Hạn chế của các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự

Hạn chế của các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự

Hạn chế của các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự, Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Hạn chế của các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự
Hạn chế của các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân                                                 sự

Căn cứ pháp lý 

Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

Giải quyết vấn đề

Biện pháp khẩn cấp tạm thời đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án, đảm bảo việc thi hành án cũng như kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về biện pháp khẩn cấp tạm thời cơ bản đảm bảo vai trò này, tạo sự thuận lợi cho đương sự thực hiện quyền yêu cầu áp và giúp Tòa án dễ dàng trong việc xem xét áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hay giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Tuy nhiên, quy định của pháp luật tố tụng dân sự về biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định.

1. Đối với biện pháp “kê biên tài sản đang tranh chấp” và biện pháp “cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp”

Căn cứ theo khoản 1 Điều 120 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 quy định, kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản.

Theo Điều 121 BLTTDS 2015, cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác.
 
Như vậy, có thể nhận thấy,biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) tuy được quy định ở hai điều khác nhau nhưng có sự trùng lắp về mục đích hướng đến. Theo đó, biện pháp kê biên tài sản có mục đích là ngăn chặn hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản; biên pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản hướng đến ngăn chặn hành vi chuyển dịch quyền về tài sản. “Chuyển dịch quyền về tài sản” cũng được xem là một dạng của hành vi “tẩu tán tài sản”. Đồng thời, khi tài sản bị kê biên thì mặc nhiên tài sản đó không thể bị chuyển dịch quyền về tài sản.
 
Về chủ thể quản lý tài sản bị áp dụng BPKCTT: Biên pháp kê biên tài sản áp dụng đối với “người giữ tài sản đang tranh chấp”; biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản áp dụng đối với “người đang chiếm hữu tài sản tranh chấp, hoặc người đang giữ tài sản tranh chấp”. Tuy nhiên, “người đang chiếm hữu tài sản đang tranh chấp” có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản thì cũng cần phải áp dụng BPKCTT “kê biên tài sản” do hậu quả của nó đối với tài sản bị áp dụng BPKCTT là như nhau. Như vậy, kê biên tài sản là nhằm tránh tẩu tán, hủy hoại. Trong đó, chuyển dịch là “thay đổi hoặc làm thay đổi vị trí trong khoảng ngắn” hoặc “chuyển quyền sở hữu”. Chính vì vậy, xét về mặt ngôn ngữ, “kê biên tài sản” có phạm vi bao trùm “cấm chuyển dịch quyền về tài sản”.
 
Bên cạnh đó, quy định về phạm vi chủ thể quản lý tài sản bị áp dụng BPKCTT tại các Điều 120, 121 BLTTDS năm 2015 chưa bao quát các chủ thể quản lý tài sản cần bị áp dụng BPKCTT do không đề cập “chủ sở hữu tài sản tranh chấp” bị áp dụng BPKCTT. Điều đó có nghĩa là, nếu “chủ sở hữu tài sản tranh chấp” có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản mà họ không “đang chiếm hữu” hoặc “đang giữ tài sản đang tranh chấp” thì không thể áp dụng các BPKCTT đối với họ. Điều này là không hợp lý. Vì bởi, trên thực tế và theo quy định của pháp luật dân sự, chủ sở hữu tài sản hoàn toàn có thể thực hiện hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc chuyển dịch quyền về tài sản ngay cả khi họ không đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản.
 
2. Đối với biện pháp “cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định”
Căn cứ theo Điều 127 BLTTDS 2015 quy định, cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy, đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa án giải quyết.
 
Tuy nhiên, quy định của Điều 127 vô tình tạo khoảng trống để đương sự lạm dụng, né tránh khi yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT trong thực tiễn. Theo đó, đương sự có thể yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT tại Điều 127 để buộc người đang chiếm hữu, người giữ tài sản hoặc chủ sở hữu tài sản (mà không phải tài sản tranh chấp) không được tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản cho người khác hoặc yêu cầu áp dụng BPKCTT đối với phần tài sản có giá trị lớn hơn nghĩa vụ của người bị áp dụng BPKCTT. Trong khi đó, các yêu cầu này thực chất thuộc phạm vi áp dụng BPKCTT tại các Điều 120, 121, 125, 126 BLTTDS 2015.
 
3. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản đã chuyển nhượng cho người thứ ba nhưng chưa hoàn thành thủ tục chuyển nhượng
Hiện nay, việc áp dụng BPKCTT đối với trường hợp quyền sử dụng đất đã được chuyển nhượng cho người thứ ba, chưa hoàn thành thủ tục nhưng có điều kiện công nhận giao dịch còn được hiểu khác nhau.
 
Cách hiểu đầu tiên, Tòa án không chấp nhận yêu cầu áp dụng BPKCTT do quyền sử dụng đất đã chuyển nhượng cho người khác trước thời điểm yêu cầu. Mặc dù chưa hoàn thành thủ tục nhưng có đủ điều kiện công nhận nên không còn là tài sản của người bị yêu cầu.
 
Cách hiểu thứ hai, Tòa án vẫn được áp dụng BPKCTT. Vì, theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật dân sự, giao dịch chưa hoàn thành thủ tục để người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất được công nhận là người có quyền sử dụng nên cần phải áp dụng BPKCTT. Khi Tòa án áp dụng BPKCTT, người bị yêu cầu sẽ tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Họ có quyền yêu cầu độc lập để Tòa án công nhận giao dịch của họ nhằm xác định họ có quyền sử dụng đất. Trong trường hợp, việc yêu cầu áp dụng BPKCTT gây thiệt hại cho người nhận chuyển nhượng thì họ có quyền yêu cầu Tòa án buộc người yêu cầu áp dụng BPKCTT bồi thường theo khoản 1 Điều 113 BLTTDS năm 2015 và mục 11 Phần IV Giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tối cao. 
Tuy nhiên, trong trường hợp Tòa án chấp nhận áp dụng BPKCTT mà phát sinh thiệt hại cho người thứ ba thì người yêu cầu áp dụng BPKCTT phải bồi thường. Việc buộc người yêu cầu áp dụng BPKCTT phải bồi thường là chưa hợp lý. Bởi vì, Tòa án có thể từ chối áp dụng để tránh thiệt hại phát sinh nếu có quy định.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Hạn chế của các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Hạn chế của các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự.

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự, đất đai, thừa kế…

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan Hạn chế của các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bảo đảm an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính?

Bảo đảm an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định mới nhất, luậ...

Xem thêm

Bảo đảm an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính?

Bảo đảm an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định mới nhất, luậ...

Xem thêm

Vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng ...

Vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính theo quy đị...

Xem thêm

Thế nào là mưa rải rác? Thế nào là mưa nhiều nơi?

Thế nào là mưa rải rác? Thế nào là mưa nhiều nơi? theo quy định mới nhất, luật 24H cam ...

Xem thêm

Vợ chồng đều hộ khẩu thường trú tại huyện Như Xuân muốn ly hôn ở h...

Vợ chồng đều hộ khẩu thường trú tại huyện Như Xuân muốn ly hôn ở huyện khác có được khô...

Xem thêm

Trong các bản tin dự báo thời tiết khi nào báo mưa vài nơi? Dự báo...

Trong các bản tin dự báo thời tiết khi nào báo mưa vài nơi? Dự báo có nơi và vài nơi có...

Xem thêm

Có thể hiểu thế nào là mưa lớn. Mưa được phân chia thành mấy dạng?

Có thể hiểu thế nào là mưa lớn. Mưa được phân chia thành mấy dạng theo quy định mới nhấ...

Xem thêm

Nội dung hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn

Nội dung hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn theo quy định mới nhất, luật 24H...

Xem thêm

Kịch bản biến đổi khí hậu là gì ? Nội dung kịch bản biến đổi khí hậu

Kịch bản biến đổi khí hậu là gì ? Nội dung kịch bản biến đổi khí hậu theo quy định mới ...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574