Có nhất thiết phải thành lập phòng tài chính kế toán không?
Có nhất thiết phải thành lập phòng tài chính kế toán không theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
Căn cứ pháp lý
Luật Kế toán 2015
Luật doanh nghiệp 2020
Giải quyết vấn đề
Phòng tài chính kế toán là một trong các bộ phận cốt lõi của doanh nghiệp. Để phòng tài chính kế toán hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với quy mô, lĩnh vực kinh doanh, đặc điểm quy trình kinh doanh, trình độ đội ngũ kế toán cũng như khả năng cung cấp trang thiết bị của doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức phòng tài chính kế toán
Phòng tài chính kế toán của doanh nghiệp thường được tổ chức thành các bộ phận tương ứng với các phần hành công việc nhất định.
- Kế toán trưởng
- Kế toán tổng hợp
- Kế toán thanh toán
- Kế toán công nợ
- Kế toán tài sản cố định – công cụ, dụng cụ
- Kế toán vật tư – hàng hóa
- Kế toán doanh thu
Kế toán lao động, tiền lương
Nhiệm vụ của các phần hành kế toán
1. Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán
Với vai trò là người đứng đầu phòng tài chính kế toán, kế toán trưởng có nhiệm vụ điều hành và quản lý toàn bộ công tác tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Họ phải nắm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp để tham mưu, tư vấn cho Ban Giám đốc công ty.
Là người trực tiếp quản lý việc huy động và sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả nhất. Định kỳ tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn, đề xuất các phương án cải thiện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
Tổ chức công tác kế toán, thống kê phù hợp với quy định Nhà nước và tình hình hoạt động của công ty theo yêu cầu của từng giai đoạn. Đồng thời phù hợp với chính sách, chiến lược phát triển của công ty.
2. Kế toán tổng hợp
Là người hỗ trợ đắc lực cho kế toán trưởng, có nhiệm vụ thực hiện các bước tổng hợp, kết chuyển cuối kỳ dựa trên các số liệu kế toán chi tiết. Sau đó tiến hành lập các báo cáo kế toán, thống kê theo quy định của Nhà nước và công ty.
Ngoài ra, kế toán tổng hợp còn chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho các phần hành kế toán hay các đơn vị trực thuộc, hỗ trợ họ xử lý số liệu và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
3. Kế toán thanh toán
Quản lý các nghiệp vụ thu chi diễn ra trong doanh nghiệp. Trực tiếp lập các chứng từ thanh toán với khách hàng và trong nội bộ doanh nghiệp, đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ. Đồng thời kế toán thanh toàn còn theo dõi tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng theo từng ngày và cuối tháng.
4. Kế toán công nợ
Nhiệm vụ của kế toán công nợ là theo dõi, quản lý các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá tình hình công nợ của công ty để có kế hoạch thu chi công nợ hợp lý, đúng thời hạn và đúng quy định hợp đồng. Với các khoản nợ chưa được thanh toán cần đôn đốc thu về sớm nhất.
5. Kế toán tài sản cố định – công cụ, dụng cụ
Quản lý các chứng từ liên quan đến mua sắm tài sản cố định, công cụ dụng cụ. Theo dõi giá trị tài sản và biến động tăng, giảm tài sản trong công ty. Tiến hành tính và trích khấu hao cũng như phân bổ giá trị công cụ dụng cụ sao cho hợp lý vá đúng quy định. Cuối kỳ thực hiện kiểm kê tài sản, công cụ dụng cụ.
6. Kế toán vật tư – hàng hóa
Giữ vai trò quản lý nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa về phương diện số lượng và giá trị. Định kỳ cần đối chiếu số liệu với thủ kho và lập báo cáo biến động tình hình tăng giảm vật tư, hàng hóa.
7. Kế toán doanh thu
Theo dõi số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được xác nhận tiêu thụ trong kỳ. Doanh thu cần được xác định chi tiết theo từng loại hình kinh doanh, bao gồm cả doanh thu bán hàng nội bộ. Hơn nữa doanh thu còn phải được xác định chi tiết theo từng loại sản phẩm, dịch vụ. Điều này nhằm đảm bảo việc xác định rõ ràng kết quả kinh doanh để phục vụ cho yêu cầu quản lý tài chính cũng như lập báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
8. Kế toán lao động, tiền lương
Có nhiệm vụ quản lý việc chấm công, tính lương, theo dõi quỹ tiền lương và biến động về số lượng cũng như chất lượng đội ngũ nhân sự. Kịp thời lập báo cáo, phân tích và phát hiện các vấn đề phát sinh khi thực hiện các chính sách lương thưởng, để có hướng xử lý hiệu quả. Đảm bảo thực hiện đúng các quy định, quy chế của Nhà nước và công ty về tính lương, các khoản trích theo lương, phụ cấp và các chế độ lao động khác.
Đối với các doanh nghiệp có phân xưởng sản xuất hoặc là các đội, nhóm có vai trò tương tự như phân xưởng, thì cần có người phụ trách hạch toán kế toán riêng cho từng phân xưởng. Các nhân viên này thuộc sự quản lý của phòng tài chính kế toán và đảm nhận công tác kế toán tại phân xưởng.
Các doanh nghiệp không nhất thiết phải tổ chức phòng tài chính kế toán với đầy đủ các bộ phận như trên. Họ có thể tổ chức một bộ phận bao gồm nhiều người hoặc là một người phụ trách nhiều bộ phận. Tóm lại, tùy thuộc vào quy mô và yêu cầu quản lý mà doanh nghiệp sẽ xây dựng cơ cấu tổ chức phòng tài chính kế toán sao cho phù hợp nhất.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Có nhất thiết phải thành lập phòng tài chính kế toán không?, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"