Đại diện cho con chưa thành niên trong phiên Tòa
Đại diện cho con chưa thành niên trong phiên Tòa
Đại diện cho con chưa thành niên trong phiên Tòa như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.
Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
1. Căn cứ pháp lý:
Bộ luật dân sự 2015;
Luật hôn nhân và gia đình 2014.
2. Giải quyết vấn đề:
2.1 Quy định về con chưa thành niên và đại diện của con chưa thành niên:
– Theo quy định của BLDS 2015. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. Theo quy định trên người chưa thành niên được hiểu là người chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hoá bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật. Như vậy; có thể thấy người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi; chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần; chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên.
– Khái niệm đại diện: Theo Điều 134 Bộ luật dân sự 2015, Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).
– Về đại diện của con chưa thành niên: Theo Điều 73 Luật hôn nhân và gia đình 2014, người đại diện của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự được quy định cụ thể như sau:
- Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.
- Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ.
- Cha, mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của con được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và theo quy định của Bộ luật dân sự.
Theo quy định này, cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.
2.2 Người đại diện cho con chưa thành niên trong phiên Tòa:
2.2.1 Trường hợp con chưa thành niên còn cha mẹ:
Theo Điều 73 Luật hôn nhân và gia đình 2014, người đại diện của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự được quy định cụ thể như sau: Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp con chưa thành niên còn cha mẹ và cha mẹ đủ điều kiện làm người đại diện theo pháp luật cho con thì cha mẹ sẽ là người đại diện cho con chưa thành niên trong phiên Tòa.
2.2.2 Trường hợp con chưa thành niên không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không đủ điều kiện để đại diện cho con:
Trong trường hợp người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ thì lúc này người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên sẽ là đại diện cho người chưa thành niên tại Tòa.
Theo quy định tại Điều 52 Bộ luật dân sự 2015 về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên thì người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên trong trường hợp này được xác định theo thứ tự sau đây:
– Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
– Trường hợp không có người giám hộ nêu trên thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
– Trường hợp không có người giám hộ trong hai trường hợp nêu trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Như vậ, trương hợp cha mẹ đủ điều kiện làm người đại diện theo pháp luật của con thì cha mẹ sẽ là người đại diện cho con tại Tòa, trường hợp cha mẹ không đủ điêu kiện thì người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên sẽ đại diện cho người chưa thành niên tại Tòa.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vấn đề đại diện cho con chưa thành niên trong phiên Tòa, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….;
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề đại diện cho con chưa thành niên trong phiên Tòa. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"