Kế toán số dư nợ không thu được giải quyết như thế nào?
Kế toán số dư nợ không thu được giải quyết như thế nào theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
Căn cứ pháp lý
Luật Kế toán 2015
Giải quyết vấn đề
Điều kiện, mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
– DN phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:
1.1. Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
– 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
– 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
– 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
– 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
1.2. Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; Người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết,… => Thì DN dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, DN tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của DN.
2. Nguyên tắc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
2.1. Khi lập Báo cáo tài chính: DN xác định các khoản nợ phải thu khó đòi và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có bản chất tương tự có khả năng không đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi.
2.2. Doanh nghiệp trích lập dự phòng phải thu khó đòi khi:
– Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, DN đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được => Việc xác định thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi phải trích lập dự phòng được căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo hợp đồng mua, bán ban đầu, không tính đến việc gia hạn nợ giữa các bên;
– Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.
2.3. Điều kiện, căn cứ trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
– Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ,…
– Mức trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi thực hiện theo quy định hiện hành.
– Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
2.4. Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính
– Trường hợp Khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn Số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên Sổ kế toán thì Số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng chi phí quản lý DN.
– Trường hợp Khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn Số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên Sổ kế toán thì Số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm chi phí quản lý DN.
2.5. Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, DN đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhưng vẫn không thu được nợ và xác định khách nợ thực sự không có khả năng thanh toán thì DN có thể phải làm các thủ tục bán nợ cho DN mua, bán nợ hoặc xóa những khoản nợ phải thu khó đòi trên Sổ kế toán.
Việc xóa các khoản nợ phải thu khó đòi phải thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ DN. Số nợ này được theo dõi trong hệ thống quản trị của DN và trình bày trong Thuyết minh BCTC. Nếu sau khi đã xóa nợ, DN lại đòi được nợ đã xử lý thì số nợ thu được sẽ hạch toán vào Tài khoản 711 “Thu nhập khác”.
3. Cách hạch toán khoản Nợ phải thu khó đòi
3.1. Khi lập BCTC, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý DN
Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (TK 2293)
3.2. Nếu nhỏ hơn, hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (TK 2293)
Có TK 642 – Chi phí quản lý DN
3.3. Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được, kế toán thực hiện xóa nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào quyết định xóa nợ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 331, 334,… (Phần tổ chức cá nhân phải bồi thường)
Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (TK 2293) (Phần đã lập dự phòng)
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý DN (Phần được tính vào chi phí)
Có các TK 131, 138, 128, 244,…
3.4. Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xóa nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ; Căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:
Nợ các TK 111, 112,…
Có TK 711 – Thu nhập khác
3.5. Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thỏa thuận, tùy từng trường hợp thực tế, ghi nhận như sau:
– Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (Theo giá bán thỏa thuận)
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý DN (Số tổn thất từ việc bán nợ)
Có các TK 131, 138,128, 244,…
– Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng phải thu khó đòi, nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ thì số tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí quản lý DN, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (Theo giá bán thỏa thuận)
Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (TK 2293) (Số đã lập dự phòng)
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý DN (Số tổn thất từ việc bán nợ)
Có các TK 131, 138, 128, 244,…
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Chế độ kế toán dùng cho các doanh nghiệp?, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến nội dung trên
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"