Các loại con dấu, quy định về quản lý và sử dụng con dấu? – Luật 24H
Các loại con dấu, quy định về quản lý và sử dụng con dấu? – Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chính xác nhất, giá rẻ nhất, hỗ trợ nhanh chóng nhất, bảo vệ quyền lợi của khách hàng tốt nhất.
Con dấu được xem là thành phần khẳng định giá trị pháp lý của văn bản, văn bản không có con dấu là những văn bản không có giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành. Con dấu biểu thị vị trí cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước, là một trong những yếu tố quan trọng giúp cơ quan tự nhân danh mình thực hiện các hoạt động giao dịch, trao đổi với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Ngoài ra Con dấu còn là thành phần quan trọng giúp các cơ quan, tổ chức tránh được tình trạng giả mạo giấy tờ. Vậy, có những loại con dấu nào, quy định về quản lý và sử dụng con dấu ra sao? Luật sư Luật 24H phân tích về chủ đề này như sau:
Căn cứ pháp lý
Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý sử dụng con dấu.
Giải quyết vấn đề
1. Khái niệm về con dấu?
Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quản lý sử dụng con dấu quy định:
Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước.
Con dấu quy định tại Nghị định này, bao gồm: Con dấu có hình Quốc huy, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng, được sử dụng dưới dạng dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi.
2. Các loại con dấu
Theo quy định tại mục I chương II Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định có 3 con dấu:
– Con dấu có hình Quốc huy
– Con dấu có hình biểu tượng
– Con dấu không có hình biểu tượng
Con dấu có hình Quốc huy (Điều 7 Nghị định 99/2016/NĐ-CP)
Căn cứ theo điều luật, thì Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu có hình Quốc huy gồm:
– Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Tổng thư ký Quốc hội.
– Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử Quốc gia, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Chính phủ, các bộ; cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng cục hoặc đơn vị tương đương Tổng cục.
– Văn phòng Chủ tịch nước.
– Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân, dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực.
– Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.
– Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, cơ quan thi hành án quân khu và tương đương.
– Đại sứ quán, Phòng Lãnh sự thuộc Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán, Lãnh sự quán, Tổng Lãnh sự danh dự, Lãnh sự danh dự, Phái đoàn thường trực, Phái đoàn, Phái đoàn quan sát viên thường trực và cơ quan có tên gọi khác thực hiện chức năng đại diện của Nhà nước Việt Nam tại tổ chức quốc tế liên Chính phủ hoặc tại vùng lãnh thổ nước ngoài.
– Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Biên giới quốc gia, Cục Lãnh sự, Cục Lễ tân Nhà nước, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Ngoại giao.
– Cơ quan khác có chức năng quản lý nhà nước và được phép sử dụng con dấu có hình Quốc huy theo quy định.
Luật sư tư vấn trực tuyến, gọi 19006574
>>Xem thêm: Đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng hưu trí năm 2020 – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất – Hãng luật 24H
Con dấu không có hình biểu tượng (Điều 8 Nghị định 99/2016/NĐ-CP)
Căn cứ theo điều luật, thì Cơ quan, tổ chức sử dụng con dấu có hình biểu tượng hoặc con dấu không có hình biểu tượng gồm:
– Cơ quan, tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội , Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
– Cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của bộ, ngành trung ương tại địa phương.
– Cơ quan, tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.
– Cơ quan, tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực.
– Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân, cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an; cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng; trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an; trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng; trại giam thuộc quân khu; trại tạm giam cấp quân khu; trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh; cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh; cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện; cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương.
– Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương; tổ chức chỉ huy quân sự cơ sở.
– Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
– Cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ được cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cấp giấy phép hoạt động.
– Tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
– Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập, hoạt động theo các luật: Công chứng, luật sư, giám định tư pháp, kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, hợp tác xã.
– Tổ chức trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật.
– Ủy ban bầu cử ở cấp tỉnh, Ủy ban bầu cử ở cấp huyện, Ủy ban bầu cử ở cấp xã; Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã; Tổ bầu cử.
– Tổ chức khác được cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cấp giấy phép hoạt động và được phép sử dụng con dấu theo quy định.
3. Nguyên tắc quản lý và sử dụng con dấu (Điều 4 Nghị định 99/2016/NĐ-CP)
Đối với con dấu cũng có nguyên tắc quản lý và sử dụng, về vấn đề này pháp luật nước ta quy định cụ thể gồm 4 nguyên tắc như sau:
Nguyên tắc 1: Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.
Nguyên tắc 2: Bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục về con dấu.
Nguyên tắc 3: Việc đăng ký, quản lý con dấu và cho phép sử dụng con dấu phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Nghị định 99/2016/NĐ-CP.
Nguyên tắc 4: Con dấu quy định trong Nghị định này là hình tròn; mực dấu màu đỏ.
5. Điều kiện sử dụng con dấu (Điều 5 Nghị định 99/2016/NĐ-CP)
Đi cùng nguyên tắc quản lý và sử dụng, con dấu cũng có điều kiện sử dụng, về điều kiện sử dụng con dấu pháp luật Việt Nam quy định 04 điều kiện như sau:
Điều kiện 1: Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.
Điều kiện 2: Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Điều kiện 3: Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng dấu nổi, dấu thu nhỏ hoặc dấu xi.
Điều kiện 4: Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp cần thiết phải sử dụng thêm con dấu như con dấu đã cấp (dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi), thực hiện theo quy định sau đây:
– Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng thêm dấu ướt phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền;
– Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước tự quyết định việc sử dụng thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi;
– Tổ chức kinh tế tự quyết định việc sử dụng thêm con dấu.
6. Các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 6 Nghị định 99/2016/NĐ-CP)
Con dấu được xem là thành phần khẳng định giá trị pháp lý của văn bản, văn bản không có con dấu là những văn bản không có giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành. Con dấu còn là thành phần quan trọng giúp các cơ quan, tổ chức tránh được tình trạng giả mạo giấy tờ, vi thế sẽ có các hành vi bị nghiêm cấm. Hành vi nghiêm cấm được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể như sau:
– Làm giả con dấu, sử dụng con dấu giả.
– Mua bán con dấu, tiêu hủy trái phép con dấu.
– Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng.
– Cố ý làm biến dạng, sửa chữa nội dung mẫu con dấu đã đăng ký.
– Không giao nộp con dấu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đăng ký mẫu con dấu.
– Mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp con dấu; sử dụng con dấu của Cơ quan, tổ chức khác để hoạt động.
– Chiếm giữ trái phép, chiếm đoạt con dấu.
– Sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu.
– Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.
– Đóng dấu lên chữ ký của người không có thẩm quyền.
– Không chấp hành việc kiểm tra con dấu, không xuất trình con dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan đăng ký mẫu con dấu.
– Lợi dụng nhiệm vụ được giao trong quá trình giải quyết thủ tục về con dấu để sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
>>> Như vậy, có 13 hành vi mà pháp luật nghiêm cấm.
Luật sư tư vấn trực tuyến, gọi 19006574
>>Xem thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Căn cứ ly hôn khi chồng ngoại tình – Hãng luật 24H
> Xem thêm: Đối tượng, trình tự thủ tục cấp Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật – Luật 24h
Trên đây là một số chia sẻ của Luật 24h về vấn đề “Các loại con dấu, quy định về quản lý và sử dụng con dấu?“ để bạn tham khảo. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý vị vui lòng liên hệ đến Luật 24H hoặc gọi Hotline luật sư: 19006574 chúng tôi sẽ giải đáp mọi vấn đề của quý khách hàng.
Các dịch vụ tư vấn của Luật 24H
Luật sư tư vấn về thủ tục cấp, quản lý và sử dụng con dấu;
Luật sư tư vấn về quy định hình thức, nội dung mẫu con dấu;
Luật sư tư vấn về các đối tượng, trường hợp được cấp và sử dụng con dấu.
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"