Khái niệm và đặc điểm của dẫn độ tội phạm

Khái niệm và đặc điểm của dẫn độ tội phạm theo pháp luật Việt Nam

Khái niệm và đặc điểm của dẫn độ tội phạm? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.

Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật tương trợ tư pháp năm 2007;

Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Giải quyết vấn đề

Khái niệm và đặc điểm của dẫn độ tội phạm
Khái niệm và đặc điểm của dẫn độ tội phạm

1. Khái quát chung về dẫn độ tội phạm

Dẫn độ tội phạm không phải là nghĩa vụ pháp lí, bởi vì, trong luật quốc tế không có quy phạm được thừa nhận chung về dẫn độ tội phạm. Thông thường, yêu cầu về dẫn độ tội phạm được đáp ứng khi giữa các quốc gia hữu quan có hiệp định đặc biệt về vấn đề này. Khi không có hiệp định về việc dẫn độ kẻ tội phạm cụ thể nào đó là quốc gia tự quyết định theo pháp luật của mình. Trong thực tiễn điều ước quốc tế và pháp luật của nhiều nước thì có quy tắc không dẫn độ các công dân (của nước mình hoặc tội phạm xảy ra trên lãnh thổ nước mình). Việc dẫn độ tội phạm sẽ không được tiến hành nếu như nhà nước tiến hành dẫn độ đã xét xử, đã tuyên án về tội đó và bản án đã được thực hiện. Những tội phạm chiến tranh không thể được coi là tội phạm chính trị (theo nhiều nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc). Trong điều ước quốc tế, có điều khoản quy định: những kẻ ám sát các nguyên thủ quốc gia cũng không được coi là tội phạm chính trị (Công ước về loại trừ và trừng phạt tội khủng bố năm 1937, Công ước châu Âu về dẫn độ tội phạm năm 1957).

Hiện nay, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã kí với một số nước Hiệp định tương trợ tư pháp. trong đó có quy định về điều kiện và trật tự tiến hành dẫn độ những kẻ là tội phạm hình sự.

2. Khái niệm dẫn độ tội phạm trong luật quốc tế

Dẫn độ tội phạm là hành vi tương trợ pháp lý, được thoả thuận giữa các quốc gia hữu quan (quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu dẫn độ) dựa trên cơ sở các quy định của luật quốc tế, trong đó một quốc gia được yêu cầu sẽ thực hiện việc chuyển giao cá nhân đang hiện diện trên lãnh thổ nước mình cho quốc gia có yêu cầu để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật đối với cá nhân đó.

Trong quan hê quốc tế, dãn độ tội phạm là một trong số nội dung của hợp tác quốc tế chống tội phạm, là hình thức giúp đỡ pháp lý trong việc thực hiện thẩm quyền xét xử tư pháp. Về phương diện pháp lý, đa số trường hợp dẫn độ tội phạm có tính chất đụng chạm trực tiếp đến quyền lợi của hai quốc gia (quốc gia chuyển giao và quốc gia tiếp nhận tội phạm). Theo nguyên tắc chung đã được luật quốc tế công nhận, dẫn độ tội phạm là quyền của quốc gia chứ không phải là nghĩa vụ pháp lý quốc tế của quốc gia. Nói cách khác, dẫn độ tội phạm thuộc thẩm quyền riêng biệt cùa quốc gia được yêu cầu dẫn độ – nơi tội phạm đang có mặt. Dựa trên cơ sở quyền tối cao đối với lãnh thổ, quốc gia có toàn quyền quyết định tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân đang ở trên lãnh thổ nước mình phù hợp với luật quốc gia. Nghĩa vụ dẫn độ tội phạm chỉ phát sinh trong trường hợp có điều ước quốc tế tương ứng ghi nhận các điều kiện cụ thể cho phép dẫn đô. Chính vì vậy, các quốc gia đã ký kết các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến dẫn độ tội phạm trong quan hệ quốc tế. Các diều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia được coi là cơ sờ pháp lý của dẫn độ tội phạm.

Trên thực tế, cần thiết phải có sự phân biệt trục xuất với dẫn độ do một quốc gia thực hiện đối với một cá nhân phạm tôi. Đây là hành vi thể hiện chính sách của quốc gia chứ không phải là hành vi hợp tác quốc tế chống tội phạm như dẫn độ. Trục xuất là việc quốc gia nghiêm cấm cá nhân phạm tội không được quyền lưu trú trên lãnh thổ nước mình, phải ròi khỏi lãnh thổ quốc gia và không có quốc gia nào tiếp nhân cá nhân này.

3. Đặc điểm của dẫn độ tội phạm:

– Dẫn độ được thực hiện theo yêu cầu của một quốc gia, quốc gia này là nơi người phạm tội có thực hiện hành vi hoặc mang quốc tịch.

– Cơ sở áp dụng là theo quy định của pháp luật quốc gia có yêu cầu dẫn độ và điều ước quốc tế mà 2 nước là thành viên.

– Là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.

– Dẫn độ phát sinh nhằm để thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự với người có hành vi vi phạm và thi hành án với người thực hiện hành vi phạm tội.

4. Các nguyên tắc pháp lý về dẫn độ

Quá trình phát triển chế định dẫn độ tôi phạm đã hình thành nên hê thống các nguyên tắc chỉ đạo trong toàn bộ hoạt động dẫn độ tội phạm.

+ Nguyên tắc có đi có lại:

Nội dung của nguyên tắc này ghi nhận quốc gia được yêu cầu dẫn độ chỉ thực hiện dẫn độ theo yêu cầu nếu nhân được bảo đảm từ phía quốc gia yêu cầu dẫn độ rằng trong trường hợp tương tự, quốc gia này chắc chắn sẽ thực hiện dẫn độ tội phạm cho quốc gia đối tác hữu quan. Đây là được ghi nhân trong Luật quốc gia cùa một số nước, tức luật pháp các nước này yêu cầu phải tuân thủ nguyên tắc có đi có lại trong việc thực hiên dẫn độ tội phạm. Nguyên nhân cơ bản cùa việc xuất hiên nguyên tắc này là sự cần thiết phải tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia, tôn trọng chủ quyền của các quốc gia đồng thời không được cản trở quốc gia trong việc tự nguyện hạn chế chủ quyền của mình và thực hiện dẫn độ tội phạm trong trường hợp không có các điều kiện loại bỏ việc dẫn độ này. Trong trường hợp ngược lại, quốc gia có thể dựa trên cơ sở giải thích của mình về chủ quyền, cho phép tội phạm hình sự cư trú trên lãnh thổ nước mình.

Đây là nguyên tắc tồn tại thực tế trong quan hệ của nhiều quốc gia liên quan đến việc dẫn độ tội phạm. Hiện nay, cũng có quan điểm pháp lý của không ít quốc gia khác cho rằng nên loại bỏ nguyên tắc có đi có lại trong Luật quốc gia như là điều kiện không thể chấp nhân khi giải quyết các yêu cầu dẫn độ tội phạm từ các quốc gia khác.

+ Nguyên tắc định danh kép:

Trong các văn bản pháp lý quốc gia cũng như quốc tế đều có sự ghi nhận nội dung của nguyên tắc định danh kép trong dẫn độ tội phạm. Theo nguyên tắc này, cá nhân cần phải dẫn độ khi hành vi của họ được định danh là hành vi tội phạm theo luật quốc gia của cả hai nước (nước yêu cầu và nước được yêu cầu dẫn độ). Nói cách khác, dẫn độ tội phạm chỉ được thực hiện nếu theo luật của hai quốc gia hữu quan đều khẳng định hành vi của cá nhân bị dẫn độ là hành vi tội phạm hình sự và mức hình phạt cần là hình thức tù giam, với thời hạn được xác định. Thời hạn tù giam theo ý chí của các bên được thể chế hóa trong luật nước mình hoặc được các bên thỏa thuận và ghi trong điều ước quốc tế có liên quan.

Trong quá trình xem xét nguyên tắc định danh kép cũng cần quan tâm đến việc phân loại tội phạm trong quy định pháp luật của một số quốc gia khi có sự phân chia thành tội phạm nghiêm (trọng tội) và tội phạm ít nghiêm trọng (khinh tội). Việc phân loại như vậy sẽ làm cho nhiều trường hợp việc xác định đối tượng cần dẫn độ của nước được yêu cầu hợp tác gặp khó khăn, do trong thực tiễn, luật pháp của các nước khác nhau sẽ không có quan điểm thống nhất đối với khái niệm phân loại tội phạm nêu trên.

+ Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình:

Quốc gia được yêu cầu dẫn độ có quyền từ chối việc dẫn độ tội phạm nếu cá nhân phạm tội là công dân nước mình . Quy định này được ghi nhận trong hiến pháp hoặc đạo luật về quốc tịch của quốc gia. Tuy vậy, nguyên tắc này cũng có ngoại lệ. Cụ thể, tại Hội nghị quốc tế lần thứ in về thống nhất hoá luật quốc tế đã đạt được thoả thuận nhất trí nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình cho nước khác không được áp dụng đối với các cá nhân thực hiên tội phạm quốc tế.

Tương tự, trong luật pháp của một loạt quốc gia, như Áo, Anh, Israel, Ân Độ, Canada và Mỹ… cho phép khả năng dẫn độ công dân nước mình cho nước khác nhưng phải dựa trên nguyên tắc có đi có lại. Vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn khi cá nhân bị dẫn độ là người không có quốc tịch hoặc người có nhiều quốc tịch. Trong trường hợp dẫn độ công dân nước thứ ba, luật quốc tế không bắt buộc các quốc gia phải có nghĩa vụ dẫn độ. Vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào pháp luật của quốc gia có liên quan.

+ Nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị:

Nguyên tắc này đã được ghi nhận trong hàng loạt các điều ước quốc tế đa phương và song phương về tương trợ pháp lý và trong pháp luật quốc gia của các nước. Mặc dù cố sự nhất trí về quan điểm công nhận nguyên tắc này nhưng trong thực tiễn quốc tế không có sự thống nhất về giải thích vấn đề tính chất chính trị. Theo nguyên tắc, việc xác định tính chất chính trị của tội phạm được thực hiện trong quá trình xét xử tại tóặ án, và hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách của quốc gia nơi đang có người bị dẫn độ lẩn trốn. Thực tiễn dẫn độ tội phạm đã biết đến các trường hợp khi cá nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở nước mình đã bỏ trốn ra nước ngoài và yêu cầu được cư trú chính trị ở đó.

Bên cạnh những nguyên tắc chuyên biệt nêu trên của chế định pháp lý quốc tế về dẫn độ tội phạm, còn tổn tại và có hiệu lực các quy tắc được công nhận chung của luật quốc tế về quá trình dẫn độ tội phạm. Trước hết phải đề cập đến quy tắc chỉ dẫn độ đối với tội phạm thực hiện được công nhận là cơ sở để tiến hành dẫn độ. Như vậy, quốc gia yêu cầu dẫn độ phải có nghĩa vụ không được tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm không phải là cơ sở pháp lý để thực hiện dẫn độ. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự không đúng với tội phạm bị dẫn độ là cơ sở để quốc gia dẫn độ thực hiện hành vi phản đối. Quy định này có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo khắc phục được sự lạm dụng của các quốc gia đối với chế định dẫn độ nhằm mục đích riêng của mình. Quốc gia dẫn độ có thể thoả thuận rằng họ chỉ đồng ý dẫn độ đốì với một nhóm loại tôi phạm xác định. Ví dụ, Công ước châu Âu năm 1957 về dẫn độ tội phạm đã quy định điều khoản như vậy.

Trong thực tiễn quan hệ quốc tế còn xuất hiên trường hợp cùng một lúc có nhiều quốc gia yêu cầu dẫn độ tội phạm (ví dụ, tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ của nhiều quốc gia). Trong trường hợp như vậy, quốc gia được yêu cầu có toàn quyền quyết định theo đánh giá của mình sẽ dẫn độ cho quốc gia nào trong số các quốc gia có yêu cầu. Trong quan hệ quốc tế về dẫn độ đã xuất hiên quy tắc “thẩm quyền ưu thế hơn”. Khái niệm thẩm quyền này được hiểu là quốc gia dẫn độ sẽ chuyển giao tội phạm cho quốc gia có “thẩm quyền ưu thế hơn” trong số các nước yêu cầu dẫn độ tội phạm. Như vậy, việc xác định nội dung “thẩm quyền ưu thế hơn” hoàn toàn do quốc gia dẫn độ tự quyết định. Trong thực tế, “thẩm quyền ưu thế hơn” sẽ thuộc về quốc gia nơi hành vi tội phạm nghiêm trọng nhất được thực hiện hoặc quốc gia đầu tiên gửi yêu cầu dẫn độ tôi phạm.

+ Các vấn đề pháp lý khác về dẫn độ tội phạm

Vấn đề đầu tiên là vấn đề không dãn độ tôi phạm, tức các trường hợp mà quốc gia có quyền từ chối dẫn độ. Trong vấn đề này, ngoài trường hợp đã nêu trên, luật quốc tế còn đưa ra các trường hợp không dẫn độ, cho phép quốc gia được yêu cầu từ chối dẫn độ tội phạm cho quốc gia hữu quan nếu không có cơ sở để thực hiện việc dẫn độ. Ví dụ, hành vi của cá nhân người bị yêu cầu dẫn độ chỉ có liên quan đến trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hành chính, hết thời hiệu tố tụng…

5. Trình tự, thủ tục chung trong dẫn độ tội phạm

Theo quy định chung của luật quốc tế, quốc gia yêu cầu dẫn độ tội phạm cần phải gửi cho quốc gia được yêu cầu văn bản đề nghị dẫn độ hợp thể thức. Trình tự tiến hành gùi văn bản đề nghị dẫn độ cũng như các tài liệu giấy tờ khác kèm theo được thực hiện thông thường theo kênh ngoại giao. Các tài liệu, giấy tờ kèm theo này có mục đích chứng minh cơ sở của yêu cầu dẫn độ tội phạm.

Trong trường hợp văn bản yêu cầu dẫn độ không đáp ứng được các điều kiện về nội dung và hình thức thì quốc gia được yêu cầu có thể đề nghị bổ sung cho đầy đù như quy định với thời hạn bổ sung cụ thể, thời hạn này có thể được gia hạn thêm theo đề nghị của quốc gia yêu cầu dẫn độ. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền được yêu cầu dẫn độ cũng là cơ quan có thẩm quyền đề nghị bổ sung các thông tin, dữ liệu cần thiết cho dẫn độ. Đây là quyền đã được công nhận rộng rãi trong luật quốc gia cũng như điều ước quốc tế.

Sau khi nhận được yêu cầu dẫn độ đúng về mặt thù tục, quốc gia được yêu cầu có nghĩa vụ bắt giữ cá nhân là đối tượng của yêu cầu dẫn độ. Thủ tục tố tụng tiến hành các yêu cầu về dẫn độ tội phạm được điều chỉnh riêng biệt theo pháp luật quốc gia được yêu cầu dẫn độ, tuy vây các bên hữu quan có thể thoả thuận các điều kiện có tính chất ngoại lệ dựa trên cơ sở song phương hoặc đa phương. Quốc gia đáp ứng yêu cầu về dẫn độ cần thông báo theo kênh liên lạc nhất định, thường là kênh ngoại giao cho quốc gia yêu cầu dẫn độ được biết đồng thời thông báo về địa điểm và thời gian chuyển giao tội phạm cùng tài sản có được bằng hành vi tội phạm và các vật chứng của vụ việc hình sự. Quy định này đã được các quốc gia công nhân rộng rãi và được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế về hoặc đề cập dẫn độ tội phạm.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vấn đề Khái niệm và đặc điểm của dẫn độ tội phạm, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề khái niệm và đặc điểm của dẫn độ tội phạm;

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thủ tục thành lập công ty tại Sở kế hoạch đầu tư Quận Đống Đa

Thủ tục thành lập công ty tại Sở kế hoạch đầu tư Quận Đống Đa. Bạn đang gặp khó khăn tr...

Xem thêm

Tư vấn thủ tục thành lập hợp tác xã tại Quận Cầu Giấy

Tư vấn thủ tục thành lập hợp tác xã tại Quận Cầu Giấy, Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, vớ...

Xem thêm

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Quận Hà Đông

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Quận Hà Đông. Bạn đang gặp khó khăn trong việc t...

Xem thêm

Thành lập Công ty tại Quận Hà Đông

Thành lập Công ty tại Quận Hà Đông. Bạn đang gặp khó khăn trong việc thành lập Công ty?...

Xem thêm

Trình tự, thủ tục thành lập hợp tác xã tại Quận Đống Đa

Trình tự, thủ tục thành lập hợp tác xã tại Quận Đống Đa, Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, ...

Xem thêm

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Quận Ba Đình

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Quận Ba Đình . Bạn đang gặp khó khăn trong việc ...

Xem thêm

Thành lập Công ty tại Quận Ba Đình

Thành lập Công ty tại Quận Ba Đình. Bạn đang gặp khó khăn trong việc thành lập Công ty?...

Xem thêm

Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Quận Ba Đình

Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Quận Ba Đình. Bạn đang gặp khó khăn trong việ...

Xem thêm

Thủ tục thành lập công ty tại Sở kế hoạch đầu tư Quận Ba Đình

Thủ tục thành lập công ty tại Sở kế hoạch đầu tư Quận Ba Đình. Bạn đang gặp khó khăn tr...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574