Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng?

Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.

Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý 

Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng

Nghị định 43/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng

Giải quyết vấn đề

Theo quy định tại Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng và Nghị định số 43/2019/NĐ-CP ngày 17/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP thì Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng là cơ quan thanh tra nhà nước, được tổ chức thành hệ thống gồm:

+  Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).

+ Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh).

1. Vị trí và chức năng

*  Vị trí

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị tương đương Tổng cục, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước

* Chức năng

Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,

Quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước;

Thực hiện phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn

 Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:

+  Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ, dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng, thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chống rửa tiền và bảo hiểm tiền gửi;

+  Chiến lược, chương trình, đề án, dự án quan trọng về đổi mới và phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng, thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chống rửa tiền và bảo hiểm tiền gửi.

Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định, phê duyệt hoặc ban hành:

a) Kế hoạch dài hạn, năm năm và hằng năm về phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng, về thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố;

+  Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động, an toàn hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể, phá sản, thanh lý đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng, bảo hiểm tiền gửi và phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố;

+ Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng và các loại giấy phép hoạt động ngân hàng khác theo phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

+  Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức;

+  Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đối với chương trình, dự án tài chính vi mô theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

+  Chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng, trừ nhân sự của ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, nhân sự do chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ cử hoặc giới thiệu; chấp thuận người dự kiến được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài; chấp thuận việc thành lập, chấm dứt, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước, chi nhánh, văn phòng đại diện và các hình thức hiện diện thương mại khác ở nước ngoài của tổ chức tín dụng; chấp thuận việc thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng; chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng; chấp thuận các vấn đề khác về quản trị, tổ chức, tài chính và hoạt động theo pháp luật quy định phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoặc cho phép theo phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

+ Xử lý các vấn đề liên quan đến tổ chức, quản trị, điều hành của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm góp phần đảm bảo các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động lành mạnh, an toàn và theo đúng quy định của pháp luật theo phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

+ Thực hiện một số nội dung về quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

+  Xây dựng và tổ chức, theo dõi triển khai thực hiện đề án, phương án củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại, kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i khoản 2 Điều này theo phân cấp, ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

+ Phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, phương án quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

+ Xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra đối với Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (sau đây gọi là Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh).

+ Thực hiện thanh tra hành chính, thanh tra ngân hàng, thanh tra về phòng, chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi và thanh tra về các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; thanh tra vụ việc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.

+ Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, giám sát của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

+ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước khi cần thiết.

+. Thực hiện giám sát ngân hàng đối với các đối tượng giám sát ngân hàng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

+  Áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, đề xuất cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, xử lý vi phạm đối với đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật.

+ Tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, phòng, chống khủng bố.

+ Tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi.

+  Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác thanh tra, giám sát; hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính, thanh tra, giám sát ngân hàng đối với Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong ngành Ngân hàng thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

+  Yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo, cung cấp các thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.

+ Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra, giám sát trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

+ Yêu cầu Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố; tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

+ Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn đối với hội, tổ chức phi Chính phủ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

+ Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động quản lý, thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố; hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố; tổ chức việc tập huấn nghiệp vụ thanh tra, giám sát cho thanh tra viên ngân hàng, công chức khác thuộc Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.

+ Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý, thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.

+Thực hiện cải cách hành chính trong các lĩnh vực hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng theo kế hoạch cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước.

+. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và chế độ, chính sách đãi ngộ, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nghỉ hưu, thôi việc, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, người lao động thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng theo phân cấp của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; có ý kiến về xét khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân trong ngành Ngân hàng theo quy định của pháp luật.

+ Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao theo phân cấp của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật.

+Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.

1.3 Cơ cấu tổ chức

Theo Quyết định số 20/2019/QĐ-TTg ngày 12/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng gồm 08 đơn vị:

– Vụ Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (gọi tắt là Vụ I).

– Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng (gọi tắt là Vụ II).

– Văn phòng.

– Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng I (gọi tắt là Cục I).

– Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (gọi tắt là Cục II).

– Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng III (gọi tắt là Cục III).

– Cục Giám sát an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (gọi tắt là Cục IV).

– Cục Phòng, chống rửa tiền (gọi tắt là Cục V).

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến điều Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bảo đảm an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính?

Bảo đảm an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định mới nhất, luậ...

Xem thêm

Bảo đảm an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính?

Bảo đảm an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định mới nhất, luậ...

Xem thêm

Vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng ...

Vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính theo quy đị...

Xem thêm

Thế nào là mưa rải rác? Thế nào là mưa nhiều nơi?

Thế nào là mưa rải rác? Thế nào là mưa nhiều nơi? theo quy định mới nhất, luật 24H cam ...

Xem thêm

Vợ chồng đều hộ khẩu thường trú tại huyện Như Xuân muốn ly hôn ở h...

Vợ chồng đều hộ khẩu thường trú tại huyện Như Xuân muốn ly hôn ở huyện khác có được khô...

Xem thêm

Trong các bản tin dự báo thời tiết khi nào báo mưa vài nơi? Dự báo...

Trong các bản tin dự báo thời tiết khi nào báo mưa vài nơi? Dự báo có nơi và vài nơi có...

Xem thêm

Có thể hiểu thế nào là mưa lớn. Mưa được phân chia thành mấy dạng?

Có thể hiểu thế nào là mưa lớn. Mưa được phân chia thành mấy dạng theo quy định mới nhấ...

Xem thêm

Nội dung hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn

Nội dung hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn theo quy định mới nhất, luật 24H...

Xem thêm

Kịch bản biến đổi khí hậu là gì ? Nội dung kịch bản biến đổi khí hậu

Kịch bản biến đổi khí hậu là gì ? Nội dung kịch bản biến đổi khí hậu theo quy định mới ...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574