Chồng đánh đập đuổi vợ con ra khỏi nhà bị xử lý như thế nào?

Chồng đánh đập đuổi vợ con ra khỏi nhà bị xử lý như thế nào?

Hôn nhân là bến đỗ hạnh phúc khi hai vợ chồng có sự đồng cảm, sống hòa thuận. Tuy nhiên không phải cuộc hôn nhân nào cũng đạt được mục đích đấy. Một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều cuộc ly hôn tan vỡ bởi hành vi bạo lực gia đình , bất bình đẳng giữa vợ chồng con cái. Tình trạng Chồng đánh đập, đuổi vợ con ra khỏi nhà vẫn xảy ra rất phổ biến , đặc biệt ở những vùng quê khi mà công việc, cuộc sống còn khó khăn và nhận thức của người dân con kém. Vậy theo quy định của pháp luật Chồng đánh đập, đuổi vợ con ra khỏi nhà bị xử lý như thế nào?  Hãy đến với chúng tôi, Luật 24H cam kết tư vấn ly hôn giỏi, uy tín nhất.

Chồng đánh đập đuổi vợ con ra khỏi nhà bị xử lý như thế nào?
Chồng đánh đập đuổi vợ con ra khỏi nhà bị xử lý như thế nào?

Luật sư tư vấn, gọi : 19006574

Tình huống :

Em chào luật sư. Gia đình em có một vấn đề như sau, mong luật sư tư vấn giúp em ạ : Bố mẹ em cưới nhau gần 30 năm rồi. Sinh được bốn người con là em và 3 emgái nữa. Công việc của bố mẹ em chủ yếu là làm nông ở quê nên kinh tế cũng rất khó khăn, lại còn phải đang nuôi ba đưa em gái của em ăn học nữa.Vì bố em là con trưởng nên rất mong có một đứa con trai , tuy nhiên mong muốn đó không đạt được, nhiều lúc gặp gỡ họ hàng   mấy người kia cứ mỉa mai bố em, bảo là nuôi một đàn vịt giời thế này thế kia, khiến bố em càng ức chế hơn, Nên từ lúc em gái út được sinh ra đến tận bây giờ, bố em chán nản, không làm việc mà suốt ngày rượu chè, rồi về gây sự, mắng chửi mẹ em. Có hôm bố em còn đánh mẹ chảy máu trên đầu , và đuổi mẹ con em ra khỏi nhà. Em hiện đã đi làm công nhân ở Bình Dương nhưng mỗi lần gọi về thấy các em của em ôm mẹ khóc, em thật sự rất đau lòng, và thương mẹ em. Em muốn bố em phải dừng lại hành động này bằng sự răn đe của pháp luật . Vậy luật sư cho em hỏi, trong trường hợp này bố em sẽ bị xử lí như thế nào ạ

Em cảm ơn luật sư ạ !

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật 24h. Với trường hợp của bạn,Các Luật sư của Luật 24H chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

-Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007

– Nghị định Số 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

– Bộ luật hình sự năm 2015

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự số 100/2015/QH13

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Giải quyết vấn đề:

Xem xét hành vi của bố bạn : Theo thông tin bạn cung cấp, vì bố mẹ bạn không sinh được con trai nên bố bạn chán nản, và cho rằng đó là lỗi của mẹ bạn. Bố bạn thường xuyên uống rượu và chửi bới, đánh đập mẹ con , nhiều lần mẹ bạn còn chảy máu.

Xem xét hành vi của bố bạn có thể thấy, bố bạn đang có những hành vi có tính chất bạo lực đối với thành viên gia đình bạn, có tính chất hành hạ thành viên trong gia đình, gây áp lực về tinh thần, làm tổn hại đến sức khỏe của thành viên trong gia đình, làm hư hỏng đến tài sản của gia đình. Những hành vi này được xác định là hành vi bạo lực gia đình

 ” Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.”

Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

Xét theo quy định tại điều luật trên thì hành vi của bộ bạn được xem là hành vi bạo lực gia đình . Đây là những hành vi trái pháp luật xâm phạm về quyền về chỗ ở hợp pháp, quyền được bảo vệ về sức khỏe, về danh dự, nhân phẩm và tài sản của cá nhân được pháp luật bảo vệ.

Hành vi của bạn bố bạn tùy vào mức độ, tính chất có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoăc bị truy cứu trách nhiệm hình sư như sau:

1 . Về trách nhiệm hành chính :

– Đối với hành vi sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ – CP với mức phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

– Đối với hành vi chửi mắng, lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

– Đối với hành vi bố bạn đuổi mẹ con bạn ra khỏi nhà đang xâm quyền về chỗ ở hợp của công dân. Trường hợp này, bố của bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 57 Nghị định 167/2013/NĐ – CP với hai các mức phạt

+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.

+ Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thường xuyên đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.

2. Về trách nhiệm hình sự :

Tùy vào mức độ phạm tội mà bố của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

– Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

 Theo quy định tại Điều 185 Bộ luật hình sự năm 2015 nếu bố bạn đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc hành vi mang tính chất thường xuyên làm cho nạn nhân (ở đây là mẹ bạn, và các em bạn) bị đau đớn về thể xác, tinh thần. Cụ thể:

” Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.”

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Nếu hành vi của bố bạn gây hậu quả nghiêm trọng về thể xác , tinh thần nhưng không thường xuyên thì bố bạn có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích như sau :

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

…”

Như vậy, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bố của bạn có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp này, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bảo vệ tính mạng, sức khỏe cũng như tài sản của mình, bạn có thể tố cáo hành vi của bố bạn lên chính quyền địa phương hoặc công an cấp xã hoặc các tổ chức liên quan như Hội liên hiệp phụ nữ để được can thiệp và giải quyết.

Trong trường hợp này, nếu như mẹ  bạn không thể chịu đựng được những hành vi củ bố bạn, mẹ bàn có quyền ly hôn. Mẹ bạn có thể thuận tình ly hôn nếu thỏa thuận được với bố bạn, hoặc ly hôn đơn phương với ly do bạo lực gia đình

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời liên quan đến Chồng đánh đập, đuổi vợ con ra khỏi nhà bị xử lý như thế nào?. Nếu bạn còn những thắc mắc liên quan đến vấn đề ly hôn cần luật sư tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Xem them: Công ty Luật 24H

>>Xem thêm: Khi hôn nhân không đạt được hạnh phúc vợ chồng có nên tiếp tục? Thời hiệu khởi kiện phân chia tài sản chung của vợ chồng là bao lâu – Luật 24h

>>Xem thêm: Bố mẹ ly hôn ông bà nội có được quyền chăm sóc và nuôi dưỡng cháu không?- Luật 24h

>>Xem thêm: Cách thức để ly hôn khi một bên ở nước ngoài theo quy định pháp luật mới nhất – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Các bước để ly hôn đơn phương theo quy định hiện hành – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Trình tự thủ tục thuận tình ly hôn theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H

 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Người yêu làm cho có thai nhưng không nhận trách nhiệm có thể kiện...

Người yêu làm cho có thai nhưng không nhận trách nhiệm có thể kiện được không theo quy ...

Xem thêm

Tội mua bán người và những vấn đề cần lưu ý

Tội mua bán người và những vấn đề cần lưu ý theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư...

Xem thêm

Đánh ghen hội đồng thì bị xử lý như thế nào?

Đánh ghen hội đồng thì bị xử lý như thế nào? Đánh ghen hội đồng thì bị xử lý như thế nà...

Xem thêm

Dùng axit tạt nhầm người khác có bị khởi tố hình sự không?

Dùng axit tạt nhầm người khác có bị khởi tố hình sự không?, luật 24H cam kết tư vấn 24/...

Xem thêm

Trách nhiệm dân sự và hình sự khi va chạm giao thông

Trách nhiệm dân sự và hình sự khi va chạm giao thông Trách nhiệm dân sự và hình sự khi ...

Xem thêm

Bạo lực tình dục trong quan hệ vợ chồng?

Bạo lực tình dục trong quan hệ vợ chồng? luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin ch...

Xem thêm

Xử lý hành vi nhận hối lộ theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015

Xử lý hành vi nhận hối lộ theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 Pháp luật quy định như thế...

Xem thêm

Lừa đảo bị xử lý thế nào? Tội lừa đảo theo quy định mới nhất?

Lừa đảo bị xử lý thế nào? Tội lừa đảo theo quy định mới nhất? Pháp luật quy định như th...

Xem thêm

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác phải chịu hình phạt thế ...

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác phải chịu hình phạt thế nào? Lừa đảo chiếm đo...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574