Các vấn đề về hóa đơn, hạch toán sổ sách đối với công ty

Các vấn đề về hóa đơn, hạch toán sổ sách đối với công ty theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý 

Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành

Luật Kế toán 2015

Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán

Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Giải quyết vấn đề

Sổ sách kế toán và phân loại sổ sách kế toán

1.1/ Sổ sách kế toán là gì

Sổ sách kế toán là các loại sổ dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.

Theo Điều 24 Luật Kế toán số 88/2015/QH13: 

Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.

Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Ngày, tháng, năm ghi sổ;
  • Số hiệu và ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
  • Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
  • Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán;
  • Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.

Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết

Các vấn đề về hóa đơn, hạch toán sổ sách đối với công ty
Các vấn đề về hóa đơn, hạch toán sổ sách đối với công ty

Hầu hết các Doanh nghiệp sử dụng một trong hai hệ thống sổ sách kế toán là Hệ thống sổ sách kế toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 8 năm 2016 và hệ thống sổ sách kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về việc ghi sổ, lập và trình bày Báo cáo tài chính.

Trong đó, Thông tư 133/2016/TT-BTC dùng cho DN vừa và nhỏ;

Thông tư 200/2014/TT-BTC áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp (không phân biệt), tùy theo doanh nghiệp lựa chọn.

Một số Doanh nghiệp có hệ thống sổ sách khá phức tạp và “đồ sộ”, ngoài các sổ sách kế toán cơ bản theo quy định doanh nghiệp còn xây dựng các loại sổ, thẻ riêng để theo dõi hoạt động của đơn vị mình.

Quy mô Doanh nghiệp càng lớn thì số lượng sổ sách kế toán càng nhiều, hệ thống sổ sách kế toán vì thế càng cần phải rõ ràng, khoa học.

1.2 Phân loại sổ sách kế toán theo hình thức Nhật ký chung

Theo Phụ lục 4, hình thức kế toán được chia làm 04 loại: Nhật ký chung, Nhật ký sổ cái, Chứng từ ghi sổ và Nhật ký chứng từ. Sổ sách kế toán cũng vì thế mà được chia thành nhiều loại theo từng hình thức kế toán khác nhau nhưng nhìn chung hệ thống sổ sách kế toán theo hình thức Nhật ký chung được các Doanh nghiệp sử dụng rộng rãi hơn cả.

Hệ thống sổ sách kế toán theo hình thức Nhật ký chung được mô tả theo trình tự như sau:

1.2.1 Sổ kế toán tổng hợp

Bao gồm sổ Nhật ký chung và Sổ cái.  Sổ kế toán tổng hợp phản ánh toàn cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp từ đó giúp Doanh nghiệp đề ra những kế hoạch tài chính cũng như kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.

Sổ Nhật ký chung dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi Sổ Cái.

Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái” – Trích Phụ lục 4, thông tư 200/2014/TT-BTC. Kết cấu của sổ Nhật ký chung như sau:

  • Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
  • Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
  • Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của chứng từ kế toán.
  • Cột E: Đánh dấu các nghiệp vụ ghi sổ Nhật ký chung đã được ghi vào Sổ Cái.
  • Cột G: Ghi số thứ tự dòng của Nhật ký chung
  • Cột H: Ghi số hiệu các tài khoản ghi Nợ, ghi Có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh. Tài khoản ghi Nợ được ghi trước, Tài khoản ghi Có được ghi sau, mỗi tài khoản được ghi một dòng riêng.

Cột 1: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Nợ.

Cột 2: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Có.

Cuối trang sổ, cộng số phát sinh lũy kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang.

Sổ cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp.

Mỗi tài khoản được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên Sổ Cái đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán” – Trích Phụ lục 4, thông tư 200/2014/TT-BTC. Kết cấu của sổ cái bao gồm:

  • Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
  • Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán được dùng làm căn cứ ghi sổ.
  • Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ phát sinh.
  • Cột E: Ghi số trang của sổ Nhật ký chung đã ghi nghiệp vụ này.
  • Cột G: Ghi số dòng của sổ Nhật ký chung đã ghi nghiệp vụ này.
  • Cột H: Ghi số hiệu của các tài khoản đối ứng liên quan đến nghiệp vụ phát sinh với tài khoản trang Sổ Cái này (Tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau).

Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên  của Tài khoản theo từng nghiệp vụ kinh tế.

1.2.2 Số kế toán chi tiết

Đi chi tiết vào từng tài khoản, phản ánh nội dung của từng nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Sổ kế toán chi tiết có kết cấu gồm 04 phần chính: Ngày tháng ghi sổ, nội dung nghiệp vụ, tài khoản đối ứng và số tiền.

Đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Sổ kế toán chi tiết phần lớn để theo dõi các nghiệp vụ mua bán, công nợ, tiền và các khoản tương đương tiền.

Sổ chi tiết có sổ chi tiết công nợ phản ánh công nợ phải thu của từng khách hàng cũng như phải trả của từng nhà cung cấp. Nhìn vào đây, Doanh nghiệp có thể thấy được thời gian các khoản phải thu và phải trả của mình là dài hay ngắn, từ đó lên phương án đôn đốc khách hàng trả nợ và lập kế hoạch trả nợ cho nhà cung cấp.

Ngoài ra, còn các loại thẻ kho, thẻ Tài sản cố định, các loại sổ theo dõi khấu hao và chi tiết các chi phí trả trước cũng được Doanh nghiệp sử dụng phổ biến, đặc biệt là các Doanh nghiệp sản xuất, các Doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, y tế, lắp đặt…

Không phải tất cả các Doanh nghiệp đều có chung một hệ thống sổ sách giống nhau. Tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như lĩnh vực kinh doanh, đặc thù sản phẩm, các tác động khác ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh… mà Doanh nghiệp lựa chọn cho mình một hệ thống sổ sách kế toán phù hợp.

2/ Các loại sổ sách kế toán cần in cuối năm, thời hạn lưu trữ và kinh nghiệm lưu trữ sổ sách kế toán

2.1 Các loại sổ cần in cuối năm

Doanh nghiệp có thể chốt số liệu theo tháng, quý hoặc năm nhưng việc in ấn sổ sách kế toán thường được thực hiện vào cuối năm/kỳ tài chính, nhằm giảm thiểu những sai sót trong quá trình in ấn khi rà soát số liệu và lập Báo cáo tài chính cuối năm.

Mỗi loại sổ có thể in thành một hoặc nhiều cuốn nhằm mục đích lưu trữ và tra cứu. Khi có nghiệp vụ phát sinh cần ghi sổ kế toán nào thì Doanh nghiệp bắt buộc phải in sổ kế toán đó.

Những loại sổ sách kế toán Doanh nghiệp cần in cuối năm gồm:

  • Sổ kế toán tổng hợp: Sổ Nhật ký chung, Sổ cái, Sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có)
  • Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các sổ chi tiết công nợ phải thu, phải trả, sổ kho, sổ tài sản cố định…

Kèm theo là các chứng từ gốc liên quan đến từng nghiệp vụ phát sinh như hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu thu, phiếu chi, chứng từ ngân hàng, sổ phụ, hợp đồng kinh tế …

  • Bộ báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp), Bảng cân đối phát sinh tài khoản, Thuyết minh báo cáo tài chính.

Sửa sai trong sổ sách kế toán:   

Nếu phát hiện sai sót, Điều 27 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 cũng nêu rõ: “không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau đây:

  • Phương pháp 1: Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
  • Phương pháp 2: Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
  • Phương pháp 3: Ghi điều chỉnh bằng cách lập “chứng từ điều chỉnh” và ghi thêm số chênh lệch cho đúng.

Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó.

Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và thuyết minh về việc sửa chữa này.

Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng phương tiện điện tử được thực hiện theo phương pháp 3”

2.2 Thời hạn lưu trữ sổ sách

Doanh nghiệp cần phải lưu trữ sổ sách kế toán một cách đầy đủ và đúng thời hạn.

Theo Nghị định số 174/2016/NĐ-CP của Chính phủ, Sổ sách kế toán bao gồm:

  • Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập BCTC,
  • Các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết,
  • Các sổ kế toán chi tiết,
  • Các sổ kế toán tổng hợp,
  • BCTC tháng, quý, năm của đơn vị kế toán,
  • Báo cáo quyết toán,
  • Báo cáo tự kiểm tra kế toán,
  • Biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ
  • Tài liệu khác sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập BCTC phải được lưu trữ tối thiểu là 10 năm tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

2.3 Kinh nghiệm lưu trữ sổ sách khoa học

Việc lưu trữ sổ sách kế toán không chỉ nhằm mục đích tra cứu dữ liệu mà còn phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, quyết toán của các cơ quan quản lý Nhà nước. Vì thế, Doanh nghiệp cần phải lưu trữ sổ sách kế toán một cách khoa học và đầy đủ:

  • Sổ tổng hợp: In theo tháng, đóng bìa và ghi rõ tháng đó có mấy tập, tập đó là tập thứ mấy trên bao nhiêu tập. Ví dụ: SỔ NHẬT KÝ CHUNG tháng 1/2021. Tập 1/5
  • Sổ cái các tài khoản: In theo quý. Đóng theo thứ tự số tài khoản. Có đóng bìa ghi rõ quý/năm.
  • Sổ chi tiết các tài khoản: In theo tháng hoặc quý tùy theo lượng phát sinh nhiều hay ít. Đóng theo thứ tự tài khoản, đóng bìa ghi rõ tháng/quý/năm.
  • Các sổ chi tiết khác như bảng kê thuế, sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: in theo tháng, đóng kèm theo chứng từ in bìa ghi rõ tháng/quý/tập/số tập.

3/ Chuyển đổi số: giải pháp hữu ích cho việc mở và theo dõi, lưu trữ sổ sách kế toán hiện nay

Trong thời đại số hiện nay, hầu hết các Công ty đều sử dụng công cụ kế toán máy, đây được coi là “con robot” hữu hiệu bởi nó đáp ứng tất cả yêu cầu mà doanh nghiệp mong muốn để có cái nhìn tổng quan về toàn bộ tình hình tài chính cũng như giúp thực hiện các phần hành kế toán nhanh gọn, tự động. Các phần mềm kế toán có tích hợp các mẫu sổ sách kế toán, phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó.

Trên thực tế, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đã sử dụng các phần mềm kế toán để mở sổ cũng như theo dõi, lưu trữ các số liệu kế toán vì nó thuận tiện, hiệu quả, vừa giúp bớt chi phí in ấn, chi phí kho bảo quản vừa đem lại năng suất lao động cao hơn cho phòng kế toán, tiết kiệm thời gian cho công tác thông tin, báo cáo.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Các vấn đề về hóa đơn, hạch toán sổ sách đối với công ty, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán?

Xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư v...

Xem thêm

Chú là thành viên công ty thì cháu có được làm kế toán trưởng không?

Chú là thành viên công ty thì cháu có được làm kế toán trưởng không theo quy định mới n...

Xem thêm

Kế toán trưởng có được làm trưởng văn phòng đại diện không?

Kế toán trưởng có được làm trưởng văn phòng đại diện không theo quy định mới nhất, luật...

Xem thêm

Kế toán trưởng được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc thế nào?

Kế toán trưởng được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc thế nào theo quy định mới nhất,...

Xem thêm

Trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán?

Trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết...

Xem thêm

Trách nhiệm của kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp kinh doanh dị...

Trách nhiệm của kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kin...

Xem thêm

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán?

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán theo quy định mới ...

Xem thêm

Kế toán trưởng là gì? Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng?

Kế toán trưởng là gì? Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng theo quy định mới nhất...

Xem thêm

Tổ chức bộ máy kế toán?

Tổ chức bộ máy kế toán theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông ...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574