Hỏi về bạo lực gia đình
Hỏi về bạo lực gia đình theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.
Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
Căn cứ pháp lý
Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Giải quyết vấn đề
Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em. Trong những năm qua, bạo lực gia đình có sự phát triển phức tạp tạo nên những vấn đề nhức nhối, đau lòng trong xã hội.
Tầm quan trọng của việc xử lý bạo lực gia đình đã được Chính phủ Việt Nam nhìn nhận với bằng chứng cụ thể là việc thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 và nhiều văn bản pháp luật, chính sách khác.Trong đó, quy định thế nào là bạo lực gia đình được quy định cụ thể để dễ dàng nhận diện hành vi trài pháp luật này, đồng thời có biện pháp phòng chống, xử lý thích hợp.
1. HÀNH VI NÀO ĐƯỢC COI LÀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH?
Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
2. Cấm các hành vi sau đây:
h) Bạo lực gia đình;”
Như vậy, bạo lực gia đình là hành vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Bạo lực gia đình là một dạng của bạo lực xã hội, là “Hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (theo khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007). Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng khác nhau.
2. CÁC DẠNG HÀNH VI BẠO LỰC TRONG GIA ĐÌNH
Có thể nhận diện bạo lực gia đình ở những hình thức chủ yếu sau theo Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007:
“Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.”
Căn cứ vào hành vi bạo lực gia đình được liệt kê như trên, có cụ thể hóa ra những hành vi bạo lực gia đình thường xảy ra trên thực tế như sau:
2.1. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
+ Thường xuyên gây tổn hại về sức khỏe, gây tổn thương về tinh thần đối với thành viên gia đình;
+ Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, giam hãm ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm;
+ Ép buộc thành viên gia đình thực hiện hành vi trái pháp luật;
+ Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ;
+ Thường xuyên dọa nạt thành viên gia đình bằng các hình ảnh, con vật, đồ vật mà người đó sợ;
+ Nuôi các con vật, trồng các loại cây gây hại cho sức khỏe của thành viên gia đình tại nơi ở của thành viên đó;
+ Ép buộc thành viên gia đình phải xem, nghe, đọc những văn hóa phẩm đồi trụy, kinh dị;
+ Ép buộc thành viên gia đình bán dâm;
2.2. Cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình, có thể bao gồm:
+ Lăng mạ, chửi bới, chì chiết thành viên gia đình;
+ Tiết lộ hoặc phát tan tư liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
+ Cưỡng ép thành viên gia đình lột bỏ quần áo trước mặt nhiều người hoặc nơi công cộng;
+ Phát tờ rơi hoặc sử dụng các phương tiện thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
+ Phổ biến, phát tán bài viết, hình ảnh, âm thanh về vụ bạo lực gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
2.3. Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý, có thể bao gồm:
+ Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc các mối quan hệ xã hội khác nhằm cô lập thành viên đó;
+ Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;
+ Không cho thành viên gia đình đọc sách, báo, xem ti vi, nghe đài hoặc tiếp cận với thông tin đại chúng hàng ngày;
+ Thường xuyên đòi hỏi thành viên gia đình đáp ứng yêu cầu vượt quá khả năng của thành viên gia đình đó.
+ Đe dọa tự gây thương tích cho mình hoặc tự gây thương tích cho mình để đòi hỏi thành viên gia đình đáp ứng yêu cầu của mình;
+ Buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực của người có hành vi bạo lực với thành viên gia đình khác, người khác hoặc các con vật;
+ Thường xuyên theo dõi thành viên gia đình vì lý do ghen tuông;
+ Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc có hành vi gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên gia đình.
2.4. Bạo lực liên quan tới tình dục, bao gồm:
+ Cưỡng ép quan hệ tình dục; có hành vi bạo lực trong sinh hoạt tình dục vợ chồng mà người vợ hoặc chồng đó không muốn;
+ Buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh sinh hoạt tình dục của người có hành vi bạo lực với người khác;
+ Buộc vợ hoặc chồng của người có hành vi bạo lực sống chung một nhà hoặc ngủ chung phòng với người tình của người có hành vi bạo lực và người có hành vi bạo lực;
+ Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục;
+ Có hành vi tác động vào cơ thể thành viên gia đình không phải là vợ, chồng nhằm kích động tình dục, hoặc lạm dụng thân thể người đó vì mục đích tình dục;
2.5. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ khác trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau, bao gồm:
+ Ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
+ Cản trở người không trực tiếp nuôi con thăm nom con sau khi ly hôn, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của Tòa án;
2.6. Trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con; Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn, anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật; Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
2.7. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác; Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.
– Bạo lực về kinh tế, bao gồm:
+ Không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng;
+ Kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của thành viên gia đình hoặc nguồn tài chính chung của gia đình nhằm tạo ra cho thành viên gia đình sự phụ thuộc về tài chính;
+ Buộc thành viên gia đình đóng góp tài chính quá khả năng của họ; Đập phó tài sản riêng của mình nhằm gây áp lực về tâm lý đối với thành viên gia đình;
+ Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình;
+ Dùng tài sản chung của gia đình tham gia các giao dịch dân sự vì lợi ích cá nhân mà không được sự đồng ý của các thành viên đã thành niên trong gia đình;
+ Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc năng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;
+ Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống;
2.8. Buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ trái pháp luật;
+ Đe dọa để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ;
+ Buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ vào ban đêm hoặc lúc trời mưa, bão, gió rét;
+ Thực hiện các hành vi nhằm tạo ra tình trạng khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Hỏi về bạo lực gia đình, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan
Soạn thảo hồ sơ có liên quan
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"