Hoà giải tranh chấp đất đai tại cơ sở tối đa bao nhiêu lần thì kết thúc – Luật 24H
Hoà giải tranh chấp đất đai tại cơ sở tối đa bao nhiêu lần thì kết thúc, Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo về quyền lợi cho khách hàng tốt nhất.
Tranh chấp đất đai là lĩnh vực đang nổi trội, và xảy ra nhiều nhất hiện nay. Nhưng trước khi tiến hành khởi kiện tại Tòa án nhân dân thì phải thông qua thủ tục hoà giải tranh chấp. Tuy nhiên, nhiều người đang thắc mắc rằng hoà giải tranh chấp đất đai tại cơ sở tối đa bao nhiêu lần thì kết thúc?
Các Luật sư của Luật 24h sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề trên.
Cơ sở pháp lý
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của luật đất đai.
Giải quyết vấn đề
2.1. Hoà giải tranh chấp đất đai là gì?
Hoà giải được hiểu là thuyết phục các bên thỏa thuận thương lượng với các bên để tự giải quyết tranh chấp của mình một cách ổn thỏa. Thông thường, việc hoà giải được tiến hành sau khi thương lượng giữa các bên đã không đạt được kết quả. Việc hoà giải thường được thông qua bên thứ ba gọi là bên hoà giải.
2.2. Hoà giải tranh chấp đất đai
Căn cứ điều 202 Luật Đất đai 2013 thì hoà giải tranh chấp đất đai được quy định như sau:
– Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.
– Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hoà giải.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hoà giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
– Việc hoà giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hoà giải thành hoặc hoà giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hoà giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
– Đối với trường hợp hoà giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hoà giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2.3. Hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở tối đa bao nhiêu lần thì kết thúc
Theo khoản 1 điều 202 Luật Đất đai 2013 khi xảy ra tranh chấp, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.
Nếu các bên không tự hoà giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để yêu cầu hoà giải.
Kết quả hoà giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã xảy ra một trong hai trường hợp sau:
Trường hợp các bên hoà giải không thành thì các bên tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án theo quy định tại điều 100 Luật đất đai 2013.
Trường hợp các bên hoà giải thành thì sẽ kết thúc tranh chấp và lập biên bản hòa giải thành. Sau khi hoà giải thành, nếu các bên trong tranh chấp thay đổi ý kiến về một hoặc toàn bộ tranh chấp thì gửi đơn lên Ủy ban nhân dân để yêu cầu hòa giải lại đối với yêu cầu đó.
Theo đó, pháp luật không quy định hoà giải tranh chấp đất đai tại cơ sở tối đa bao nhiêu lần thì kết thúc chính vì vậy nên nếu các bên trong tranh chấp vẫn chưa thỏa thuận được thì vẫn có thể tiếp tục hoà giải thiện chí với nhau.
Luật sư tư vấn Đất đai, gọi 19006574
Xem thêm: Án lệ số 07
>>Xem thêm: Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp đât đai mới nhất – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Xóa thế chấp nhà ở theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến hoà giải tranh chấp đất đai tại cơ sở tối đa bao nhiêu lần thì kết thúc theo quy định của pháp luật , bao gồm:
– Tư vấn các vấn đề liên quan đến hoà giải tranh chấp đất đai tại cơ sở tối đa bao nhiêu lần thì kết thúc;
– Soạn thảo bộ hồ sơ khởi kiện theo yêu cầu;
– Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng;
– Tư vấn các thủ tục tố tụng về khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án;
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H về hoà giải tranh chấp đất đai tại cơ sở tối đa bao nhiêu lần thì kết thúc theo quy định của pháp luật. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan về hoà giải tranh chấp đất đai tại cơ sở tối đa bao nhiêu lần thì kết thúc theo quy định của pháp luật. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ tư vấn hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline:
1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
>>Xem thêm: Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hòa giải không – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì xử lý như thế nào theo quy định hiện hành – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Thủ tục xin cấp thông tin đất đai theo quy định mới nhất – Luật 24h
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"