Đình công thế nào là đúng quy định của pháp luật hiện hành – Luật 24h
Đình công thế nào là đúng quy định của pháp luật hiện hành
Đình công như thế nào là đúng quy định pháp luật? Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá rẻ nhất, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất, hoặc liên hệ qua hotline: 1900 65 74
Sau đây, các Luật sư của Luật 24H sẽ tư vấn để giải đáp những thắc mắc trên.
Thực tế đa số các cuộc đình công ở nước ta trong thời gian qua đều rơi vào tình trạng trái pháp luật, vì vậy, trong bài viết dưới đây chúng tôi xin đưa ra một số thông tin cho quý vị về các quy định pháp luật để tiến hành một cuộc đình công hợp pháp
1.Cơ sở pháp lý
– Nghị định số 41/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành điều 220 của bộ luật lao động về danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công.
– Nghị định 46/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về tranh chấp lao động
2.Giải quyết vấn đề
Đình công là gì?
Đình công theo quy định tại Điều 209 Bộ luật lao động 2012 là “sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.”
Việc đình công diễn ra nhằm mục đích chính là đòi hỏi quyền lợi của người lao động như cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương, giảm giờ làm,… Hay nói khái quát hơn, đình công là một quyền của người lao động, được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được.
Luật sư tư vấn Luật lao động, gọi: 1900 65 74
>>Xem thêm: Đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng hưu trí năm 2020 – Hãng luật 24H
Đình công thế nào là đúng quy định pháp luật:
Đình công đúng quy định pháp luật khi đáp ứng các quy định sau, nếu có một trong các quy định cấm dưới đây, đình công không thể diễn ra hoặc nếu diễn ra thì đó được xác định là bất hợp pháp:
Phải là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích: đó là tranh chấp với tập thể người lao động về lợi ích, không phải là tranh chấp giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động.
Những người lao động phải cùng làm việc cho một người sử dụng lao động: đình công là hoạt động tập thể giữa những người lao động cùng chung mục đích muốn đòi quyền lợi với cùng một bên là người sử dụng lao động, đình công sẽ không thể diễn ra giữa những người lao động không cùng ông chủ.
Vụ việc tranh chấp lao động tập thể đã được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định cụ thể với tranh chấp lao động đã được thụ lý mà Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công sau thời hạn 05 ngày. Hoặc trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành thì sau thời hạn 03 ngày, tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.
Không tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do chính phủ quy định (ban hành kèm theo Nghị định 41/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành điều 220 của bộ luật lao động về danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công) bao gồm doanh nghiệp tại các lĩnh vực: Sản xuất, truyền tải, điều độ hệ thống điện; Thăm dò, khai thác dầu khí; sản xuất, cung cấp khí, gas; Bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải, Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông; bưu chính phục vụ cơ quan Nhà nước, Cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường ở các thành phố trực thuộc Trung ương, Trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng. Đây là những lĩnh vực sản xuất thiết yếu của cuộc sống, nếu xảy ra hoạt động đình công, nguồn cung ứng sẽ bị ảnh hưởng, xảy ra những bất ổn trong đời sống xã hội.
Không có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công: Khi xét thấy cuộc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoãn hoặc ngừng đình công và giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền giải quyết. Những trường hợp hoãn hoặc ngừng đình công quy định tại Điều 8 Nghị định 46/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về tranh chấp lao động như sau:
“Đình công dự kiến tổ chức tại các đơn vị cung cấp dịch vụ về điện, nước, vận tải công cộng và các dịch vụ khác trực tiếp phục vụ tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày Chiến thắng, ngày Quốc tế lao động và ngày Quốc khánh.
Đình công dự kiến tổ chức tại địa bàn đang diễn ra các hoạt động nhằm phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
Đình công diễn ra trên địa bàn xuất hiện thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
Đình công diễn ra đến ngày thứ ba tại các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, vệ sinh công cộng làm ảnh hưởng tới môi trường, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân tại thành phố thuộc tỉnh.
Đình công diễn ra có các hành vi bạo động, gây rối làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của nhà đầu tư, làm mất an ninh, trật tự công cộng ảnh hưởng đến các hoạt động của cộng đồng dân cư tại nơi xảy ra đình công.”
Thời điểm phát sinh quyền đình công
Thời điểm phát sinh quyền đình công là sau thời hạn quy định khi cuộc đình công đã được Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải. Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 209 Bộ luật Lao động 2012, việc đình công chỉ được tiến hành sau 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được; hoặc sau 03 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành.
Như vậy, không phải bất cứ lúc nào tập thể người lao động cũng được phép đình công mà chỉ được đình công sau khi Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải.
Thẩm quyền tổ chức đình công
Đình công là hoạt động của tập thể người lao động nhằm đòi quyền lợi cho chính người lao động, nhưng đình công không diễn ra tự phát theo kiểu chỉ tập hợp người lại và đòi quyền lợi mà đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo với nơi có tổ chức công đoàn cơ sở.
Hoặc ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của người lao động.
Công đoàn là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật. Vì vậy, khi cuộc đình công diễn ra theo sự tổ chức và lãnh đạo của tổ chức công đoàn.
Trình tự tiến hành đình công
Bước 1: Lấy ý kiến tập thể lao động
Khi có tranh chấp lao động không thể giải quyết được mà phải xử lý bằng đình công thì với tập thể lao động có tổ chức công đoàn cơ sở thì tổ chức công đoàn cơ sở lấy ý kiến của thành viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở và tổ trưởng các tổ sản xuất về việc có tổ chức đình công hay không. Nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của tổ trưởng các tổ sản xuất hoặc của người lao động.
Ban chấp hành công đoàn thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày về thời gian và hình thức ấy ý kiến. Nội dung lấy ý kiến để đình công bao gồm: Phương án của Ban chấp hành công đoàn về thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công; phạm vi tiến hành đình công; yêu cầu của tập thể lao động và ý kiến của người lao động đồng ý hay không đồng ý đình công.
Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với phương án của Ban chấp hành công đoàn đưa ra thì Ban chấp hành công đoàn sẽ quyết định tổ chức cuộc đình công.
Bước 2: Ra quyết định đình công
Ban chấp hành công đoàn cơ sở ra quyết định đình công bằng văn bản, quyết định đình công phải có các nội dung sau đây:
Kết quả lấy ý kiến đình công;
Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;
Phạm vi tiến hành đình công;
Yêu cầu của tập thể lao động;
Họ tên của người đại diện cho Ban chấp hành công đoàn và địa chỉ liên hệ để giải quyết.
Ban chấp hành công đoàn gửi quyết định đình công cho người sử dụng lao động, ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công đồng thời gửi 01 bản cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, 01 bản cho công đoàn cấp tỉnh.
Bước 3: Tiến hành đình công
Đến thời điểm diễn ra đình công như đã thông báo trước đó nếu người sử dụng lao động không chấp nhận giải quyết yêu cầu của tập thể lao động thì Ban chấp hành công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công.
Đình công là giải pháp cuối cùng để giải quyết những tranh chấp về lao động ảnh hưởng đến tập thể người lao động, các bên có quyền tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể hoặc cùng đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về lao động, tổ chức công đoàn và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở cấp tỉnh tiến hành hoà giải.
Hậu quả pháp lý của đình công:
Khi tổ chức đình công, Ban chấp hành công đoàn cơ sở cần xem xét và cân nhắc về tính hợp pháp của cuộc đình công, nếu có quyết định của Tòa án tuyên bố đình công là bất hợp pháp, căn cứ vào nội dung văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động, đại diện tổ chức công đoàn trực tiếp lãnh đạo đình công có trách nhiệm thực hiện bồi thường thiệt hại theo quy định.
Trong trường hợp, người nào có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công thì tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. (Căn cứ theo Khoản 2 Điều 233 Bộ luật lao động 2012)
Luật sư tư vấn Luật lao động, gọi: 1900 65 74
>Xem thêm: Sảy thai có được hưởng chế độ thai sản theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Thủ tục hưởng chế độ thai sản – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng thai sản theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Thủ tục giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định pháp luật – Hãng luật 24H
Các dịch vụ của hãng luật 24H:
Tư vấn về các vấn đề trình tự, thủ tục đình công thế nào là đúng quy định của pháp luật;
Tư vấn về các vấn đề khác liên quan đến đình công;
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp liên quan đến đình công
Trên đây là một số thông tin chúng tôi đưa ra, quý vị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc về vẫn đề đình công, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý vị vui lòng liên hệ đến Luật 24h hoặc gọi đến Hotline luật sư: 19006574 chúng tôi sẽ giải đáp mọi vấn đề của quý khách hàng.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây .
Tham khảo: Công ty Luật 24H
>>Xem thêm: Cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận các vấn đề hộ tịch? – Luật 24h
>>Xem thêm: Điều kiện, trình tự để đăng ký hộ khẩu thường trú thực hiện như thế nào là đúng nhất? – Luật 24h
>>Xem thêm: Có thể xin trích lục đăng ký kết hôn ở đâu ? Thủ tục như thế nào? – Luật 24h
>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục làm lại giấy khai sinh khi đã cao tuổi? – Luật 24h
>>Xem thêm: Thẩm quyền cấp lại Giấy khai sinh bản chính, thay đổi dân tộc? – Luật 24h
>>Xem thêm: Cách thức để ly hôn khi một bên ở nước ngoài theo quy định pháp luật mới nhất – LUẬT 24H
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"