Cháu có được quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế do ông bà nội để lại không?- luật 24h
Mô tả: Cháu có được quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế do ông bà nội để lại không, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.
Bạn đang thắc mắc về vấn đề Cháu có được quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế do ông bà nội để lại không? Quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào ? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật dân sự 2015
Giải quyết vấn đề
Để trả lời cho câu hỏi Cháu có được quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế do ông bà nội để lại không? ta nên xem qua một chút về những quy định sau đây.
1. Di sản thừa kế.
Di sản thừa kế là tài sản của người mất để lại cho những người còn sống. Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về di sản thừa kế như sau “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”
Di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã mất, quyền về tài sản của người đó. Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ. Điều 32 Hiến pháp 2013.Tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế theo quy định của Hiến pháp đều là di sản.
Di sản thừa kế bao gồm:
+ Tài sản riêng của người chết;
+ Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác;
+ Quyền về tài sản do người chết để lại.
Luật sư tư vấn Hotline: 1900 6574
2. Di sản thừa kế được chia theo pháp luật, thừa kế vị
2.1 Di sản thừa kế được chia theo pháp luật
Theo như quy định tại điều 651 bộ luật dân sự quy định về các hàng thừa kế các cháu chỉ có quyền hưởng thừa kế khi tất cả những người ở hàng thừa kế trước không còn ai , hoặc bị truất quyền thừa kế hoặc từ chối nhận di sản thừa kế.
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại….”
2.2. Thừa kế vị.
Căn cứ theo quy định Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 về Thừa kế thế vị:
“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Theo như quy định đã nêu ở trên ta có thể thấy, cháu có quyền hưởng thừa kế vị khi mà người được hưởng di sản mất trước người có di sản để lại. Khi đó cháu có quyền hưởng di sản và có quyền khởi kiện phân chia di sản thừa kế.
Ta có ví dụ như sau.
Trong một gia đình có 3 anh chị em lần lượt là A, B, C. Vào năm 2002 A mất do bệnh nặng, tiếp sau đó ông nội là D mất năm 2006 vợ cũng đã mất, D có để lại mảnh đất rộng 800 m vuông sổ đỏ đứng tên D, khi mất D không để lại di chúc. Trong trường hợp này các con của A có quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế hay không.
Điều đầu tiên ta cần xác định về hàng thừa kế trong trường hợp này vì cả A và D mất đều không để lại di chúc.
Xét trường hợp của Người D mất không để lại di chúc: đất được chia theo hàng thừa kế thứ nhất được quy định tại điểm a khoản 1 điều 651 bộ luật dân sự 2015. Trong hàng thừa kế thứ nhất của D có A, B, C thuộc hàng thừa kế vì họ là con của D. do vậy mảnh vườn của D được chia ra làm ba phần bằng nhau chia cho 3 người con là A, B ,C người 1 phần như nhau.
Trong trường hợp này A mất trước D nên những người thuộc hàng thừa kế của A là người thuộc hàng thừa kế của A hưởng phần di sản thừa kế mà A được hưởng từ D, và có quyền yêu cầu khởi kiện phân chia di sản thừa kế. Trong trường hợp này được gọi là thừa kế vị.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Cháu có được quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế do ông bà nội để lại không?, bao gồm:
Tư vấn về các vấn đề có liên quan đến Cháu có được quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế do ông bà nội để lại không? theo đúng quy định của pháp luật
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến vấn đề thừa kế theo quy định của pháp luật
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan Cháu có được quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế do ông bà nội để lại không. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ Cháu có được quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế do ông bà nội để lại không hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"