Chồng đánh vợ gây thương tích xử lý tội gì
Mô tả: Chồng đánh vợ gây thương tích xử lý tội gì?
Ngày nay, tình trạng bạo lực gia đình diễn ra khá phổ biến. Đây là mối bận tâm của không ít người bởi lẽ hành vi bạo lực gây nhiều mặt tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ các thành viên trong gia đình, thậm chí là gây ám ảnh, sốc tâm lý, đối với con trẻ. Người chồng là người có hành vi đánh đập vợ gây thương tích thì xử lý tội gì? Trong bài viết này, Luật 24H xin chia sẻ thông tin về vấn đề trên. Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, gọi cho chúng tôi qua hotline 1900 6574 để được giải đáp hoặc truy cập website https://luat24h.net
Thế nào là hành vi bạo lực gia đình?
Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định về các hành vi bạo lực gia đình
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm: a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục; e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở. |
Hotline 1900 6574 – Luật 24H
Chồng đánh đập vợ là hành vi bạo lực gia đình, vi phạm pháp luật. Theo đó, vợ xác định là nạn nhân của bạo hành gia đình, người vợ có quyền gửi đơn tố cáo tới cơ quan công an cấp quận/huyện hoặc UBND xã/phường để được bảo vệ và có chế tài xử phạt đối với hành vi của người chồng. Điều 5 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định như sao:
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình 1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây: a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình; b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này; c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật; d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này; đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. |
Chồng đánh vợ sẽ bị xử lý ra sao?
Hành vi đánh đập xâm phạm sức khỏe có thể bị phạt hành chính, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình. 2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. |
Tuy nhiên, căn cứ vào mức độ thương tật và yếu tố khác để xác định hành vi đó có phải là bạo lực gia đình hay không, có dấu hiệu cấu thành Tội cố ý gây thương tích hay không. Trường hợp hành vi đánh đập trên gây cố ý gây thương tích nặng cho người vợ hoặc dùng hung khí nguy hiểm để đánh đập vợ hoặc thuộc các trường hợp sau thì người chồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý gây thương tích.
Căn cứ theo khoản 1, Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên; b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; |
– Chủ thể của tội phạm: Tội phạm được thực hiện bởi người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đã đạt độ tuổi theo luật định.
-Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người vi phạm biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm nghiêm trọng đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ nhưng vẫn có ý muốn hậu quả xảy ra.
-Khách thể của tội phạm: quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người.
-Mặt khách quan của tội phạm:
+ Hành vi:
“Gây thương tích cho người khác” là dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân thể con người làm cho con người có những thương tích nhất định (để lại dấu vết). Việc dùng sức mạnh vật chất có thể dùng chân tay hoặc các công cụ, phương tiện hỗ trợ như dao, súng, gậy…làm cho người bị hại mất đi một hay nhiều bộ phận trên cơ thể.
“Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” là dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân thể của con người làm cho sức khỏe của nạn nhân yếu đi, không còn nguyên vẹn như trước mặc dù không để lại dấu vết trên thân thể.
Hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Nếu gây thiệt hại cho sức khỏe cả mình để trốn tránh một nghĩa vụ phải làm thì tùy trường hợp có thể xem xét trách nhiệm hình sự theo tội khác
+ Hậu quả:
Được xác định ở mức độ gây ra tổn thương cơ thể cho nạn nhân từ 11% trở lên đến 30%. Nếu mức tổn thương cơ thể từ 31% trở lên thì được coi là tình tiết định khung tăng nặng.
Như vậy, trường hợp chồng đánh vợ gây thương tích nếu thoản mãn đủ các dấu hiệu cấu thành Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác thì tùy vào mức độ chịu hình phạt khác nhau theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Xem thêm: Công ty luật, văn phòng luật sư tư vấn thủ tục ly hôn với người bị tâm thần
Xem thêm: Có ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự được không?
Xem thêm: Vợ vay tiền cờ bạc chồng có phải trả không
>Xem thêm: Công ty luât, văn phòng luật sư tư vấn ly hôn với người mất tích
>>Xem thêm: Ly hôn nhanh mất bao nhiêu tiền?
>>>Xem thêm: Tư vấn làm giấy khai sinh cho con khi chưa đăng ký kết hôn ?
>>>>Xem thêm: Thủ tục ly hôn khi chồng đi tù
>>>>>Xem thêm: Mẫu đơn đơn phương ly hôn mới nhất
>>>>>>Xem thêm: Đăng ký kết hôn nhưng chưa làm đám cưới có sao không? – Luật 24h
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến Chồng đánh vợ gây thương tích xử lý tội gì? Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline:1900 6574; truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"