Chính sách hỗ trợ đối với cơ sở kinh doanh sử dụng lao động là người khuyết tật

Chính sách hỗ trợ đối với cơ sở kinh doanh sử dụng lao động là người khuyết tật theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.  Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý 

Luật Người khuyết tật 2010

Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật người khuyết tật

Giải quyết vấn đề

Sử dụng lao động là người khuyết tật – Doanh nghiệp được hưởng những chính sách ưu đãi nào?

Quyền lao động và việc làm là một trong những quyền con người cơ bản và quyền hiến định, pháp định của mỗi cá nhân, được thừa nhận bởi pháp luật của bất kỳ quốc gia nào. Đối với người khuyết tật, việc đảm bảo quyền lao động và việc làm càng có ý nghĩa quan trọng, tạo ra cơ hội thực tế để họ hòa nhập xã hội. Ở Việt Nam, cùng với việc ghi nhận về quyền lao động, việc làm của người khuyết tật, Luật Người khuyết tật năm 2010 và một số văn bản pháp luật liên quan cũng quy định chính sách khuyến khích cơ sở sản xuất, kinh doanh, trong đó có doanh nghiệp tùy theo điều kiện, khả năng, nhu cầu của mình nhận người khuyết tật vào làm việc. Nhằm tạo động lực để các doanh nghiệp tiếp nhận người khuyết tật vào làm việc và đảm bảo việc làm thường xuyên cho người khuyết tật, Nhà nước đã từng bước xây dựng, ban hành và hoàn thiện những chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật.

1.Một số khái quát về doanh nghiệp sử dụng người lao động là người khuyết tật tại Việt Nam

Doanh nghiệp sử dụng người lao động là người khuyết tật trước hết phải là doanh nghiệp theo quy định pháp luật – là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh hoặc nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể về doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật mà mới chỉ đề cập đến một số tiêu chuẩn để doanh nghiệp có sử dụng lao động là người khuyết tật được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước (Điều 34, Điều 35 Luật Người khuyết tật năm 2010). Theo đó, có hai nhóm doanh nghiệp được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước như sau:

Nhóm thứ nhất: doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật.Theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 Luật Người khuyết tật năm 2010, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước là doanh nghiệp sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật.

Tỷ lệ phần trăm (%) lao động là người khuyết tật được sử dụng tại doanh nghiệp được tính bằng tổng số lao động là người khuyết tật bình quân trong năm chia cho tổng số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp nhân với 100 Nếu so với các quy định trước đây, Điều 34 Luật Người khuyết tật năm 2010 đã giảm bớt điều kiện về tỷ lệ sử dụng lao động là người khuyết tật để được hưởng chính sách ưu đãi từ Nhà nước dành cho những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật (doanh nghiệp chỉ cần sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật thay vì 51% như trước đây là đã được hưởng các chính sách ưu đãi từ Nhà nước

Tuy nhiên, không phải cứ sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật thì doanh nghiệp đều được hưởng ưu đãi. Để được xem xét hưởng các chính sách ưu đãi từ Nhà nước, doanh nghiệp sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật phải nộp hồ sơ tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để thực hiện thủ tục công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật theo quy định pháp luật 

Nhóm thứ hai: doanh nghiệp sử dụng từ 10 người khuyết tật làm việc ổn định. Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/04/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật, doanh nghiệp sử dụng từ 10 người khuyết tật làm việc ổn định được hưởng chính sách ưu đãi quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định này. Mặc dù vậy, đến nay pháp luật vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về tiêu chí “làm việc ổn định” đối với các trường hợp doanh nghiệp sử dụng từ 10 người khuyết tật. Điều này đã và đang gây những khó khăn nhất định trong việc xác định doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật đủ điều kiện được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Chính sách hỗ trợ đối với cơ sở kinh doanh sử dụng lao động là người khuyết tật?
Chính sách hỗ trợ đối với cơ sở kinh doanh sử dụng lao động là người khuyết tật?

2. Một số chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật

Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã hình thành một khung pháp lý cơ bản về lao động – việc làm đối với lao động là người khuyết tật. Trên cơ sở đó, Nhà nước khuyến khích và có những chính sách ưu đãi dành cho người sử dụng lao động tạo ra việc làm, nhận người lao động khuyết tật vào làm việc nhằm mục đích vừa tạo động lực cho người sử dụng lao động tuyển dụng lao động là người khuyết tật, vừa ngăn ngừa/hạn chế tình trạng người sử dụng lao động lấy những khó khăn làm lý do để không tuyển dụng lao động là người khuyết tật.

Các chính sách này được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau từ Luật đến các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành, trong đó tập trung chủ yếu tại một số luật quan trọng như Luật Người khuyết tật năm 2010; Luật Việc làm năm 2013; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013) và nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành. 

Theo đó, doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật đạt tỷ lệ/số lượng pháp luật quy định được hưởng khá nhiều chính sách ưu đãi thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng cũng có sự phân định tùy thuộc tỷ lệ/số lượng sử dụng lao động là người khuyết tật trong doanh nghiệp, được thể hiện dưới những hình thức sau:

Thứ nhất, các chính sách ưu đãi áp dụng cho cả doanh nghiệp sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và doanh nghiệp sử dụng từ 10 người khuyết tật làm việc ổn định:

Căn cứ khoản 1 Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP, doanh nghiệp sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và doanh nghiệp sử dụng từ 10 người khuyết tật làm việc ổn định đều được hưởng một số chính sách ưu đãi sau:

Một là, được hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP. Cụ thể, doanh nghiệp sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và doanh nghiệp sử dụng từ 10 người khuyết tật làm việc ổn định được hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Mức hỗ trợ tùy thuộc vào tỷ lệ người khuyết tật làm việc ổn định tại doanh nghiệp, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô của doanh nghiệp theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Riêng đối với doanh nghiệp sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật, mức kinh phí hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

Hai là, được vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất, kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 và khoản 1 Điều 10 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP. Điều kiện vay, thời hạn vay, mức vốn vay và mức lãi suất vay thực hiện theo quy định hiện hành áp dụng đối với dự án vay vốn giải quyết việc làm.

Dẫn chiếu quy định tại Điều 12 Luật Việc làm năm 2013 và Điều 23 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, đối tượng doanh nghiệp được hưởng chính sách này là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật. Mỗi doanh nghiệp này khi vay vốn để hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm được vay tối đa 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trong thời gian không quá 120 tháng.

 Mức vay, thời hạn vay vốn cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn. Tuy nhiên, lãi suất cho vay giữa các doanh nghiệp có sự khác nhau căn cứ theo tỷ lệ sử dụng lao động là người khuyết tật, cụ thể như sau:

– Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật hoặc doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số được vay với với mức lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo (theo quy định pháp luật hiện hành là 3,96%/năm tương đương với 0,33%/tháng

– Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng dưới 30% tổng số lao động là người khuyết tật được áp dụng lãi suất vay vốn ưu đãi dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung, tức bằng bằng lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo theo quy định pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo (hiện nay là 7,92%/năm)

Thứ hai, một số chính sách ưu đãi rành riêng cho doanh nghiệp sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật:

Một là, chính sách ưu đãi về thuê đất, mặt bằng, mặt nước: Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 9 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP, doanh nghiệp sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này cũng được hưởng những ưu đãi về tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh tùy theo tỷ lệ sử dụng người lao động là khuyết tật. Cụ thể, doanh nghiệp sử dụng từ 30% đến dưới 70% lao động là người khuyết tật được giảm 50% tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp sử dụng từ 70% lao động là người khuyết tật trở lên được miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh. 

Lưu ý rằng, trong thời gian được miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước, doanh nghiệp không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng, cho, cho thuê quyền sử dụng đất, mặt bằng, mặt nước; không được thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, góp vốn liên doanh, liên kết bằng quyền sử dụng đất, mặt bằng, mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai (điểm đ khoản 1 Điều 9 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP).

Hai là, chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP, doanh nghiệp sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế. Dẫn chiếu quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, trước ngày 01/01/2014, thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV được miễn thuế.

Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2014, quy định về thu nhập được miễn thuế của doanh nghiệp sử dụng người lao động là người khuyết tật được thực hiện theo khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013, đồng thời quy định về miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tại Điều 34 Luật Người khuyết tật năm 2010 cũng bị bãi bỏ Điều đó có nghĩa là, cơ sở sản xuất, kinh doanh (trong đó có doanh nghiệp) sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật không còn đương nhiên được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Thay vào đó, để được xem xét miễn thuế, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật phải đáp ứng các điều kiện như sau

– Điều kiện về thu nhập thuộc diện được miễn thuế: Thu nhập được miễn thuế phải là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp thuộc diện được miễn thuế và không bao gồm thu nhập khác theo quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp (hiện nay các loại thu nhập khác này được quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp).

– Điều kiện đối với doanh nghiệp thuộc diện được miễn thuế:

(i) Doanh nghiệp thuộc diện được miễn thuế phải là doanh nghiệp có số lao động bình quân trong năm ít nhất từ hai mươi (20) người trở lên và không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản;

(ii) Số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) bình quân trong năm chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp.

Lưu ý rằng, theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, lao động là người khuyết tật trong doanh nghiệp bao gồm cả thương binh, bệnh binh;

(iii) Doanh nghiệp có thu nhập được miễn thuế phải có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về số lao động là người khuyết tật (bao gồm cả thương binh, bệnh binh).

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Chính sách hỗ trợ đối với cơ sở kinh doanh sử dụng lao động là người khuyết tật bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Chính sách hỗ trợ đối với cơ sở kinh doanh sử dụng lao động là người khuyết tật

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bảo đảm an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính?

Bảo đảm an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định mới nhất, luậ...

Xem thêm

Bảo đảm an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính?

Bảo đảm an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định mới nhất, luậ...

Xem thêm

Vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng ...

Vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính theo quy đị...

Xem thêm

Thế nào là mưa rải rác? Thế nào là mưa nhiều nơi?

Thế nào là mưa rải rác? Thế nào là mưa nhiều nơi? theo quy định mới nhất, luật 24H cam ...

Xem thêm

Vợ chồng đều hộ khẩu thường trú tại huyện Như Xuân muốn ly hôn ở h...

Vợ chồng đều hộ khẩu thường trú tại huyện Như Xuân muốn ly hôn ở huyện khác có được khô...

Xem thêm

Trong các bản tin dự báo thời tiết khi nào báo mưa vài nơi? Dự báo...

Trong các bản tin dự báo thời tiết khi nào báo mưa vài nơi? Dự báo có nơi và vài nơi có...

Xem thêm

Có thể hiểu thế nào là mưa lớn. Mưa được phân chia thành mấy dạng?

Có thể hiểu thế nào là mưa lớn. Mưa được phân chia thành mấy dạng theo quy định mới nhấ...

Xem thêm

Nội dung hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn

Nội dung hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn theo quy định mới nhất, luật 24H...

Xem thêm

Kịch bản biến đổi khí hậu là gì ? Nội dung kịch bản biến đổi khí hậu

Kịch bản biến đổi khí hậu là gì ? Nội dung kịch bản biến đổi khí hậu theo quy định mới ...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574