Đập phá tài sản phải chịu trách nhiệm như thế nào

Đập phá tài sản phải chịu trách nhiệm như thế nào theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.

Đập phá tài sản phải chịu trách nhiệm như thế nào? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý 

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Giải quyết vấn đề

1.Định nghĩa hành vi đập phá tài sản

Có thể hiểu, hành vi đập phá tài sản là hành vi có thể gây hư hỏng tài sản, khiến tài sản không thể sử dụng bình thường hoặc mất giá trị sử dụng, không dùng được nữa.

Do vậy, đập phá tài sản của người khác được xếp vào một trong những hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.

2.Quy định của pháp luật về hành vi hủy hoại tài sản

Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:

“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Đập phá tài sản phải chịu trách nhiệm như thế nào
 Đập phá tài sản phải chịu trách nhiệm như thế nào

3.Mức phạt tù có thể áp dụng đối với tội cố ý hủy hoại tài sản

Khi một người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại tài sản của người khác thì để xác định mức phạt tù mà Tòa án có thể áp dụng đối với người phạm tội này thì cần căn cứ vào tình chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và các tình tiết định khung tội phạm mà từ đó khung hình phạt áp dụng đối với người có hành vi phạm Tội hủy hoại tài sản của người khác cũng được xác định khác nhau. Cụ thể:

– Khung hình phạt: Người phạm tội bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Mức hình phạt này được áp dụng đối với những người phạm tội hủy hoại tài sản của người khác mà thuộc một trong các trường hợp:

+ Giá trị tài sản bị hủy hoại được xác định từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

+ Giá trị tài sản bị hủy hoại dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp: tài sản bị hủy hoại là di vật, cổ vật, là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; hoặc người phạm tội đã bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa tiền sự, xóa án tích; hoặc thuộc trường hợp hủy hoại tài sản nhưng có thể ảnh hưởng đến an ninh trật tự của xã hội.

– Khung hình phạt: Người phạm tội bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Mức hình phạt này được áp dụng đối với người phạm tội hủy hoại tài sản mà thuộc vào một trong các trường hợp sau:

+ Trị giá tài sản thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

+ Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với những đồng phạm khác, có tính chất có tổ chức.

+ Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với những mánh khóe, thủ đoạn nguy hiểm hoặc sử dụng những chất nguy hiểm về cháy nổ để thực hiện hành vi phạm tội.

Ví dụ, vì mâu thuẫn cá nhân, anh A muốn hủy hoại chiếc xe ô tô mới mua của anh B. Để thực hiện hành vi này, anh A đã đột nhập vào nhà và sử dụng xăng để đốt chiếc xe của anh B. Tuy nhiên, hành vi dùng xăng đốt của anh A không chỉ làm cháy nổ, hủy hoại hoàn toàn chiếc xe của anh B, mà còn gây cháy nổ, ảnh hưởng đến một số tài sản khác của anh B.

Trường hợp này, hành vi hủy hoại tài sản của anh A được đánh giá là có sử dụng các chất nguy hiểm về cháy nổ trong việc thực hiện hành vi phạm tội.

+ Người phạm tội đã từng thực hiện hành vi phạm tội trước đó, nay tiếp tục phạm tội và có tính chất tái phạm nguy hiểm.

+ Người phạm tội thực hiện hành vi hủy hoại tài sản người khác nhưng để nhằm mục đích che giấu những tội phạm khác.

Ví dụ: Một người do mâu thuẫn nên đã đột nhập, tấn công và giết chết một người từ phía sau khi người bị hại đang mở cửa xe ô tô. Sau khi giết người, người phạm tội đã chở người đã chết đến bãi đất vắng, và “tưới” xăng đốt cháy hoàn toàn chiếc xe ô tô của người bị hại nhằm mục đích phi tang “sạch sẽ” tất cả những chứng cứ, dấu vết về việc giết người và gây khó khăn trong việc nhận dạng người bị hại.

Có thể thấy, hành vi dùng xăng đốt, hủy hoại hoàn toàn chiếc xe của nạn nhân là hành vi hủy hoại tài sản của người khác. Tuy nhiên, hành vi này để nhằm che dấu, và làm rối loạn hiện trường của tội giết người mà người phạm tội đã thực hiện trước đó.

+ Người phạm tội hủy hoại tài sản của người khác xuất phát từ động cơ vì lý do công vụ của người bị hại.

– Khung hình phạt: Người phạm tội bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Mức hình phạt này áp dụng đối với người phạm tội hủy hoại tài sản mà trị giá tài sản thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

– Khung hình phạt: Người phạm tội bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm nếu có hành vi hủy hoại tài sản của người khác mà trị giá tài sản bị thiệt hại từ 500.000.000 đồng trở lên.

Như vậy, Tội hủy hoại tài sản của người khác là một trong những tội danh áp dụng đối với người phạm tội có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của mỗi cá nhân. Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền hợp pháp của cá nhân được pháp luật bảo hộ.

4.Các yếu tố cấu thành tội phạm

Mặt chủ quan của tội phạm:

+ Người phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

+ Người phạm tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau như: để trả thù, vì ghen tuông… nhưng chủ yếu là vì tư thù. Động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành, mà nó chỉ có ý nghĩa trong việc xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm.

Chủ thể của tội phạm:

 Chủ thể của tội phạm là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật. Người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều luật.

Khách thể của tội phạm:

Khách thể của tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu.

Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi khách quan:

Làm cho tài sản mất hẳn giá trị sử dụng không thể khôi phục lại được và như vậy toàn bộ giá trị tài sản không còn như lúc ban đầu. “Làm hư hỏng tài sản” là làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản và giá trị sử dụng bị giảm đó có thể khôi phục được (có thể khôi phục lại như cũ, nhưng có thể chỉ khôi phục lại được một phần).

Hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện như: Đốt cháy, đập phá, dùng thuốc nổ, dùng chất độc, hoá chất hoặc lợi dụng thiên tai để huỷ hoại tài sản…

+ Hậu quả:

Hậu quả là yếu tố bắt buộc phải có ở tội này, nếu chưa có hậu quả xảy ra thì chưa cấu thành tội phạm và tội phạm này cũng không có giai đoạn phạm tội chưa đạt và chuẩn bị phạm tội.Hậu quả nghiêm trọng do hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản gây ra là những thiệt hại về thể chất, tinh thần, nếu là thiệt hại về vật chất thì những thiệt hại này không phải là thiệt hại về tài sản do hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng trực tiếp gây ra.

5.Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 

Theo đó, Khoản 1 Điều 52 Bộ Luật hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội bao gồm:

– Phạm tội có tổ chức;

– Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

– Phạm tội có tính chất côn đồ;

– Phạm tội vì động cơ đê hèn;

– Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;

– Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;

– Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

– Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

– Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội;

– Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;

– Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;

– Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

Lưu ý: các tình tiết đã được Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Đập phá tài sản phải chịu trách nhiệm như thế nào bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Đập phá tài sản phải chịu trách nhiệm như thế nào

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tham nhũng là gì? Quy định pháp luật chủ thể của hành vi tham nhũng?

Tham nhũng là gì? Quy định pháp luật chủ thể của hành vi tham nhũng? luật 24H cam kết t...

Xem thêm

Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự

Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự như thế...

Xem thêm

Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng có đòi lại được không?

Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng có đòi lại được không? Bị lừa chuyển tiền qu...

Xem thêm

Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay

Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay Tình trạng vi phạm pháp l...

Xem thêm

Trình tự, thủ tục kê khai, tiếp nhận bản kê khai tài sản, thu nhập

Trình tự, thủ tục kê khai, tiếp nhận bản kê khai tài sản, thu nhập?luật 24H cam kết tư ...

Xem thêm

Nội dung thanh tra phòng chống tham nhũng

Nội dung thanh tra phòng chống tham nhũng? luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin ...

Xem thêm

Trách nhiệm báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm báo cáo về phòn...

Trách nhiệm báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm báo cáo về phòng chống tham nhũng? l...

Xem thêm

Quy định về minh bạch thu nhập trong phòng chống tham nhũng.

Quy định về minh bạch thu nhập trong phòng chống tham nhũng?luật 24H cam kết tư vấn 24/...

Xem thêm

Thủ tục thăm gặp người bị tam giam, tạm giữ mới nhất?

Thủ tục thăm gặp người bị tam giam, tạm giữ mới nhất? Thủ tục thăm gặp người bị tam gia...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574