2.1. Định giá quyền sở hữu trí tuệ như thế nào?

Quyền sở hữu trí tuệ (tài sản trí tuệ) được định giá trong các trường hợp cụ thể sau:

– Kiểm kê và quản lý nội bộ tài sản trí tuệ.

– Cần thu hút các nhà đầu tư và chứng minh giá trị của doanh nghiệp.

– Góp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu trí tuệ hoặc tham gia vào việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, thoải vốn, mua bán Cổ phần hoặc phần vốn góp tại doanh nghiệp.

– Sử dụng quyền sở hữu trí tuệ làm tài sản bảo đảm để vay vốn ngân hàng. Chuyễn nhượng hoặc li – xăng quyền sở hữu trí tuệ.

– Tham gia vào một tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và cần phải đánh giá mức độ thiệt hại.

– Tính giá trị của các tài sản sở hữu trí tuệ để thanh lý trong trường hợp doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản.

– Làm báo cáo tài chính và thuế.

Định giá quyền sở hữu trí tuệ ban đấu giá quyền sở hữu trí tuệ ?
Định giá quyền sở hữu trí tuệ ban đấu giá quyền sở hữu trí tuệ ?

2. Tài sản sở hữu trí tuệ được định giá như thế nào?

– Phương pháp dựa vào chi phí. Phương pháp này được sử dụng để ước tính các lợi ích trong tương lai của tài sản trí tuệ bằng cách tính số tiền cần để thay thế tài sản trí tuệ được đề cập.

– Phương pháp này cũng có thể được áp dụng với các biến thể:
+ Chi phí tái sản xuất. Nếu hồ sơ được giữ tốt, các chi phí tái sản xuất có thể được tính bằng cách tổng gộp, theo giá hiện hành, số tiền được sử dụng để phát triển tài sản trí tuệ được đề cập (phương pháp này còn được biết đến là xu hướng giá gốc). Nếu hồ sơ không được lưu giữ tốt, chi phí tái sản xuất có thể được ước tính bằng cách cộng gộp tiền công và chi phí cần thiết để tạo ra tài sản tương tự.
+ Chi phí thay thế. Số tiền cần để có được tài sản trí tuệ có cùng tính năng. Việc khấu trừ chi phí của tài sản trí tuệ có liên quan phải được thực hiện trong khi tính chi phí thay thế/tái sản xuất trước khi đưa ra giá trị cuối cùng.

– Phương pháp dựa vào thu nhập. Đây là phương pháp định giá tài sản trí tuệ được sử dụng một cách phổ biến nhất. Có nhiều dạng khác nhau của phương pháp dựa vào thu nhập và đôi khi, các biến thể được gọi là các phương pháp riêng biệt. Về cơ bản, phương pháp này tập trung vào nguồn thu nhập ước tính mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ mong muốn nhận được trong thời gian hiệu lực của quyền sở hữu trí tuệ, vì vậy, phương pháp này sử dụng khấu hao nguồn tiền mặt để tạo ra giá trị hiện tại cho nguồn thu nhập tương lai. Có thể ước tính được nguồn thu nhập khi nhìn vào số tiền mà doanh nghiệp thu được từ phí li-xăng nếu doanh nghiệp li-xăng một quyền sở hữu trí tuệ cụ thể.

  •  Phương pháp dựa vào thị trường. Phương pháp này dựa vào việc bên thứ ba sẵn sàng chi để mua hoặc thuê tài sản trí tuệ. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng bổ sung cho phương pháp dựa vào thu nhập. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số doanh nghiệp coi đây là phương pháp tốt nhất vì tính đơn giản và khả năng sử dụng thông tin thị trường. Điểm yếu của phương pháp này là không cung cấp được thông tin về cách xử lý các đặc điểm riêng biệt của các giao dịch cụ thể. Giống như các phương pháp định giá khác, phương pháp dựa vào thị trường cũng có các biến thể, bao gồm:
 – Phương pháp so sánh doanh thu. Những người sử dụng biến thể này dựa vào việc định giá một tài sản trí tuệ tương tự trên thị trường. Nhược điểm chính của phương pháp này là do mỗi giao dịch tài sản trí tuệ là duy nhất nên hầu như không thể gặp một thỏa thuận tương tự để có thể làm căn cứ cho việc định giá mới.
 
 Sử dụng mức phí chuẩn. Phương pháp này sử dụng mức phí chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp chuẩn được thiết lập. Một số ngành công nghiệp thiết lập và sử dụng mức phí chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp một cách tự nguyện trong vài năm.
  • Các phương pháp tùy chọn dựa vào giá cả. Các phương pháp này thường được sử dụng trong việc xác định giá trị thị trường của quyền lựa chọn mua cổ phiếu của doanh nghiệp. Những người định giá tài sản trí tuệ (đặc biệt là sáng chế) trong lĩnh vực công nghệ và công nghiệp dược phẩm sử dụng các phương pháp này ngày càng nhiều. Trong khi tồn tại các phương pháp định giá có tính “rủi ro trung bình” khác, phương pháp định giá tùy chọn được coi là có ưu điểm hơn cả.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến việc Định giá quyền sở hữu trí tuệ ban đấu giá quyền sở hữu trí tuệ ?, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

>>Xem thêm: Đất đang tranh chấp có được cấp giấy chứng nhận không? – Luật 24h

>>Xem thêm: Quy định hiện nay về việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam – Luật 24h

>>Xem thêm: Chồng mất làm thế nào để sang tên sổ đỏ cho vợ? – Luật 24h

>>Xem thêm: Quy định hiện nay về việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam – Luật 24h

>>Xem thêm: Làm như thế nào để lấy được thông tin đất đai? – Luật 24h