Khái niệm “chủ thể thực hiện “và “chủ thể tham gia” thủ tục hành chính.

Khái niệm “chủ thể thực hiện “và “chủ thể tham gia” thủ tục hành chính., luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý 

Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính

Giải quyết vấn đề

1. Khái niệm về thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính là cách thức và trình tự thực hiện thẩm quyền quản lí hành chính nhà nước của các chủ thể quản lí hành chính nhà nước và cách thức tham gia vào các công việc quản lí hành chính nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quản lí hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP có quy định :

” Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.”

Trong thủ tục hành chính có chủ thể thực hiện thủ tục hành chính và chủ thể tham gia thủ tục hành chính. Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính là chủ thể có thẩm quyền nhân danh Nhà nước tiến hành các thủ tục hành chính bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức và những người có thẩm quyền. Chủ thể tham gia thủ tục hành chính có thể là cơ quan, tổ chức hoặc công dân.

Mỗi hoạt động quản lí theo cách nói thông thường (ví dụ, hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoạt động cấp giấy phép, hoạt động xử phạt vi phạm hành chính…) thực chất là chuỗi những hoạt động diễn ra theo trình tự nhất định mà mỗi hoạt động cụ thể trong đó có thể được thực hiện bởi những chủ thể khác nhau, ở những thời điểm khác nhau, với nội dung và nhằm những mục đích khác nhau. Kết quả của hoạt động quản lí phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phụ thuộc một phần đáng kể vào số lượng, thứ tự các hoạt động cụ thể, mục đích, nội dung, cách thức tiến hành các hoạt động cụ thể trong một chuỗi hoạt động thống nhất, tức là phụ thuộc vào thủ tục tiến hành các hoạt động quản lí.

Thủ tục đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành bộ máy nhà nước cũng như bảo đảm quyền và lợi ích của thủ tục hành chính là tổng thể các quy phạm pháp luật xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào các quan hệ xã hội do luật hành chính xác lập nhầm thực hiện các quy phạm vật chất cùa luật hành chính. Thực ra thù tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định nên thủ tục hành chính chính là nội dung của nhóm quy phạm pháp luật hành chính (thường gọi là quy phạm thủ tục) chứ thủ tục không phải là quy phạm pháp luật.

2. Các đặc trưng cơ bản của thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính có những đặc trưng:

1) Thủ tục hành chính tuy do nhiều cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức thực hiện nhưng cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức thuộc những cơ quan này là chủ thể chủ yếu;

2) Thủ tục hành chính đo pháp luật hành chính quy định và có tính chất bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

3) Thủ tục hành chính có nhiều loại khác nhau;

4) Thủ tục hành chính gắn với công tác công văn, giấy tờ của Nhà nước.

Thủ tục hành chính có 3 loại: Thủ tục hành chính nội bộ, thủ tục hành liên hệ và văn thư hành chính.

Toàn bộ các quy phạm pháp luật về thủ tục hành chính tạo thành chế định thủ tục hành chính – chế định quan trọng của luật hành chính. Chỉ có các hoạt động quản lí hành chính nhà nước đã được quy phạm thủ tục hành chính điều chỉnh mới là thủ tục hành chính. Còn các hoạt động tổ chức – tác nghiệp cụ thể nào đó trong hoạt động quản lí hành chính không được các quy phạm thủ tục hành chính điều chỉnh thì không phải là thủ tục hành chính.

3. Phân tích các đặc điểm của thủ tục hành chính

Mặc dù có nhiều thủ tục hành chính khác nhau nhưng do tính thống nhất của quản lí hành chính nhà nước nên các thủ tục hành chính có một số đặc điểm chung sau đây:

Thứ nhất, thủ tục hành chính là thủ tục thực hiện các hoạt động quản lí nhà nước hay thủ tục hành chính được thực hiện bởi các chủ thể quản lí hành chính nhà nước.

Các hoạt động quản lí diễn ra trong lĩnh vực nào được thực hiện theo thủ tục pháp luật quy định trong lĩnh vực đó. Hoạt động quản lí trong lĩnh vực hành pháp (quản lí hành chính nhà nước) được thực hiện theo thủ tục hành chính. Quản lí hành chính nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, cá nhân được nhà nước trao quyền, trong đó quan trọng nhất phải kể đến các cơ quan hành chính, các cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan này. Vì cơ quan hành chính có chức năng quản lí hành chính nhà nước nên các chủ thể trong hệ thống cơ quan đó không chỉ thực hiện phần lớn các thủ tục hành chính mà còn thực hiện những thủ tục liên quan đến các hoạt động quản lí hành chính quan trọng nhất.

Ngoài cơ quan hành chính, các cơ quan nhà nước khác cũng tiến hành các thủ tục hành chính khi thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước như khi các cơ quan đó xây dựng, củng cố chế độ công tác nội bộ; các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính khi tiến hành các hoạt động quản lí hành chính được Nhà nước trao quyền trong những trường hợp cụ thể do pháp luật quy định. Các chủ thể nói trên, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn của mình, khi tiến hành

Thứ hai, thủ tục hành chính có tính mềm dẻo, linh hoạt.

Hoạt động quản lí hành chính nhà nước vốn phong phú, đa dạng. Nội dung và cách thức tiến hành từng hoạt động cụ thể chịu sự tác động của rắt nhiều yếu tố khác nhau như thẩm quyền, năng lực của chủ thể quản lí, đặc điểm của đôì tượng quản lí, điêu kiện, hoàn cảnh diễn ra hoạt động quản lí… Mỗi yếu tố đó lại chịu sự tác động đan xen phức tạp của các yếu tố kinh tế, chính tri, văn hoá-xã hội khiến cho hoạt động quản lí hành chính trở nên hết sức sống động. Thủ tục hành chính vối tính chất là cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động quản lí đương nhiên phải linh hoạt mới có thể tạo nên quy trình hợp lí cho từng hoạt động quản lí cụ thể. Do vậy, không thể có một thủ tục hành chính duy nhất cho toàn bộ hoạt động quản lí hành chính nhà nước mà có rất nhiều thủ tục hành chính. Thậm chí để giải quyết một loại công việc nhất định cũng có thể cần các thủ tục hành chính khác nhau.

Ví dụ, pháp luật quy định hai thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là thủ tục đơn giản và thủ tục có lập biên bản. Việc định ra hai thủ tục để xử phạt vi phạm hành chính vừa đơn giản, thuận tiện cho người xử phạt và người bị xử phạt trong trường hợp có thể, vừa đảm bảo tính chặt chẽ, có cơ sở cho hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Mặt khác, so với thủ tục lập pháp và thủ tục tư pháp, nhu cầu bãi bỏ thủ tục hành chính cũ, đưa ra thủ tục mới, thay đổi các thủ tục đã có đặt ra khá thường xuyên đảm bảo thích ứng vói sự biến đổi linh hoạt của hoạt động quản lí. Khi xây dựng thủ tục hành chính nếu nhận thức đúng đắn về đặc điểm này sẽ tạo ra sự linh hoạt, mềm dẻo cho hoạt động quản lí, nếu phủ nhận đặc điểm này có thể làm xơ cứng hoạt động quản lí, kìm hãm quá trình phát triển xã hội. Sự cường điệu tính linh hoạt của thủ tục hành chính cũng có thể dẫn đến việc đặt ra quá nhiều thủ tục một cách không cần thiết hoặc thay đổi thủ tục một cách tuỳ tiện làm cho hoạt động quản lí thiếu ổn định.

Thứ hai, chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới có quyền thực hiên thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định. Xét dưới góc độ quyền lực, thực hiện thủ tục hành chính là hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước trong mọi trường hợp chỉ được sử dụng bởi những chù thể do pháp luật quy định và nằm trong cơ cấu quyền lực nhà nước nói chung. Mỗi chủ thể chỉ sử dụng quyền lực trong giới hạn nhất định. Tương ứng với giới hạn thẩm quyền pháp luật trao cho, mỗi chủ thể có những phương tiện và điều kiện nhất định đảm bảo cho việc thực hiên thẩm quyền (điều kiện vật chất, nhân sự, bộ máy…). Do đó, các thủ tục được thực hiện không đúng thẩm quyền thì không những việc thực hiện thủ tục đó không hợp pháp mà hiệu quả quản lí cũng bị ảnh hưởng.

Thứ ba, thủ tục hành chính phải được thực hiện đúng pháp luật. Về mặt lí thuyết, tất cả các thủ tục hành chính được pháp luật quy định đều là cần thiết và là quy trình hợp lí nhất để thực hiện các hoạt động quản lí trên thực tế. Hơn nữa, mỗi thủ tục hành chính được thực hiện nhiều lần ở những thời điểm khác nhau, bởi các chủ thể khác nhau, sự tuân thủ nghiêm ngặt các thủ tục hành chính tạo nên tính khoa học, đồng bộ, thống nhất trong quản lí hành chính nhà nước. Ngay cả khi các thủ tục hành chính đã trở nên không còn phù hợp do nhận thức về quản lí hay thực tiễn quản lí thay đổi thì các chủ thể thực hiện thủ tục cũng không được tùy tiện thay đổi hoặc bỏ qua. Một thủ tục hành chính cụ thể chỉ mất giá tri pháp lí khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ.

Khái niệm “chủ thể thực hiện “và “chủ thể tham gia” thủ tục hành chính.
Khái niệm “chủ thể thực hiện “và “chủ thể tham gia” thủ tục hành chính.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến khái niệm “chủ thể thực hiện “và “chủ thể tham gia” thủ tục hành chính.

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Khái niệm “chủ thể thực hiện “và “chủ thể tham gia” thủ tục hành chính.

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho cá nhân, tổ chức trong quản...

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho cá nhân, tổ chức trong quản lý hành chính được q...

Xem thêm

Đảng viên vi phạm kỷ luật đảng khi vi phạm cái gì?

Đảng viên vi phạm kỷ luật đảng khi vi phạm cái gì? Đảng viên vi phạm kỷ luật đảng khi v...

Xem thêm

Hoạt động kiểm tra của Đảng đối với hoạt động hành chính nhà nước.

Hoạt động kiểm tra của Đảng đối với hoạt động hành chính nhà nước. Hoạt động kiểm tra c...

Xem thêm

Phân loại các quyết định hành chính nhà nước

Phân loại các quyết định hành chính nhà nước Phân loại các quyết định hành chính nhà nư...

Xem thêm

Những trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vự...

Những trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan Những trườ...

Xem thêm

Toà án xét xử khiếu kiện hành chính về hành vi hành chính nào?

Toà án xét xử khiếu kiện hành chính về hành vi hành chính nào? Toà án xét xử khiếu kiện...

Xem thêm

Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước

Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước như thế nào...

Xem thêm

Phân loại viên chức

Phân loại viên chức Phân loại viên chức như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về ...

Xem thêm

Khái niệm quy chế pháp lý hành chính của công dân

Khái niệm quy chế pháp lý hành chính của công dân Khái niệm quy chế pháp lý hành chính ...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574