Các quy định mới về pháp nhân trong Bộ luật dân sự năm 2015

Các quy định mới về pháp nhân trong Bộ luật dân sự năm 2015

Các quy định mới về pháp nhân trong Bộ luật dân sự năm 2015 như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.

Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:

1. Căn cứ pháp lý 

Bộ luật dân sự năm 2015.

2. Giải quyết vấn đề:

2.1 Khái niệm pháp nhân theo quy định Bộ luật dân sự 2015:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 74, Bộ luật dân sự 2015 về pháp nhân thì:

“1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”

Theo quy định trên thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Thứ nhất, được thành lập một cách hợp pháp tức là pháp nhân có thể được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có mục đích, nhiệm vụ hợp pháp.

-Thứ hai, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ tức là pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ để biến một tập thể người thành một thể thống nhất (một chủ thể) có khả năng thực hiện có hiệu quả nhất nhiệm vụ của tổ chức đó đặt ra khi thành lập.

– Thứ ba, phải có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó, sự độc lập về tài sản của pháp nhân thể hiện như sau: tài sản pháp nhân độc lập với tài sản cá nhân – thành viên của pháp nhân, độc lập với cơ quan cấp trên của pháp nhân và các tổ chức khác; tài sản độc lập của pháp nhân là tài sản thuộc quyền của pháp nhân đó.

– Thứ tư, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập tức là pháp nhân là một chủ thể độc lập của quan hệ pháp luật dân sự, do đó, khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự hay các quan hệ khác thì pháp nhân phải nhân danh chính mình chứ không phải nhân danh của một cá nhân hay tổ chức nào khác. 

Các quy định mới về pháp nhân trong Bộ luật dân sự năm 2015
Các quy định mới về pháp nhân trong Bộ luật dân sự năm 2015

2.2. Các quy định mới về pháp nhân trong Bộ luật dân sự năm 2015:

2.2.1. Về phân loại pháp nhân:

 Bộ luật dân sự 2015 đã có sự phân loại pháp nhân một cách rõ ràng. Căn cứ vào mục đích hoạt động của pháp nhân, Bộ luật dân sự 2015 đã chia pháp nhân thành hai loại đó là: pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại. Khác với Bộ luật dân sự 2005, Bộ luật dân sự 2015 không còn liệt kê các dạng pháp nhân (cụ thể là có 6 loại) mà thay vào đó chỉ chia là hai loại pháp nhân chính. Cho tổ chức kinh tế và doanh nghiệp hợp lại một nhóm là pháp nhân thương mại, còn các tổ chức khác hợp lại một nhóm là pháp nhân phi thương mại.

2.2.2. Sửa đổi, bổ sung một số quy định về thành lập, đăng ký, trách nhiệm dân sự của  pháp nhân:

 Bộ luật dân sự 2015 đã sửa đổi, bổ sung các quy định về việc thành lập, đăng ký pháp nhân tại Điều 82; cơ cấu tổ chức của pháp nhân tại Điều 83; trách nhiệm dân sự của pháp nhân, hợp nhất pháp nhân, sát nhập pháp nhân, chia và tách pháp nhân từ Điều 87 đến Điều 91.

Về thành lập, đăng ký pháp nhân, tại quy định của Bộ luật dân sự 2005 cụ thể là Điều 85 chỉ quy định về thành lập pháp nhân mà không có bất cứ quy định nào về đăng ký pháp nhân. Trong khi đó, Bộ luật dân sự 2015 đã bổ sung thêm về việc đăng ký pháp nhân tại Khoản 2 và Khoản 3 của Điều 82: “2. Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi và đăng ký khác theo quy định của pháp luật. 3. Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai”. Các hoạt động cơ bản liên quan đến tổ chức của pháp nhân bao gồm: thành lập, thay đổi pháp nhân theo quy định của pháp luật cần thực hiện đăng ký. 

2.2.3. Quy định rõ về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân:

 Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân tại Điều 86 thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được hình thành bắt đầu từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập. Nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh vào thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 86 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự”.  Bộ luật dân sự 2015 đã bỏ cụm từ “phù hợp với mục đích hoạt động của mình” của Bộ luật dân sự 2005, tức là không bị hạn chế bởi mục đích hoạt động và “năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Điều này cho thấy Bộ luật dân sự 2015 đã có sự thay đổi về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân theo hướng năng lực này chỉ bị hạn chế trong “trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định” nên nếu với những trường hợp các bộ luật đó không quy định giới hạn thì pháp nhân đương nhiên có năng lực pháp luật dân sự.

2.2.4. Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến người đại diện của pháp nhân:

So với Bộ luật dân sự 2005, Bộ luật dân sự 2015 đã sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến người đại diện của pháp nhân. Bộ luật dân sự 2015 đã mở rộng thêm phạm vi người đại diện của pháp nhân.

Ngoài cá nhân, tại Điều 134 Bộ luật dân sự 2015 quy định thêm người đại diện của pháp nhân còn có thể là pháp nhân. Điều 137 Bộ luật dân sự 2015 đã bổ sung thêm điều kiện để một người theo pháp luật là người đại diện của pháp nhân, như sau:

– Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ

– Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật.

– Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

Ngoài ra Điều 137 còn quy định một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện nếu những người đó có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

2.2.5. Bổ sung thêm các quy định về: Quốc tịch của pháp nhân; tài sản của pháp nhân và chuyển đổi hình thức của pháp nhân:

 Bộ luật dân sự 2015 bổ sung thêm các quy định về: Quốc tịch của pháp nhân; tài sản của pháp nhân và chuyển đổi hình thức của pháp nhân mà không được quy định trong Bộ luật dân sự 2005. Về quốc tịch của pháp nhân, tại Điều 80 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam”, tức là nếu như pháp nhân được thành lập tại Việt Nam hoặc thành lập tại nước khác nhưng lựa chọn pháp luật Việt Nam để áp dụng thành lập thì các pháp nhân như vậy đều được mang quốc tịch Việt Nam. Khi mang quốc tịch Việt Nam, pháp nhân sẽ có các quyền, nghĩa vụ pháp luật tương ứng theo quy định tại các văn bản pháp luật điều chỉnh.

Về tài sản của pháp nhân, Điều 81 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan”. Nguồn tài sản luôn có và quan trọng của pháp nhân đó là vốn góp của chủ sở hữu. 

Về chuyển đổi hình thức của pháp nhân, Điều 92 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “1. Pháp nhân có thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác. 2. Sau khi chuyển đổi hình thức, pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân chuyển đổi được thành lập; pháp nhân chuyển đổi kế thừa quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được chuyển đổi”. Việc chuyển đổi hình thức pháp nhân thường dựa trên tình hình thực tế của pháp nhân, dựa trên quyết định của chính pháp nhân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền .

2.2.6. Bổ sung thêm những quy định quay quanh vấn đề về giải thể pháp nhân:

Bộ luật dân sự 2015 đã bổ sung thêm những quy định quay quanh vấn đề về giải thể pháp nhân, cụ thể là thêm một trường hợp về pháp nhân bị giải thể và thứ tự thanh toán tài sản của pháp nhân khi bị giải thể. Khoản 1 Điều 93 Bộ luật dân sự 2015 quy định ngoài ba trường hợp đã nêu trong Bộ luật dân sự 2005 (đó là theo quy định của điều lệ, theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), pháp nhân còn bị giải thể trong một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 

Như vậy, Bộ luật dân sự 2015 đã có những quy định cụ thể, hoàn thiện hơn so với Bộ luật dân sự 2005 về pháp nhân.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến các quy định mới về pháp nhân trong Bộ luật dân sự năm 2015, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến thủ tục thay đổi người giám hộ đương nhiên

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đổi tên trong Giấy khai sinh – Luật 24h

>>Xem thêm: Làm cách nào đổi lại tên khai sinh cho con – Luật 24h

>>Xem thêm  Khi hôn nhân không đạt được hạnh phúc vợ chồng có nên tiếp tục? Thời hiệu khởi kiện phân chia tài sản chung của vợ chồng là bao lâu? – Luật 24h

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phân phối chứng khoán là gì ?

Phân phối chứng khoán là gì ? Phân phối chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế ...

Xem thêm

Mệnh giá chứng khoán là gì ?

Mệnh giá chứng khoán là gì ? Mệnh giá chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế nà...

Xem thêm

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ?

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ? Nhà đầu tư chứng khoán chuyên ngh...

Xem thêm

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán?

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán? Tổ chức xã hội – nghề nghiệp v...

Xem thêm

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Pháp luật quy đ...

Xem thêm

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán?

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán? Nguyên tắc hoạt động về ...

Xem thêm

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán?

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán? Điều kiện cấp chứng...

Xem thêm

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán?

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán? Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng kh...

Xem thêm

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam?

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam? Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam nh...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574