Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ?

Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em phần theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.

Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý 

Luật Trẻ em 2016

Thông tư 09/2017/TT-BTTTT quy định về tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Thông tư 23/2017/TT-BYT hướng dẫn việc lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ theo độ tuổi cho trẻ em; tư vấn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và trẻ em do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Quyết định 831/QĐ-BYT năm 2017 về Mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu do Bô trưởng Bộ Y tế ban hành

Giải quyết vấn đề

Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Trẻ em đóng vai trò quan trọng, là nền móng cho sự phát triển của đất nước và cần được quan tâm, chăm sóc, giáo dục của toàn thể xã hội. Chính vì vậy, pháp luật quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em. Trong đó có trách nhiệm của Bộ Tư pháp.

KHÁI QUÁT CHUNG.

Quyền trẻ em là tất cả những quyền để trẻ em được sống, phát triển lành mạnh và an toàn được ghi nhận, bảo đảm bằng hệ thống pháp luật . Bổn phận là trách nhiệm, phần việc phải gánh vác, lo liệu. Bổn phận của trẻ em là việc trẻ em phải có trách nhiệm thực hiện những phần việc phù hợp với độ tuổi, khả năng của mình theo quy định của pháp luật.

Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ?
Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ?

Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp và các công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ TƯ PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM

Theo Điều 83 Luật trẻ em 2016 quy định Bộ Tư pháp có trách nhiệm như sau:

Thứ nhất: Chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan bảo đảm việc bảo vệ trẻ em trong quá trình xử lý vi phạm hành chính.

Xử lý vi phạm hành chính là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ hai: Chủ trì, hướng dẫn việc đăng ký khai sinh, giải quyết các vấn đề về quốc tịch của trẻ em, xác định cha, mẹ cho trẻ em.

Khai sinh là khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận một cá nhân được sinh ra, là một trong những sự kiện hộ tịch để xác định cá nhân là một thực thể của tự nhiên, xã hội.

Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý giữa cá nhân đối với nhà nước nhất định, biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó được pháp luật của Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện. Trẻ em mang quốc tịch của nước nào thì sẽ được hưởng các quyền và nghĩa vụ theo quy định của nước đó.

Thứ ba: Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về nuôi con nuôi.

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Người nhận con nuôi có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con nuôi.

Thứ tư: Quản lý, hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý cho trẻ em và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật.

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí cho một số đối tượng không có khả năng tài chính để tiếp cận các dịch vụ pháp lý có thu phí, giúp trẻ em bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ Y TẾ ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM.

Theo Điều 84 Luật trẻ em 2016 quy định Bộ Y tế có trách nhiệm như sau:

Thứ nhất: Bảo đảm trẻ em được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng và công bằng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

Bộ y tế có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em được hưởng đầy đủ các quyền lợi của mình đối với việc chăm sóc sức khỏe. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe là các dịch vụ chăm sóc y tế đem đến cho người bệnh và gia đình người bệnh nhiều lợi ích nhất. Mọi trẻ em đều được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng và công bằng với nhau, không bị đối xử phân biệt về độ tuổi, giới tính, điều kiện kinh tế, địa vị xã hội.

Thứ hai: Hướng dẫn việc lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ theo độ tuổi; chăm sóc và tư vấn sức khỏe, tư vấn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và trẻ em, tư vấn, sàng lọc, chuẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; tư vấn, hỗ trợ trẻ em chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với độ tuổi.

Theo Thông tư 23/2017/TT-BYT về hướng dẫn lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ theo độ tuổi cho trẻ em; tư vấn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng quy định hồ sơ theo dõi sức khỏe trẻ em là một thành phần trong hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân bao gồm các thông tin về sức khỏe của trẻ em được tạo lập cho phụ nữ mang thai và trẻ em ban đầu và cập nhật thường xuyên khi trẻ em đi khám bệnh, chữa bệnh, khám sức khỏe định kỳ để phục vụ cho việc quản lý, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của trẻ em quy định tại Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban.

Sàng lọc trước sinh (còn gọi là tầm soát trước sinh) là việc sử dụng các kỹ thuật trong thời gian mang thai để phát hiện nguy cơ dị tật bào thai”.

Sàng lọc sơ sinh (còn gọi là tầm soát sơ sinh) là việc sử dụng các kỹ thuật để phát hiện trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc các bất thường bẩm sinh, các bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết – chuyển hóa – di truyền nhưng chưa có biểu hiện trên lâm sàng ở giai đoạn sơ sinh.

Chẩn đoán trước sinh là việc sử dụng các kỹ thuật đặc hiệu trong thời gian mang thai để chẩn đoán những trường hợp nghi ngờ mắc dị tật bào thai được phát hiện qua sàng lọc trước sinh.

Chẩn đoán sơ sinh là việc sử dụng các kỹ thuật đặc hiệu trong giai đoạn sơ sinh để chẩn đoán những trường hợp nguy cơ mắc các bất thường bẩm sinh, các bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết – chuyển hóa – di truyền được phát hiện qua sàng lọc sơ sinh.

Thứ ba: Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan hướng dẫn thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em khuyết tật, trẻ em bị tai nạn thương tích và các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác.

Trẻ em khuyết tật là những trẻ em bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm các chức năng, hạn chế khả năng hoạt động, khó khăn trong sinh hoạt học tập, vui chơi và lao động.

Trẻ em bị tai nạn thương tích là những trẻ em gặp phải những sự kiện xảy ra ngoài ý muốn của chủ thể, gây nên những tổn thương hoặc rối loạn chức năng cho cơ thể của trẻ em.

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng.

Thứ tư:  Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác y tế trường học bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục; phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục khác.

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội là một cơ quan của Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, việc làm, an toàn lao động, dạy nghề, chính sách đối với thương binh, liệt sĩ và người có công, bảo trợ xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội.

Theo đó, Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đảm bảo sức khỏe cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em bị tai nạn, thương tích.

Thứ năm: Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, vệ sinh và phòng bệnh cho phụ nữ mang thai và trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 36 tháng tuổi.

Bộ Y tế thực hiện việc tổ chức, hưỡng dẫn, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nâng cao kiến thức, kỹ năng về các vấn đề liên quan đến sức khỏe trẻ em của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tạo điều kiện tốt nhất để trẻ em sống và phát triển khỏe mạnh.

TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM

Theo Điều 85 Luật trẻ em 2016 quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm như sau:

Thứ nhất: Bảo đảm việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác; xây dựng chương trình, nội dung giáo dục phù hợp với từng độ tuổi trẻ em và bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện của trẻ em; bảo đảm trẻ em được hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập và tạo điều kiện học ở trình độ cao hơn.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm cho trẻ em được thực hiện quyền, bổn phận, được học tập để phát triển toàn diện. Phát triển toàn diện của trẻ em là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ em.

Giáo dục phổ cập có thể hiểu là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm đảm bảo trẻ em được hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập và tạo điều kiện cho trẻ em học ở trình độ cao hơn.

Thứ hai: Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan quy định tiêu chuẩn trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường và trình Chính phủ quy định chi tiết về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo đức, xúc phạm trấn người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm đảm bảo cho trẻ em có một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện để trẻ em được học tập, rèn luyện và phát triển toàn diện.

Thứ ba: Tổ chức phổ biến, giáo dục kiến thức về quyền và bổn phận của trẻ em cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Quy định trách nhiệm này nhằm đảm bảo học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nâng cao hiểu biết, nắm bắt được các quyền lợi và lợi ích chính đáng trẻ em được hưởng cũng như các trách nhiệm trẻ em phải thực hiện để việc giáo dục trẻ em được hiệu quả.

Thứ tư: Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và áp dụng biện pháp trợ giúp giáo dục phù hợp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em dân tộc thiểu số; giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật.

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng.

Trẻ em dân tộc thiểu số là trẻ em mang dân tộc mà những dân tộc đó có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trẻ em khuyết tật là những trẻ em bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm các chức năng, hạn chế khả năng hoạt động, khó khăn trong sinh hoạt học tập, vui chơi và lao động.

Đây là những đối tượng trẻ em chịu nhiều thiếu thốn về điều kiện kinh tế, thể chất, tinh thần. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và áp dụng biện pháp trợ giúp giáo dục phù hợp cho từng đối tượng trẻ em.

Thứ năm: Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác y tế trường học bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác, giáo dục và phát triển toàn diện trẻ em trong hệ thống giáo dục; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm đảm bảo trẻ em được chăm sóc sức khỏe trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Thực hiện chủ trì, phối hợp thực hiện công tác y tế trường học như khám sức khỏe định kỳ; truyền thông giáo dục sức khỏe cho học sinh; Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;….

Thứ sáu: Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan xây dựng chính sách giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng cho trẻ em; vận động gia đình, xã hội phát hiện, hỗ trợ, bồi dưỡng trẻ em có năng khiếu, tài năng.

Để trẻ em được phát triển toàn diện thì trách nhiệm trong vệc phát triển kỹ năng, năng khiếu của trẻ em cũng cần phải được nâng cao. Trách nhiệm này thực hiện nhằm đảm bảo trẻ em được phát huy tối đa các khả năng, sự thông minh, sáng tạo của bản thân

Thứ bảy: Hướng dẫn thực hiện sự tham gia của trẻ em trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm để trẻ em được tham gia vào các vấn đề trẻ em trong nhà trường, cơ sở giáo dục đảm bảo trẻ em được tham gia đóng góp ý kiến, nguyện vọng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Thứ tám: Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan giáo dục, hướng dẫn trẻ em bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; thông tin, hướng dẫn cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em trong nhà trẻ.

Bản sắc văn hóa dân tộc là những nét đặc trưng đặc biệt làm nên sắc thái, bản lĩnh và dấu ấn riêng của mỗi dân tộc, từ những nét đó để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Đây là nét đẹp truyển thống nên Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có trách nhiệm hỗ trợ, giáo dục trẻ em giữ gìn và phát huy.

Cuối cùng: Quản lý và hướng dẫn sử dụng thiết bị, đồ chơi sử dụng trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền quản lý.

Nhà trường, cơ sở giáo dục là nơi trẻ em học tập và rèn luyện để phát triển bản thân, vậy nên trách nhiệm đảm bảo cơ sở vật chất, đồ chơi phục vụ nhu cầu giải trí của trẻ em là điều quan trọng. Việc quản lý thiết bị, đồ chơi sử dụng trong nhà trường, cơ sở giáo dục tốt sẽ giảm thiểu mất mác, thiếu hụt điều kiện học tập, giải trí của trẻ em, tạo môi trường đầy đủ nhất cho trẻ em.

TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM.

Theo Điều 86 Luật trẻ em 2016 quy định Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm đối với việc thực hiện quyền và bổn phận trẻ em như sau:

Thứ nhất: Bảo đảm trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch.

Thứ hai: Chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn việc phát triển thiết chế văn hóa, thể thao dành riêng cho trẻ em hoặc trẻ em tham gia sử dụng, hưởng thụ.

Thứ ba: Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quản lý, hướng dẫn xây dựng chương trình, tiết mục, sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, việc sáng tác văn học, nghệ thuật; phối hợp tổ chức sự kiện văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch dành cho trẻ em và về trẻ em.

Thứ tư: Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn gia đình thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em; giáo dục trẻ em gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giá trị truyền thống của gia đình; tạo điều kiện cho trẻ em được sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình.

Thứ năm: Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong gia đình theo quy định.

Như vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì, hướng dẫn, phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo các điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch. Theo đó, xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao dành riêng cho trẻ em bao gồm các chỉnh thể  văn hóa, thể thao hội tụ đầy đủ các yếu tố cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, nhân sự, quy chế hoạt động, nguồn phí. Đồng thời hướng dẫn, xây dựng các nội dung liên quan đến văn hóa, thể thao, du lịch dành cho trẻ em tạo điều kiện để trẻ em phát huy các giá trị dân tộc, sáng tạo và nâng cao kỹ năng của bản thân.

TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM.

Theo Điều 87 Luật trẻ em 2016 quy định Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm đối với việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em như sau:

Thứ nhất: Bảo đảm trẻ em được tiếp cận thông tin trên các kênh thông tin, truyền thông; được bảo vệ hình ảnh, thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân về thư tín, viễn thông và các hình thức trao đổi, lưu giữ thông tin cá nhân.

Thứ hai: Quản lý, hướng dẫn việc hỗ trợ trẻ em tìm kiếm, thu nhận và phổ biến thông tin, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng trên các kênh thông tin, truyền thông theo quy định của pháp luật, phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.

Thứ ba: Quản lý, hướng dẫn quy chuẩn báo chí, xuất bản, viễn thông, Internet, phát thanh, truyền hình và các hình thức cung cấp, quảng bá thông tin khác dành riêng cho trẻ em, có trẻ em tham gia, liên quan đến trẻ em; bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử và các phương tiện thông tin khác.

Thứ tư: Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Việt Nam phát triển báo chí, thông tin, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em và trẻ em được tham gia; thực hiện biện pháp thông tin, truyền thông cho gia đình, xã hội về kiến thức, kỹ năng bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em; quy định tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng phát thanh, truyền hình, ấn phẩm cho trẻ em theo quy định.

Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn, phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo việc tiếp cận của trẻ em đối với các phương tiện thông tin và truyền thông được an toàn, lành mạnh. Việc quy định tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng phát thanh, truyền hình, ấn phẩm cho dành cho trẻ em được hướng dẫn thực hiện theo Thông tư 09/2017/TT-BTTTT thông tư của Bộ Thông tin và Truyển thông quy định về tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm.

TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ CÔNG AN ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM.

Theo Điều 88 Luật trẻ em 2016 quy định Bộ Công an có trách nhiệm đối với việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em như sau:

Thứ nhất: Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và cơ quan bảo vệ pháp luật hướng dẫn và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán trẻ em và tội phạm liên quan đến trẻ em.

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội là một cơ quan của Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, việc làm, an toàn lao động, dạy nghề, chính sách đối với thương binh, liệt sĩ và người có công, bảo trợ xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội.

Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.

Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là cơ quan trung ương Đoàn thể chính trị – xã hội, hoạt động theo quy chế cơ quan hành chính Nhà nước, lãnh đạo phong trào công tác phụ nữ cả nước và công tác Hội.

Theo đó, hành vi bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán trẻ em và tội phạm liên quan đến trẻ em là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây tổn hại đến sự an toàn và phát triển của trẻ em về cả thể chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy, Bộ công an có trách nhiệm phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa nhằm bảo vệ trẻ em, giảm thiểu trẻ em bị xâm hại.

Thứ hai: Hướng dẫn và tổ chức thực hiện nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, yêu cầu và biện pháp bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính đối với trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là người bị hại và người làm chứng; đào tạo, bồi dưỡng về quyền trẻ em, về tâm lý học, khoa học giáo dục cho công an viên, cán bộ trường giáo dưỡng và điều tra viên tiến hành tố tụng các vụ án có liên quan đến trẻ em.

Thứ ba: Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan phòng ngừa, ngăn chặn, quản lý, giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật.

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện, có lỗi và xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật tùy vào mức độ vi phạm bị chịu các chế tài do pháp luật quy định.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến các nội dung trên

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phân phối chứng khoán là gì ?

Phân phối chứng khoán là gì ? Phân phối chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế ...

Xem thêm

Mệnh giá chứng khoán là gì ?

Mệnh giá chứng khoán là gì ? Mệnh giá chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế nà...

Xem thêm

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ?

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ? Nhà đầu tư chứng khoán chuyên ngh...

Xem thêm

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán?

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán? Tổ chức xã hội – nghề nghiệp v...

Xem thêm

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Pháp luật quy đ...

Xem thêm

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán?

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán? Nguyên tắc hoạt động về ...

Xem thêm

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán?

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán? Điều kiện cấp chứng...

Xem thêm

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán?

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán? Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng kh...

Xem thêm

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam?

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam? Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam nh...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574