Chi phí đào tạo trong hợp đồng lao động

Chi phí đào tạo trong hợp đồng lao động, pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.

Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

1. Căn cứ pháp lý:

  •  Bộ luật lao động năm 2019;
  •  Bộ luật dân sự 2015;

2. Giải quyết vấn đề:

2.1. Khái quát về chi phí đào tạo trong hợp đồng lao động:

Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật lao động 2019 về hợp đồng lao động như sau:

– Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

– Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Trong quan hệ hợp đồng lao động, thì tại Điều 60 của Bộ luật lao động 2019, thì NSDLĐ (người sử dụng lao động) có trách nhiệm trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho NLĐ (người lao động). Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.

Chi phí đào tạo nghề mà NSDLĐ phải chi trả cho việc bồi dưỡng nghề cho NLĐ bao gồm: các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

2.2. Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo nghề của người lao động:

Theo quy định của pháp luật, về nguyên tắc, NSDLĐ có trách nhiệm trong việc đào tạo nghề cho NLĐ, vì vậy NLĐ phải hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ  trong trường hợp vi phạm hợp đồng đào tạo nghề. Tuy nhiên, quy định về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo nghề của NLĐ hiện nay còn nhiều bất cập, dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau, gây khó khăn, lúng túng cho doanh nghiệp và NLĐ, cũng như các cơ quan tố tụng khi giải quyết các tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề. 

Chi phí đào tạo trong hợp đồng lao động
Chi phí đào tạo trong hợp đồng lao động

2.2.1. Trường hợp NLĐ phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề cho NSDLĐ:

Theo quy định tại Điều 62 BLLĐ 2019 thì NLĐ và NSDLĐ phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp NLĐ được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp trong thời gian lao động. Trong hợp đồng đào tạo nghề phải có nội dung về nghề đào tạo, địa điểm, thời gian, tiền lương trong thời gian đào tạo, thời hạn NLĐ cam kết phải làm việc cho NSDLĐ sau khi được đào tạo, chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo của NLĐ.

Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào NSDLĐ và NLĐ cũng ký hợp đồng đạo tạo nghề. Có nhiều doanh nghiệp thực hiện đào tạo NLĐ theo chính sách chung về lao động và đào tạo của doanh nghiệp, hoặc theo điều khoản về đào tạo nghề được quy định trong hợp đồng lao động mà không ký hợp đồng đào tạo với NLĐ. Hoặc cũng có trường hợp NSDLĐ và NLĐ có ký hợp đồng đào tạo nghề nhưng trong hợp đồng không quy định rõ về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo của NLĐ. Điều này có thể xuất phát từ thói quen của doanh nghiệp, cũng có thể do doanh nghiệp chưa hiểu đúng hoặc chưa được tư vấn đầy đủ các quy định pháp luật, hoặc vì những lý do khác.

Vì lẽ đó, căn cứ quy định của BLLĐ 2019, việc hoàn trả chi phí đào tạo nghề của NLĐ có thể xảy ra các trường hợp sau đây:
 
– Trường hợp thứ nhất: NSDLĐ và NLĐ có ký kết hợp đồng đào tạo nghề theo Điều 62 BLLĐ 2019 và trong hợp đồng có điều khoản về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào và các khoản bồi thường khác (nếu có) khi NLĐ vi phạm cam kết về thời gian làm việc cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này, nếu NLĐ không thực hiện đúng theo các cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng đào tạo nghề thì NLĐ sẽ phải hoàn trả chi phí đào tạo và các khoản bồi thường khác (nếu có) cho NSDLĐ nếu vi phạm các cam kết trong hợp đồng đào tạo nghề, kể cả khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật.

– Trường hợp thứ hai: Nếu NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì NLĐ phải hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ theo quy định tại khoản 3 Điều 62 BLLĐ 2019, kể cả trong trường hợp giữa NSDLĐ và NLĐ không ký hợp đồng đào tạo nghề, hoặc có ký hợp đồng đào tạo nghề nhưng trong hợp đồng không quy định về về thời gian NLĐ cam kết làm việc cho doanh nghiệp sau khi được đào tạo, chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ.
 
– Trường hợp thứ ba: NSDLĐ và NLĐ có ký kết hợp đồng đào tạo nghề theo Điều 62 BLLĐ 2019 nhưng trong hợp đồng không có quy định cụ thể về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo hoặc bồi thường do NLĐ vi phạm cam kết về thời gian làm việc cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này, NLĐ sẽ không phải hoàn trả chi phí đào tạo hoặc bồi thường cho NSDLĐ nếu NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng pháp luật hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng pháp luật.

2.2.2. Mức chi phí đào tạo nghề mà NLĐ phải hoàn trả cho NSDLĐ

Quy định tại khoản 3 Điều 62 BLLĐ 2019: “Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.”. Đấy là căn cứ để NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo trong hợp đồng đào tạo nghề, và/hoặc xác định mức chi phí mà NLĐ phải hoàn trả NSDLĐ trong trường hợp NLĐ vi phạm.
Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những trường hợp trong hợp đồng đào tạo nghề có quy định mức bồi thường cao hơn mức chi phí đào tạo mà NSDLĐ đã phải bỏ ra để đào tạo nghề cho NLĐ (bao gồm cả các khoản thiệt hại khác mà NSDLĐ phải gánh chịu). Chẳng hạn, trong hợp đồng đào tạo nghề giữa NSDLĐ và NLĐ có quy định trường hợp NLĐ nghỉ việc hoặc bị sa thải trong vòng 03 năm sau khi được đào tạo thì phải đền bù 150% tổng chi phí đào tạo cho doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là thỏa thuận về mức thiệt hại phải đền bù bao gồm cả các khoản thiệt hại khác ngoài chi phí đào tạo trong trường hợp này có phù hợp với pháp luật và có được công nhận hay không? 

Về vấn đề này, hiện nay đang tồn tại hai quan điểm khác nhau, cụ thể như sau:
– Quan điểm thứ nhất, hợp đồng đào tạo nghề là một thỏa thuận độc lập với hợp đồng lao động. Theo nguyên tắc chung của BLDS 2015 thì cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận và không trái quy định của pháp luật. Vì vậy, ngoài việc bồi thường chi phí đào tạo theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 62 BLLĐ 2019, thì các bên trong hợp đồng đào tạo nghề được tự do thỏa thuận những khoản thiệt hại khác về vật chất và tinh thần mà NLĐ phải bồi thường cho NSDLĐ, miễn là không trái với các quy định của pháp luật. Các thỏa thuận này phải được pháp luật công nhận và các bên tôn trọng thực hiện. Tuy nhiên, theo quy định tại các Điều 360, 361 và 419 BLDS 2015 thì về nguyên tắc, bên vi phạm chỉ phải bồi thường các thiệt hại vật chất bao gồm các tổn thất vật chất thực tế, xác định được cho bên bị vi phạm. Bên bị vi phạm có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu bồi thường thiệt hại của mình. Trường hợp NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận ấn định một mức bồi thường thiệt hại trước trong hợp đồng đào tạo nghề nhưng sau đó NSDLĐ không chứng minh được mức thiệt hại thực tế bằng với mức thiệt hại đã được thỏa thuận ấn định, thì phần thiệt hại không chứng minh được sẽ không được bồi thường.

– Quan điểm thứ hai, theo điểm d khoản 2 Điều 62 BLLĐ 2019, một trong các nội dung chủ yếu phải có trong hợp đồng đào tạo nghề là quy định về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo của NLĐ. Trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 40 BLLĐ 2019, NLĐ phải hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ theo quy định tại khoản 3 Điều 62 của BLLĐ. Như vậy, theo tinh thần của BLLĐ 2019, trong trường hợp NLĐ phải hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ thì mức hoàn trả cũng không được vượt quá các khoản chi phí đào tạo được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 62 BLLĐ 2019. Ngoài ra, NLĐ sẽ không phải bồi thường các khoản thiệt hại khác cho NSDLĐ.

Luật 24H đánh giá rằng cả hai quan điểm nêu trên đều có những cơ sở nhất định. Việc áp dụng quan điểm nào sẽ phụ thuộc vào sự đánh giá của các cơ quan có thẩm quyền.
Trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp về yêu cầu hoàn trả kinh phí đào tạo nghề, trường hợp NLĐ đồng ý về khoản chi phí đào tạo và bồi thường thiệt hại cho NSDLĐ theo hợp đồng đào tạo nghề đã ký kết mà không yêu cầu tòa án xác định lại khoản tiền bồi thường này, thì tòa án sẽ tôn trọng ý chí tự nguyện của các bên theo đúng nguyên tắc thỏa thuận tự nguyện trong giải quyết tranh chấp dân sự được quy định tại khoản 2 Điều 5 BLTTDS 2015 và nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động.

Ngược lại, trong trường hợp NLĐ không chấp nhận mức chi phí đào tạo và bồi thường thiệt hại theo hợp đồng đào tạo nghề đã ký và yêu cầu tòa án xác định lại khoản chi phí đào tạo hoàn trả cho NSDLĐ, thì thông thường tòa án sẽ chỉ xác định mức chi phí đào tạo mà người lao động phải hoàn trả căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 62 BLLĐ 2019 mà không chấp nhận các khoản bồi thường thiệt hại khác ngoài chi phí đào tạo mà NSDLĐ đã bỏ ra.

Do vậy, để tránh những rắc rối có thể gặp phải trong quá trình giải quyết tranh chấp về bồi thường kinh phí đào tạo thì doanh nghiệp cần thỏa thuận cụ thể, chi tiết mức kinh phí đào tạo và các khoản bồi thường thiệt hại mà NLĐ phải bồi thường trong hợp đồng đào tạo nghề. Đối với các khoản bồi thường thiệt hại (nếu có) cần thỏa thuận rõ đây là khoản cam kết tự nguyện của NLĐ và NLĐ sẽ tự nguyện thực hiện theo đúng cam kết mà không yêu cầu tòa án xác định lại trong mọi trường hợp. Trường hợp trong hợp đồng đào tạo nghề có thỏa thuận về các khoản bồi thường thiệt hại khác ngoài chi phí đào tạo được quy định tại khoản 3 Điều 62 BLLĐ 2019 thì doanh nghiệp cần phải chuẩn bị và cung cấp cho tòa án các chứng cứ hợp lệ làm căn cứ để xác định mức thiệt hại thực tế mà doanh nghiệp yêu cầu NLĐ phải bồi thường. 

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vấn đề vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phân phối chứng khoán là gì ?

Phân phối chứng khoán là gì ? Phân phối chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế ...

Xem thêm

Mệnh giá chứng khoán là gì ?

Mệnh giá chứng khoán là gì ? Mệnh giá chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế nà...

Xem thêm

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ?

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ? Nhà đầu tư chứng khoán chuyên ngh...

Xem thêm

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán?

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán? Tổ chức xã hội – nghề nghiệp v...

Xem thêm

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Pháp luật quy đ...

Xem thêm

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán?

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán? Nguyên tắc hoạt động về ...

Xem thêm

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán?

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán? Điều kiện cấp chứng...

Xem thêm

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán?

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán? Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng kh...

Xem thêm

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam?

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam? Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam nh...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574