Có được thỏa thuận về phương án thi hành án dân sự không?

Sự thỏa thuận của đương sự trong thi hành án dân sự, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý 

Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự

Giải quyết vấn đề

 

Có được thỏa thuận về phương án thi hành án dân sự không?
Có được thỏa thuận về phương án thi hành án dân sự không?

1.  Sự thỏa thuận của đương sự trong thi hành án dân sự

Trong thi hành án dân sự, các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc thi hành án có ý nghĩa rất quan trọng. Không những các bên giữ mối quan hệ tình cảm với nhau, thông qua đó, không những hiểu nhau hơn, tình cảm thân thiết, gắn bó với nhau hơn… mà việc thi hành án cũng được giải quyết nhanh gọn, rút ngắn thời gian, đỡ tốn kém về công sức, tiền bạc để tổ chức thi hành án. Thỏa thuận thi hành án dân sự là sự tự nguyện của các đương sự nhằm bàn bạc, trao đổi để đi đến thống nhất thi hành một phần hay toàn bộ nội dung bản án, quyết định dân sự trên cơ sở quyền và nghĩa vụ dân sự đã được xác lập theo bản án, quyết định dân sự đó. Thỏa thuận thi hành án dân sự được quy định trong Luật Thi hành án dân sự năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 (Luật Thi hành án dân sự) và Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự. Cụ thể:

Điều 6 Luật Thi hành án dân sự quy định: “1. Đương sự có quyền thỏa thuận về việc thi hành án, nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Kết quả thi hành án theo thỏa thuận được công nhận. Theo yêu cầu của đương sự, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến việc thỏa thuận về thi hành án. 2. Trường hợp đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định”.

Điều 5 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định:

Trường hợp đương sự thỏa thuận trước khi yêu cầu thi hành án hoặc đã yêu cầu nhưng cơ quan thi hành án dân sự chưa ra quyết định thi hành án thì thỏa thuận đó phải lập thành văn bản nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia thỏa thuận. Đương sự có nghĩa vụ tự thực hiện đúng nội dung đã thỏa thuận.

Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án, đương sự vẫn có quyền tự thỏa thuận. Thỏa thuận phải thể hiện rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, thời hạn thực hiện thỏa thuận, hậu quả pháp lý đối với việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung đã thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia.

Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức thi hành án mà đương sự thỏa thuận về việc không yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định thi hành án thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành án đối với nội dung thỏa thuận không yêu cầu thi hành, trừ trường hợp thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí thi hành án. Khi đương sự có yêu cầu, chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến và ký tên vào văn bản thỏa thuận.

Trường hợp thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí thi hành án thì chấp hành viên có quyền từ chối nhưng phải lập biên bản và nêu rõ lý do. Người yêu cầu chấp hành viên chứng kiến việc thỏa thuận ngoài trụ sở cơ quan thi hành án dân sự mà phát sinh chi phí thì phải thanh toán các chi phí hợp lý cho cơ quan thi hành án dân sự.

Như vậy, đương sự có quyền thỏa thuận trước khi yêu cầu thi hành án hoặc đã yêu cầu nhưng cơ quan thi hành án dân sự chưa ra quyết định thi hành án hoặc cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức thi hành án. Trường hợp thỏa thuận về việc không yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định thi hành án được thực hiện sau khi tài sản đã được bán hoặc giao cho người khác nhận để thi hành án thì phải được sự đồng ý của người mua được tài sản hoặc người nhận tài sản để thi hành án.

2. Những khó khăn, vướng mắc trong thỏa thuận thi hành án dân sự

  • Thứ nhất, trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức thi hành án, thì các đương sự đã tự thỏa thuận thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án trước khi bán đấu giá tài sản chỉ vài ngày, nhưng không cung cấp tài liệu về thỏa thuận và không thông báo cho cơ quan thi hành án hay chấp hành viên biết việc thỏa thuận đó để dừng việc bán đấu giá. Sau khi nhận được thông báo về việc giao tài sản cho người trúng đấu giá, thì người phải thi hành án và người được thi hành án cung cấp biên nhận giao trả tiền và tự thỏa thuận về thi hành án, người được thi hành án đã đồng ý xóa toàn bộ số nợ phải thi hành án còn lại và yêu cầu đình chỉ thi hành án. Khi đó, nếu chấp hành viên nhiều lần giải quyết việc thi hành án, động viên, thuyết phục, nhưng người mua tài sản đấu giá vẫn đòi được giao tài sản, còn người phải thi hành án cương quyết không đồng ý giao tài sản, trường hợp này có thể dẫn đến tình trạng án tồn đọng. Bởi lẽ, nếu không giao tài sản cho người mua được tài sản đấu giá sẽ vi phạm Điều 103 Luật Thi hành án dân sự, quy định bảo vệ quyền của người mua tài sản bán đấu giá, vì người mua được tài sản bán đấu giá đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, họ không có lỗi; còn nếu giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá thì sự việc phức tạp hơn, vì việc thi hành án đã xong, người phải thi hành án không còn phải thi hành nghĩa vụ nào, bên cạnh đó, pháp luật cũng không quy định bắt buộc đương sự phải thông báo cho chấp hành viên, cơ quan thi hành án mọi thỏa thuận về thi hành án.
  • Thứ hai, theo quy định của pháp luật, trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì chấp hành viên phải thông báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất chung biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận vi phạm quy định pháp luật hoặc thỏa thuận không được và không yêu cầu Tòa án giải quyết thì chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự.
  • Thứ ba, khoản 1 Điều 99 Luật Thi hành án dân sự quy định việc định giá lại tài sản kê biên được thực hiện trong các trường hợp sau: “… b) Đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. Yêu cầu định giá lại chỉ được thực hiện một lần và chỉ được chấp nhận nếu đương sự có đơn yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo về kết quả thẩm định giá và phải nộp ngay tạm ứng chi phí định giá lại tài sản”. Theo đó, quyền yêu cầu định giá lại được thực hiện sau khi kê biên, định giá tài sản cho đến trước khi thông báo công khai về việc bán đấu giá.
  • Thứ tư, về hiệu lực của thỏa thuận thi hành án dân sự, hiện nay, pháp luật thi hành án dân sự chưa có quy định liên quan đến hiệu lực thỏa thuận thi hành án dân sự. Về nguyên tắc, thỏa thuận của các đương sự nếu không trái với quy định pháp luật, không trái với đạo đức xã hội, không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của bên thứ ba thì được ghi nhận và thực hiện. Tuy nhiên, trường hợp các đương sự không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận hoặc chỉ thực hiện đúng một phần nghĩa vụ đã thỏa thuận, pháp luật chưa có quy định bắt buộc phải tiếp tục thực hiện thỏa thuận của các bên hay thực hiện theo bản án, quyết định dân sự.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Có được thỏa thuận về phương án thi hành án dân sự không?, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Có được thỏa thuận về phương án thi hành án dân sự không?

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

>> Xem thêm: Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam phải đóng thuế như thế nào – Hãng luật 24h

>> Xem thêm: Thủ tục thành lập chi nhánh công ty theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H

>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần mới nhất – Hãng luật 24H

>> Xem thêm: Các loại thuế phải đóng khi mở công ty năm 2020 – Hãng luật 24H

>> Xem thêm: Thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy đinh mới nhất – Hãng luật 24H

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phân phối chứng khoán là gì ?

Phân phối chứng khoán là gì ? Phân phối chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế ...

Xem thêm

Mệnh giá chứng khoán là gì ?

Mệnh giá chứng khoán là gì ? Mệnh giá chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế nà...

Xem thêm

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ?

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ? Nhà đầu tư chứng khoán chuyên ngh...

Xem thêm

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán?

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán? Tổ chức xã hội – nghề nghiệp v...

Xem thêm

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Pháp luật quy đ...

Xem thêm

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán?

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán? Nguyên tắc hoạt động về ...

Xem thêm

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán?

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán? Điều kiện cấp chứng...

Xem thêm

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán?

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán? Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng kh...

Xem thêm

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam?

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam? Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam nh...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574