Hợp đồng hành chính là gì, ở Việt Nam đã áp dụng những loại hợp đồng nào, mà theo quan niệm khoa học được gọi là hợp đồng hành chính?
Hợp đồng hành chính là gì, ở Việt Nam đã áp dụng những loại hợp đồng nào, mà theo quan niệm khoa học được gọi là hợp đồng hành chính?
Hợp đồng hành chính là gì, ở Việt Nam đã áp dụng những loại hợp đồng nào, mà theo quan niệm khoa học được gọi là hợp đồng hành chính? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.
Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật Dân sự 2015
2. Giải quyết vấn đề:
2.1. Khái niệm hợp đồng hành chính
Hợp đồng hành chính là một công cụ trong quản lý hành chính nhà nước và nó không chỉ là công cụ để cơ quan hành chính nhà nước mở rộng, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế vào các hoạt động cung cấp dịch vụ công, vào các công trình xây dựng cơ bản, giao thông công chính nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng dịch vụ ngày càng gia tăng của các tầng lớp xã hội, mà nó còn là công cụ hành chính nhằm quản lý chặt chẽ, hạn chế thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
Như vậy có thể nhận thấy hợp đồng hành chính có nội hàm, thứ nhất là thuật ngữ chức năng, thứ hai là thuật ngữ định danh và thứ ba là thuật ngữ công cụ.
2.2. Hình thức quản lý của nhà nước thông qua hợp đồng hành chính
Hợp đồng là văn bản pháp lý được ký kết giữa các bên tham gia. Việc ký kết hợp đồng là hình thức hoạt động của cá nhân, tổ chức, cơ quan, bởi vì thông qua việc ký kết các hợp đồng mà các chủ thể hợp đồng tham gia vào những quan hệ pháp luật nhất định.
Trong Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Thương mại… đều coi hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng. Để hình thành được một bản hợp đồng, các bên tham gia đều phải đi qua con đường “thỏa thuận”, “thống nhất” với nhau về nội dung hợp đồng, về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Với cách tiếp cận này, hợp đồng là phương tiện để đạt được mục tiêu nhất định của các bên tham gia quan hệ hợp đồng.
Trong lĩnh vực hành chính, để đạt được mục tiêu, mục đích của quản lý các quá trình xã hội, các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện các loại hoạt động khác nhau (trong khoa học luật hành chính, khoa học quản lý thường gọi là hình thức hoạt động – hình thức của quản lý), đó là hoạt động mang tính pháp lý – ban hành các quyết định hành chính (quyết định chủ đạo, quyết định quy phạm, quyết định cá biệt, cụ thể) và hoạt động ít hay không mang tính pháp lý (tiến hành nghiên cứu, đánh giá, tổng kết thực tiễn, hội họp…). Trong các hình thức pháp lý luôn thể hiện tính mệnh lệnh, quyền lực, sự phục tùng ở các mức độ khác nhau. Trong một số trường hợp, để đạt được mục tiêu, mục đích của hoạt động hành chính, đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho cộng đồng, bộ máy nhà nước (chủ yếu là bộ máy hành chính nhà nước) ký kết các hợp đồng khác nhau.
Trong quan hệ hợp đồng giữa cơ quan nhà nước và bên ký kết đều có sự thỏa thuận, nhưng trong một số trường hợp cơ quan nhà nước lại có những “đặc quyền” thể hiện ưu thế đối với bên khác khi xác định nội dung hợp đồng, trên cơ sở các quy định của pháp luật hành chính. Trong một số trường hợp, khi giao kết hợp đồng với các chủ thể khác, cơ quan nhà nước đại diện cho công quyền để ký kết, vì vậy, hợp đồng hành chính như là gạch nối giữa quan hệ dân sự, lao động, kinh tế với quan hệ hành chính.
Như vậy, trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, hay những cơ quan khác của nhà nước, ngoài những hoạt động xây dựng và ban hành các quyết định pháp luật, thực hiện các hoạt động mang tính tổ chức, tác nghiệp kỹ thuật còn thực hiện việc ký kết hợp đồng để giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động hành chính nhà nước. Do đó, hợp đồng hành chính được xem xét là hình thức của hoạt động hành chính nhà nước.
Mặt khác, hợp đồng hành chính trở thành chuẩn mực điều chỉnh quan hệ giữa pháp nhân công pháp – một bên ký kết hợp đồng với bên khác trong quan hệ là cá nhân, tổ chức, cơ quan công quyền khác
2.3. Các dạng hợp đồng hành chính đã và đang áp dụng trong quản lý ở Việt Nam
– Thứ nhất, PPP – Một dạng của hợp đồng hành chính, PPP hay hợp đồng hành chính trên thực tế đã xuất hiện ngay sau đổi mới dưới dạng các hợp đồng BOT, BTO… Trong thời gian gần đây, vấn đề hợp tác công tư (Public – Private – Partnership) viết tắt là PPP, được dư luận quan tâm dưới góc độ là một phương thức đầu tư. Tuy nhiên, PPP theo nghĩa rộng còn bao gồm cả hình thức hợp tác ở chiều ngược lại, trong đó tư nhân không phải là bên cung cấp dịch vụ, thu tiền, mà tư nhân với tư cách là bên sử dụng dịch vụ và trả tiền cho nhà nước theo những thỏa thuận ad-hoc (thỏa thuận riêng, mang tính vụ việc), không tuân theo mức phí và điều kiện chung. Ví dụ: Việc lính thông tin đi kéo đường dây, lắp thiết bị cho các công ty viễn thông, cảnh sát bảo vệ cho các ngân hàng. Các thỏa thuận này được các luật gia luật hành chính các nước thuộc hệ thống châu Âu lục địa (bao gồm Nga và Việt Nam) gọi là hợp đồng hành chính.
Nhưng các quy định pháp lý chuyên biệt để điều chỉnh loại quan hệ này xuất hiện muộn hơn và còn sơ sài. Điều này, dẫn tới nhà đầu tư không tránh khỏi những rủi ro, va đập pháp lý. Trong số các rủi ro đó bao gồm rủi ro biến động chính sách qua hàng chục năm thực hiện dự án PPP; rủi ro không có cơ chế giải quyết tranh chấp hữu hiệu; rủi ro không thể sai áp tài sản của đối tác là cơ quan nhà nước ký kết PPP để đòi nợ. Những rủi ro này xuất hiện do bản chất pháp lý của PPP vượt ra khỏi các thỏa thuận dân sự, kinh doanh, thương mại truyền thống và làm cho quan niệm “mỗi ngành luật có đối tượng điều chỉnh độc lập” gặp khó khăn khi tìm cách điều chỉnh hợp đồng hành chính theo cách truyền thống.
– Thứ hai, nhượng quyền khai thác (Franchise) là hình thức mà theo đó cơ sở hạ tầng được nhà nước xây dựng và sở hữu nhưng giao (thường là thông qua đấu giá) cho tư nhân vận hành và khai thác.
– Thứ ba, mô hình thiết kế – xây dựng – vận hành (DBO), khu vực tư nhân sẽ thiết kế, xây dựng và vận hành (ví dụ bệnh viện, cầu đường) và nhà nước sẽ mua lại dịch vụ.
– Thứ tư, mô hình thiết kế – xây dựng – tài trợ – vận hành DBFO (Design- Build – Finance – Operate), khu vực tư nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận hành công trình nhưng nó vẫn thuộc sở hữu nhà nước.
– Thứ năm, xây dựng – vận hành – chuyển giao BOT (Build – Operate – Transfer) là mô hình mà ở đó công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng và vận hành công trình trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giao toàn bộ cho nhà nước. Mô hình này khá phổ biến ở Việt Nam.
– Thứ sáu, khác biệt một chút với mô hình BOT, trong mô hình BTO (xây dựng – chuyển giao – vận hành), quyền sở hữu cơ sở hạ tầng được chuyển giao ngay cho nhà nước sau khi xây dựng xong, nhưng công ty thực hiện dự án vẫn giữ quyền khai thác công trình.
– Thứ bảy, là phương thức xây dựng – sở hữu – vận hành BOO (Build – Own – Operate). Ở mô hình này, công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng công trình, sở hữu và vận hành nó, nhà nước mua lại sản phẩm đầu ra theo giá cam kết. Mô hình BOO rất phổ biến đối với các nhà máy điện cả ở Việt Nam và trên thế giới.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Hợp đồng hành chính là gì, ở Việt Nam đã áp dụng những loại hợp đồng nào, mà theo quan niệm khoa học được gọi là hợp đồng hành chính?, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
>>Xem thêm: Đất đang tranh chấp có được cấp giấy chứng nhận không? – Luật 24h
>>Xem thêm: Quy định hiện nay về việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam – Luật 24h
>>Xem thêm: Chồng mất làm thế nào để sang tên sổ đỏ cho vợ? – Luật 24h
>>Xem thêm: Quy định hiện nay về việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam – Luật 24h
>>Xem thêm: Làm như thế nào để lấy được thông tin đất đai? – Luật 24h
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"