Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng cháy chữa cháy?
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng cháy chữa cháy? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.
Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:
Căn cứ pháp lý
Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001 sửa đổi năm 2013.
Giải quyết vấn đề
Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường. Phòng cháy là các việc làm nhằm ngăn chặn, hạn chế, không cho nảy sinh hiểm họa cháy nổ, chữa cháy là xử lý kịp thời đám cháy đã xảy ra về cả hiện trường và hậu quả. Từ đó, có thể khái quát lên phòng cháy, chữa cháy là một tập hợp các giải pháp mang tính kỹ thuật, có liên quan tới việc loại trừ, hạn chế tới mức tối thiểu các nguy cơ cháy nổ, hoả hoạn, đồng thời nhanh chóng dập tắt đám cháy, ngăn chặn cháy lan và xử lý thiệt hại về người và tài sản. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng cháy chữa cháy là các hành vi nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Điều 13, Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001 sửa đổi năm 2013 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng cháy chữa cháy bao gồm:
– Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
– Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
Hành vi cản trở hoạt động phòng cháy, chữa cháy có thể dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng do chữa cháy không kịp thời, có thể ảnh hưởng lớn tới tính mạng và sức khỏe của nhiều người. Do vậy, đây là một trong những hành vi bị cấm trong phòng cháy, chữa cháy.
– Lợi dụng phòng cháy và chữa cháy để xâm hại tính mạng, sức khỏe con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân
Đây là hành vi lợi dụng tình thế cấp bách trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy để gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
– Báo cháy giả
Báo cháy giả là hành vi báo động về tai nạn cháy dù tai nạn cháy không xảy ra, gây tâm lý hoang mang đến người khác
– Không báo cháy khi có điều kiện báo cháy; trì hoãn việc báo cháy.
Đây là hành vi có các điều kiện để xác định rằng tai nạn cháy có khả năng cao sẽ xảy ra, tuy nhiên lại không báo động hoặc cản trở việc báo động là có cháy.
– Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người
Đây là hành vi mang hàng, chất dễ cháy nổ tới nơi tập trung đông người. Hành vi này có thể đe doa tính mạng, sức khỏe của rất nhiều người, nên là hành vi bị cấm.
– Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ
– Thi công công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
– Chiếm đoạt, hủy hoại, làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn; cản trở lối thoát nạn.
Chiếm đoạt là hành vi cố ý dịch chuyển một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc quản lý của người khác vào phạm vi sở hữu của mình. Bên cạnh đó, hủy hoại là việc làm cho hư hỏng, tan ná. Các hành vi Chiếm đoạt, hủy hoại, làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn; cản trở lối thoát nạn là các hành vi gián tiếp dẫn tới tình trạng cảm trở các thiết bị phát hiện báo cháy và gây khó khăn cho công việc phòng cháy, chữa cháy cũng như thoát nạn khi có sự cố cháy.
– Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Các hành vi vi phạm khác có thể kể tới như không kiếm tra định kỳ dẫn tới việc không phát hiện ra các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy, làm giả giấy tờ an toàn về phòng cháy và chữa cháy…
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vấn đề Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng cháy chữa cháy? Bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"