Điều kiện cấp bằng độc quyền sáng chế. Quyền sử dụng sáng chế – Luật 24H
Điều kiện cấp bằng độc quyền sáng chế? Quyền sử dụng sáng chế? Hãng Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá rẻ nhất, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất, hoặc liên hệ qua hotline: 1900 6574
Sau đây, các Luật sư của Luật 24H sẽ tư vấn để giải đáp những thắc mắc trên.
Căn cứ pháp lý
Văn bản hợp nhất số 07/2019-VBHN/VPQH về Luật sở hữu trí tuệ
Giải quyết vấn đề
1. Điều kiện cấp bằng độc quyền sáng chế
Một sáng chế được cấp bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện: tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp.
Điều 58: Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Có tính mới;
Có trình độ sáng tạo;
Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Có tính mới: thể hiện ở việc sản phẩm và tính năng của nó so với những cái đã có rồi, thể hiện tính mới so với sản phẩm cũ, chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác.
Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định:
Điều 60. Tính mới của sáng chế
Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;
b) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
c) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
Luật sư tư vấn, gọi: 19006574
>> Xem thêm: Thủ tục đăng kí quyền tác giả theo quy định của pháp luật hiện hành mới nhất – Luật 24H
>> Xem thêm: Thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là bao lâu – Luật 24H
>> Xem thêm: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả theo quy định – Luật 24h
>> Xem thêm: Mẫu đơn đăng ký bản quyền tác giả mới nhất – Luật 24h
Có trình độ sáng tạo: điều này thể hiện ở việc vượt qua sự hiểu biết thông thường của những người có thể sáng tạo ra nó. Không dễ dàng phát minh ra có có ý tưởng về sáng tạo đó.
Điều 61: Trình độ sáng tạo của sáng chế
Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
Có khả năng áp dụng công nghiệp: là những lợi ích mà sản phẩm đó mang lại, phục vụ cho quá trình sản xuất, sinh hoạt của con người.
Điều 62: Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế
Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
2. Quyền sử dụng sáng chế
Căn cứ theo các điểm d, đ Khoản 2 Điều 125 Văn bản hợp nhất số 07 quy định chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp trong đó có chủ sở hữu sáng chế không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi:
d) Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước thực hiện theo quy định tại Điều 134 của Luật này;
đ) Sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật này;
Không chỉ có chủ sở hữu sáng chế mới có quyền sử dụng một sáng chế đang bảo hộ với mục đích thương mại, ngoài chủ sở hữu còn có các đối tượng khác có quyền sử dụng một sáng chế đang được bảo hộ với mục địch thương mại.
Một là, sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước
Điều 134 Văn bản hợp nhất số 07 quy định quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, cụ thể:
Điều 134: Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
Trường hợp trước ngày đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được công bố mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.
Người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho phép.
Quyền sử dụng trước đối với sáng chế được đặt ra để giải quyết tình huống trong thực tế, đó là có nhiều người bắt tay vào nghiên cứu và tìm ra các giải pháp kỹ thuật để giải quyết một vấn đề chung nhưng không phải bất kỳ ai cũng nộp đơn đăng ký yêu cầu bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền, trong khi đó lại có ngươi nộp đơn bảo hộ cho cùng một sáng chế, kiểu dáng công nghiệp của ho và được ghi nhận là chủ sở hữu. Điều kiện để được áp dụng quyền sử dụng trước sáng chế bao gồm:
Thứ nhất, phải có hành vi sử dụng của người sử dụng trước diễn ra trên thực tế, nghĩa là họ đang trực tiếp khai thác sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.
Thứ hai, việc sử dụng hoặc triển khai chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp phải diễn ra trước ngày công bố đơn đăng ký yêu cầu bảo hộ.
Thứ ba, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà người sử dụng trước đưa vào khai thác được tạo ra một cách độc lập với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu được bảo hộ
Hai là, sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Việc sử dụng sáng chế sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện những trường hợp này không phải xin phép chủ sở hữu, mà cơ quan nhà nước sẽ chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng để đảm bảo tính ứng dụng thực tế của sáng chế.
Luật sư tư vấn, gọi: 19006574
Xem thêm: Tư vấn cách bảo vệ quyền sở hữu tên miền theo pháp luật hiện hành – Luật 24H
Xem thêm: Đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định mới nhất – Luật 24h
>>Xem thêm: Quy định sở hữu trí tuệ – Luật 24h
>>Xem thêm: Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ với phần mềm máy tính – Luật 24h
>> Xem thêm: Thủ tục đăng kí quyền tác giả theo quy định của pháp luật hiện hành mới nhất – Luật 24H
>> Xem thêm: Thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là bao lâu – Luật 24H
Theo quy định tại Điều 145 Văn bản hợp nhất số 07 thì căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế được quy định cụ thể như sau:
– Trong các trường hợp sau đây, quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 147 của Văn bản hợp nhất số 07 mà không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế:
+ Việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội;
+ Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế quy định tại khoản 1 Điều 136 và khoản 5 Điều 142 của Văn bản hợp nhất số 07 sau khi kết thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc ba năm kể từ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế;
+ Người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thoả thuận với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thoả đáng;
+ Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
– Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế có quyền yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng khi căn cứ chuyển giao quy định tại khoản 1 Điều 145 Văn bản hợp nhất số 07 không còn tồn tại và không có khả năng tái xuất hiện với điều kiện việc chấm dứt quyền sử dụng đó không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.
Khoản 1 Điều 146 Văn bản hợp nhất số 07/2019 quy định các điều kiện nhằm hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc. Cụ thể:
Thứ nhất, đối với hình thức chuyển giao. Điểm a khoản 1 Điều 164 ghi nhận: “Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền”. Đây là hình thức mà Bên chuyển giao vẫn có quyền sử dụng sáng chế, quyền ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế không độc quyền với người khác. Xuất phát từ mục đích của việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và trên nguyên tắc “cân bằng lợi ích” Nội dung nguyên tắc này yêu cầu: Việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải tạo được sự hài hòa giữa chủ sở hữu và cộng đồng.
Thứ hai, thời hạn và phạm vi quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao. Đây là khoảng thời gian và phạm vi sử dụng cần thiết để Bên nhận chuyển giao thực hiện những hành vi cụ thể nhằm đạt được mục đích của mình. Hai giới hạn này được Văn bản hợp nhất số 07/2019 quy định gián tiếp thông qua cách thức ước lượng theo mục đích cần đạt được. Tại điểm b khoản 1 Điều 146, nhà làm luật xác định “quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao”.
Có thể nhận thấy, “mục tiêu chuyển giao” là một phạm trù chỉ mang tính ước lượng, không thể định lượng cụ thể trên thực tế. Bởi các mục tiêu đó là sự chấm dứt hành vi vi phạm của chủ sở hữu, thiệt hại của cá nhân, tổ chức khác được bồi thường thỏa đáng; hay nhu cầu cấp thiết của xã hội đã được đáp ứng, các nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho cộng đồng không còn tồn tại…
Thứ ba, điều kiện cung cấp sản phẩm sản xuất dựa trên quyền sử dụng sáng chế bắt buộc cho thị trường nước ngoài. điểm b khoản 1 Điều 146 Văn bản hợp nhất số 07/2019 Việt Nam quy định: “Quyền sử dụng được chuyển giao chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước”. Tuy nhiên, điều kiện này cũng có ngoại lệ cho Bên nhận chuyển giao. Ngoại lệ này áp dụng trong trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế dựa trên căn cứ là người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Thứ tư, người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác. Điều này có thể được lý giải như sau:
– Trên nguyên tắc “cân bằng lợi ích” và giá trị pháp lý của bằng độc quyền sáng chế, việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế phải đảm bảo rằng, sau khi thực hiện sự cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, chủ sở hữu vẫn tiếp tục là chủ thể nắm độc quyền đối với sáng chế. Nói cách khác, độc quyền này hay một bộ phận của nó không thể được chuyển nhượng mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu (trừ trường hợp ngoại lệ do luật định).
– Dưới góc độ sử dụng sáng chế vì cộng đồng: Mặc dù nguyên tắc “ưu tiên lợi ích xã hội” được xem là quan trọng, nhưng sự vận dụng nguyên tắc này vẫn chịu sự ràng buộc với những nguyên tắc còn lại, đặc biệt là nguyên tắc “cân bằng lợi ích”. Do đó, bên nhận chuyển giao không thể có thêm đặc quyền chuyển nhượng lại quyền sử dụng sáng chế đã được chuyển giao.
Tuy nhiên, lý do quan trọng nhất là vì nền tảng cho quy định này xuất phát từ thực tế là để cấp phép sử dụng bắt buộc, cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ vào tình trạng pháp lý của chủ thể nộp đơn. Mối quan hệ giữa tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và quyền sử dụng mong muốn đạt được là mối quan hệ biện chứng, ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng có cấp phép hay không. Nói cách khác, đó là hai yếu tố cùng tồn tại trong một thể thống nhất. Chính vì vậy, điểm c, khoản 1 Điều 146 đặt ra ngoại lệ, đó là: trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình.
Thứ năm, người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người nắm độc quyền một khoản tiền đền bù thỏa đáng.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi đưa ra, quý vị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình về điều kiện cấp bằng độc quyền sáng chế, quyền sử dụng sáng chế! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý vị vui lòng liên hệ đến Luật 24h hoặc gọi đến Hotline luật sư: 19006574 chúng tôi sẽ giải đáp mọi vấn đề của quý khách hàng.
Dịch vụ tư vấn của Luật 24H
-Tư vấn đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế
-Tư vấn quyền sử dụng sáng chế
-Soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế
Xem thêm: Công ty Luật 24h
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"