Hoạt động giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước đối với hoạt động hành chính nhà nước.
Hoạt động giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước đối với hoạt động hành chính nhà nước, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
Căn cứ pháp lý
Hiến pháp 2013
Giải quyết vấn đề
1.Hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước .
Hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước với việc bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước
Thông qua hoạt động giám sát, các cơ quan quyền lực nhà nước giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền lực nhà nước một cách thường xuyên và trực tiếp chỉ đạo cũng như kiểm tra mọi mặt các hoạt động của các cơ quan hành chính khác cùng cấp. Qua việc giám sát này, các cơ quan quyền lực nhà nước có thể phát hiện ra những yếu kém, khuyết điểm trong công tác tổ chức và hoạt động cũng như những vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật và thực hiện những nhiệm vụ mà pháp luật đã quy định đối với các cơ quan hành chính nhà nước.
Dựa vào những cơ sở đã đạt được cơ quan quyền lực nhà nước kịp thời đề ra những biện pháp thích hợp và thực hiện trong thời gian cụ thể để khắc phục những khó khăn và tồn tại ấy. Cũng qua hoạt động giám sát Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp có dịp kiểm nghiệm tính hợp lí và hợp pháp của các văn bản luật đã ban hành. Nếu các văn bản luật đó có khuyết điểm về hình thức hay nội dung thì các cơ quan quyền lực nhà nước đó phải đưa ra những biện pháp khắc phục. Và cũng thông qua đó các cơ quan quyền lực nhà nước này cũng đưa ra những yêu cầu và biện pháp để cải tiến chế độ, quy trình lập pháp, lập quy nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước. Nếu có những vi phạm pháp luật xâm phạm tới trật tự và lợi ích của nhà nước, xã hội và công dân của cán bộ nhà nước thì cần phải phát hiện kịp thời và có những biện pháp xử lý nghiêm minh những vi phạm đó để củng cố pháp chế.
2. Hoạt động giám sát của Quốc hội
2.1 Hình thức hoạt động
– Thực hiện trên kỳ họp qua nghe báo cáo của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ, thảo luận đánh giá các báo cáo đó.
– Thông qua quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội đối với Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp. Trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc trả lời bằng văn bản.
– Các ủy ban, hội đồng của Quốc hội giúp Quốc hội thực hiện quyền giám sát và trên các kỳ họp báo cáo trước Quốc hội về hoạt động của mình trong các bản báo cáo thẩm tra, thuyết trình…(thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của Uỷ ban pháp luật, thẩm tra thực hiện ngân sách của Uỷ ban kinh tế và ngân sách…). Ủy ban thường vụ Quốc hội vừa là cơ quan giúp Quốc hội vừa trực tiếp giám sát việc thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân; đồng thời có quyền đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội bãi bỏ các văn bản đó, đối với những văn bản của của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì bãi bỏ.
– Các tổ đại biểu và từng đại biểu, một mặt, giúp Quốc hội giám sát hoạt động của Chính phủ, mặt khác, còn trực tiếp giám sát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ quản lý, có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước áp dụng các biện pháp và khắc phục việc làm vi phạm pháp luật, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang trả lời những vấn đề mà Quốc hội quan tâm. Người phụ trách các cơ quan, đơn vị, tổ chức có nghĩa vụ trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định. Ngoài ra hoạt động giám sát của các tổ chức đại biểu và đại biểu Quốc hội là thông qua việc tiếp xúc cử tri, nghe đề nghị cũng như các yêu cầu và khiếu nại của cử tri về thực hiện nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước và các cán bộ có thẩm quyền ở những cơ quan ấy.
– Tính quyền lực trong hoạt động giám sát của Quốc hội đối với bộ máy hành chính nhà nước không chỉ thể hiện ở mặt tổ chức như quyết định thành lập bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt mà còn thể hiện ở đối tượng, phạm vi giám sát mọi lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Quyền giám sát của Quốc hội đối với quản lý hành chính nhà nước có phạm vi rất lớn, thể hiện rõ tính quyền lực nhà nước, thành lập, bãi bỏ các cơ quan, các chức danh của bộ máy hành chính nhà nước…và cả trong hoạt động cụ thể của bộ máy hành chính nhà nước.
2.2 Cơ chế thực hiện quyền giám sát của Quốc hội
Vấn đề đặt ra là Quốc hội thực hiện quyền giám sát của mình như thế nào? Ở góc độ thực tiễn, Quốc hội không thể và không cần thiết phải tự mình trực tiếp thực hiện hoạt động giám sát đó. Cũng như vấn đề thực hiện quyền lực Nhà nước, ở đây đòi hỏi có sự phân công. Quốc hội giao một phần quyền thực hiện hoạt động giám sát của mình cho các cơ quan Nhà nước khác và giám sát kiểm tra theo dõi các cơ quan đó thực hiện sự ủy quyền của mình như thế nào? Ví dụ, Quốc hội có thể giao cho một số cơ quan nhà nước khác như Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân… thực hiện hoạt động giám sát. Quyền lực của các cơ quan này có tính phái sinh từ quyền lực nhà nước của Quốc hội thì hoạt động giám sát của chúng cũng bắt nguồn từ quyền giám sát của Quốc hội. Các cơ quan này thực hiện hoạt động giám sát trong những lĩnh vực nhất định theo phân công (ủy quyền) của Quốc hội và bản thân hoạt động của những cơ quan này đến lượt mình lại chịu sự giám sát của Quốc hội. Cụ thể, Quốc hội thành lập Viện kiểm sát nhân dân và giao cho nó quyền kiểm sát việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật trong hoạt động tư pháp và Quốc hội giám sát hoạt động của Viện kiểm sát trong lĩnh vực được phân công thông qua các hình thức như nghe báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, chất vấn Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao…. Quốc hội giao cho Chính phủ nhiệm vụ “tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, nghị quyết của Chủ tịch nước” (khoản 1 điều 96 Hiến pháp 2013). Các Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế, “Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định”, “Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng hợp thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử” (Điều 104 Hiến pháp năm 2013).
Quốc hội chỉ trực tiếp thực hiện quyền giám sát của mình trong những phạm vi mà Quốc hội thấy cần thiết nhất, quan trọng nhất. Đối tượng giám sát, cách thức giám sát trong trường hợp này luôn có những đặc thù khác với hoạt động giám sát mà Quốc hội ủy quyền. Quốc hội trực tiếp giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các văn bản và trong hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa Án nhân dân tối cao, Viện Kiểm Sát nhân dân tối cao. Quốc hội với tư cách là chủ thể quyền lực Nhà nước có thể ủy quyền cho các bộ phận cấu thành trong hệ thống của Quốc hội thực hiện một số công đoạn, nhiệm vụ giám sát nhất định và hoạt động của những bộ phận cấu thành này đến lượt chúng cũng là đối tượng giám sát của Quốc hội.
Như vậy Quốc hội thực hiện quyền giám sát của mình bằng hai cách: trực tiếp – bằng chính hoạt động của Quốc hội và gián tiếp – thông qua hoạt động giám sát của một số cơ quan nhà nước được Quốc hội ủy quyền. Hai hình thức này có liên hệ gắn bó với nhau, tạo thành một hoạt động giám sát thống nhất nhằm bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp và luật do Quốc hội ban hành. Nhưng đồng thời mỗi hình thức này lại có tính độc lập tương đối với nhau. Khi đã giao quyền hoạt động giám sát cho các cơ quan nhà nước trong những phạm vi giới hạn xác định thì Quốc hội không bao biện làm thay, không can thiệp vào hoạt động của những cơ quan đó trong từng trường hợp cụ thể.
3. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương thực hiện quyền giám sát đối với các cơ quan nhà nước khác ở địa phương, đặc biệt đối với hoạt động của ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân cũng như các đơn vị trực thuộc. Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân địa phương là chức năng chủ yếu của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Căn cứ vào quy định của Hiến pháp và Điều 1 của Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân: “Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương”, nội dung hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân được xác định:
– Thực hiện trên kỳ họp HĐND bằng cách nghe báo cáo và thảo luận, đánh giá báo cáo của HĐND, của cơ quan chuyên môn bằng cách chất vấn trên kỳ họp đối với Chủ tịch và các thành viên UBND, Thủ trưởng các ủy ban chuyên môn ủy ban; bằng hoạt động của Thường trực HĐND, các ban của hội đồng; bằng hoạt động của đại biểu và các nhóm đại biểu trong khu vực bầu cử.
– Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp khi phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến hoạt động giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước đối với hoạt động hành chính nhà nước.
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"