Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNVN ngày 14/01/2014. Chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án đối với các khoản như: tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác. Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong các trường hợp: Theo thỏa thuận của đương sự; Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án. Mức khấu trừ không được vượt quá 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật
Biện pháp cưỡng chế thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án
Biện pháp này được quy định tại Điều 79 Luật Thi hành án dân sự, Điều 22 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính Phủ. Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp xác định được người phải thi hành án có thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án theo định kỳ tùy theo tính chất ngành nghề kinh doanh của người phải thi hành án. Khi thu tiền chấp hành viên phải để lại số tiền tối thiểu cho hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của người phải thi hành án và gia đình.
Biện pháp cưỡng chế thu tiền của người phải thi hành án đang giữ
Đây là biện pháp được quy định tại Điều 80 Luật Thi hành án dân sự. Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp phát hiện người phải thi hành án đang giữ tiền mà có căn cứ xác định khoản tiền đó là của người phải thi hành án thì chấp hành viên ra quyết định thu tiền để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền và cấp biên lai cho người phải thi hành án.
Biện pháp cưỡng chế thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ
Nội dung này quy định tại Điều 81 Luật Thi hành án dân sự năm, Điều 23 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính Phủ. Khi phát hiện người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án, chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án. Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân đang phải trả tiền, tài sản cho người phải thi hành án mà khoản tiền tài sản đó đã được xác định bằng bản án, quyết định của Tòa án đang có hiệu lực pháp luật thì chấp hành viên yêu cầu tổ chức, cá nhân đó giao nộp số tiền, tài sản cho cơ quan thi hành án để thi hành án
3. Căn cứ vào đối tượng áp dụng cưỡng chế là tài sản để thi hành nghĩa vụ trả tiền
Phân loại thành 4 biện pháp cưỡng chế
Biện pháp cưỡng chế thu giữ giấy tờ có giá
Được quy định tại Điều 82, 83 Luật Thi hành án dân sự. Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp phát hiện người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu giữ giấy tờ đó để thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ giấy tờ có giá không giao giấy tờ cho cơ quan thi hành án dân sự thì chấp hành viên yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chuyển giao giá trị của giấy tờ đó để thi hành án.
Biện pháp cưỡng chế đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ
Biện pháp này được quy định tại Điều 84, 85, 86 Luật Thi hành án dân sự, Điều 29,30,31 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ và quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Chấp hành viên ra quyết định kê biên quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án, kể cả quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án đã chuyển quyền sử dụng cho cơ quan tổ chức, cá nhân khác..
Biện pháp cưỡng chế đối với tài sản là quyền sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 110,111,112,113 Luật Thi hành án dân sự năm 2008. Theo đó, chấp hành viên chỉ kê biên quyền sử dụng đất của người phải thi hành án thuộc trường hợp được chuyển quyền sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai. Người phải thi hành án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100, 101 Luật Đất đai 2013, hoặc thuộc diện quy hoạch phải thu hồi đất, nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì vẫn được kê biên, xử lý quyền sử dụng đất đó. Khi kê biên quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án thì kê biên cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Trường hợp đất của người phải thi hành án có tài sản gắn liền với đất mà tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người khác thì chấp hành viên chỉ kê biên quyền sử dụng đất và thông báo cho người có tài sản gắn liền với đất.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"