Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51 BLHS năm 2015? – Luật 24H

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51 BLHS năm 2015? – Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo về quyền lợi cho khách hàng tốt nhất. Hotline 19006574

Bộ luật Hình sự bảo vệ khách thể quan trọng của đời sống xã hội, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh các loại tội phạm. Trên cơ sở pháp luật, khi quyết định hình phạt, Tòa án nhân dân căn cứ vào cấu thành tội phạm và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Bộ luật Hình sự năm 2015 kế thừa, hoàn thiện, bổ sung những điểm mới các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn để đảm bảo việc áp dụng mang tính trừng phạt, răn đe; nhưng đồng thời mang tính giáo dục, cảm hóa đối với người phạm tội. Sau đây Luật sư Luật 24H sẽ phân tích tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51 BLHS năm 2015 như sau:

Căn cứ pháp lý.

Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung 2017)

Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP

Giải quyết vấn đề.

1. Quy định về các tình tiết giảm  nhẹ trách nhiệm hình sự.

Căn cứ theo Điều 51 BLHS 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ như sau:

“Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa,

bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;

t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.”

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51 BLHS năm 2015? – Luật 24H

Luật sư tư vấn hình sự, gọi 19006574

>>Xem thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp đât đai mới nhất – Hãng luật 24H

>>Xem thêm:Thời gian giải quyết vụ việc ly hôn và án phí khi ly hôn – Luật 24h

>> Xem thêm: Công ty Luật 24h

>>Xem thêm: Các yếu tố cấu thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh? – Luật 24h

2. Quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51 BLHS năm 2015

Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định 22 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại khoản 1 Điều 51.

Ngoài ra tại Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP cũng quy định về tình tiết giảm nhẹ như sau:

5. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 46).

a – Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 đã bỏ một số tình tiết giảm nhẹ mà Điều 38 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định; cụ thể những tình tiết sau đây:

– Phạm tội vì bị người khác chi phối về mặt vật chất, công tác hay các mặt khác (điểm đ khoản 1 Điều 38 Bộ luật hình sự năm 1985).

– Phạm tội do trình độ nghiệp vụ non kém (điểm g khoản 1 Điều 38 Bộ luật hình sự năm 1985).

Tuy nhiên, căn cứ vào khoản 2 Điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999 và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA ngày 5-7-2000 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an “Hướng dẫn thi hành Điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999 và Mục 2 Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21-12-1999 của Quốc hội” (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 02/2000/TTLT), thì vẫn có thể áp dụng những tình tiết giảm nhẹ nói trên đối với người phạm tội trước 0 giờ 00 ngày 01-7-2000 mà sau thời điểm này mới bị xét xử, nếu họ có những tình tiết giảm nhẹ đó.

b- Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định bổ sung một tình tiết giảm nhẹ mới; cụ thể là những tình tiết sau đây:

– Người phạm tội tự nguyện khắc phục hậu quả (Điểm b khoản 1);

– Người phạm tội đã lập công chuộc tội (điểm r khoản 1);

– Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác iểm s khoản 1).

Mặc dù những tình tiết giảm nhẹ nói trên được Bộ luật hình sự năm 1999 quy định bổ sung, nhưng trong thực tế thì các Toà án đã áp dụng những tình tiết này khi quyết định hình phạt theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01-89/HĐTP ngày 19-4-1989 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao “hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự”. Tuy nhiên, nay Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định bổ sung các tình tiết này vào khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999; do đó, căn cứ vào khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999 và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2000/TTLT, thì đối với người thực hiện hành vi phạm tội trước 0 giờ 00 ngày 01-7-2000 mà sau thời điểm này mới bị xét xử và nếu họ có các tình tiết giảm nhẹ này, thì áp dụng các điểm tương ứng của khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 đối với họ.

Để áp dụng đúng các điểm r, s khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 cần chú ý:

– “Đã lập công chuộc tội” là trường hợp sau khi thực hiện tội phạm cho đến trước khi bị xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm), người phạm tội không những ăn năn hối cải, tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm do họ thực hiện, mà họ còn có những hành động giúp đỡ các cơ quan có thẩm quyền phát hiện, ngăn chặn các tội phạm khác, tham gia phát hiện tội phạm, bắt kẻ phạm tội, có hành động thể hiện sự quên mình vì lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của người khác… được cơ quan có thẩm quyền khen thưởng hoặc chứng nhận.

– Người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu học tập hoặc công tác là người được tặng thưởng huân chương, huy chương, bằng khen, bằng lao động sáng tạo hoặc có sáng chế phát minh có giá trị lớn hoặc nhiều năm được công nhận là chiến sỹ thi đua…..

c- Khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án”. Theo các văn bản hướng dẫn trước đây của Toà án nhân dân tối cao và của Toà án nhân dân tối cao với các cơ quan hữu quan khác cũng như thực tiễn xét xử trong thời gian qua, thì các tình tiết sau đây được coi là các tình tiết giảm nhẹ khác:

– Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sỹ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước:

– Bị cáo là thương binh hoặc có người thân thích như vợ, chồng, cha, mẹ, con (con đẻ hoặc con nuôi), anh, chị, em ruột là liệt sỹ;

– Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên;

– Người bị hại cũng có lỗi;

– Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;

– Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo;

– Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khoẻ của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản;

– Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu.

Ngoài ra, khi xét xử, tuỳ từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

d- Khi xét xử cần chú ý quy định mới được bổ sung tại khoản 3 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 mà Bộ luật hình sự năm 1985 không quy định, đó là: “Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt”.

3. Cấu trúc của các tình giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51 BLHS năm 2015

Có thể hiểu là những biểu hiện tích cực cho đời sống xã hội của người phạm tội hoặc vì ngoại cảnh tác động mà thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy, cấu trúc điều luật rất cụ thể, như: Phạm tội vì bị người khác đe doạ hoặc cưỡng bức (điểm k khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015); có thể cùng dấu hiệu (nếu có gộp cũng gần tính chất) người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác (điểm v khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015)…Đặc điểm các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là không quy định trùng lặp trong định tội, định khung. Bên cạnh việc kế thừa các quy định, mở rộng các tình tiết giảm nhẹ, thì Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định “mang tính mở” cho chủ thể áp dụng pháp luật tìm ra những biểu hiện tích cực cho đời sống xã hội của người phạm tội khi áp dụng hình phạt “Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi vào trong bản án” (khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015).

4. Hậu quả khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51 BLHS năm 2015

Việc quy định áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có lợi cho bị cáo thể hiện tính độc lập của Tòa án nhân dân trong hoạt động tố tụng với các cơ quan tiến hành tố tụng, mà trực tiếp là bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân. Hậu quả áp dụng trong trường hợp này được hiểu là mang tính có lợi cho bị cáo.

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51 BLHS năm 2015? – Luật 24HLuật sư tư vấn hình sự, gọi 19006574

>>Xem thêm: Hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì xử lý như thế nào theo quy định hiện hành – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được sở hữu nhà ở riêng lẻ tại Việt Nam – Hãng luât 24H 

>Xem thêm: Gây thương tích khi chưa đủ 18 tuổi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Chia tay người yêu đe dọa tung clip nhạy cảm lên mạng xã hội bị xử lý như thế nào – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị xử lý như thế nào – Hãng luật 24H

Trên đây là một số phân tích chúng tôi đưa ra, quý vị tham khảo về “Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51 BLHS năm 2015“. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý vị vui lòng liên hệ đến Luật 24h hoặc gọi đến Hotline luật sư: 19006574 chúng tôi sẽ giải đáp mọi vấn đề của quý khách hàng.

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thủ tục giải thể Công ty tại Quận Hai Bà Trưng

Thủ tục giải thể Công ty tại Quận Hai Bà Trưng. Bạn đang gặp khó khăn trong việc giải t...

Xem thêm

Thủ tục giải thể Công ty tại Quận Hoàn Kiếm

Thủ tục giải thể Công ty tại Quận Hoàn Kiếm Bạn đang gặp khó khăn trong việc giải thể C...

Xem thêm

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh tại Quận Ha...

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh tại Quận Hai Bà Trưng Bạn đang c...

Xem thêm

Dịch vụ xin thông tin đất đai tại Quận Hồng Bàng – 1900 6574

Dịch vụ xin thông tin đất đai tại Quận Hồng Bàng – 1900 6574. Bạn đang cần đến sự giúp ...

Xem thêm

Dịch vụ làm hợp đồng đất mua bán không có giấy tờ tại Quận Hồng Bà...

Dịch vụ làm hợp đồng đất mua bán không có giấy tờ tại Quận Hồng Bàng – 1900 6574. Bạn đ...

Xem thêm

Dịch vụ làm sổ đỏ đất mua bán vi bằng tại Quận Hồng Bàng – 1900 6574

Dịch vụ làm sổ đỏ đất mua bán vi bằng tại Quận Hồng Bàng – 1900 6574. Bạn đang cần đến ...

Xem thêm

Dịch vụ kiểm tra thông tin quy hoạch thửa đất tại Quận Hồng Bàng –...

Dịch vụ kiểm tra thông tin quy hoạch thửa đất tại Quận Hồng Bàng – 1900 6574. Bạn đang ...

Xem thêm

Dịch vụ xóa đăng ký thế chấp sổ đỏ nhanh tại Quận Hồng Bàng – 1900...

Dịch vụ xóa đăng ký thế chấp sổ đỏ nhanh tại Quận Hồng Bàng – 1900 6574. Bạn đang cần đ...

Xem thêm

Tư vấn thủ tục giải thể hợp tác xã tại Quận Cầu Giấy

Tư vấn thủ tục giải thể hợp tác xã tại Quận Cầu Giấy Giải thể hợp tác xã là việc chấm d...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574