Khi trộm đột nhập vào nhà thì xử lý thế nào cho an toàn và đúng pháp luật?

Khi trộm đột nhập vào nhà thì xử lý thế nào cho an toàn và đúng pháp luật?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. ? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý 

Bộ luật dân sự 2015

Giải quyết vấn đề

Khi phát hiện có người lạ đột nhập vào nhà, chúng ta chưa thể khẳng định ngay đó là trộm mà cần phải kiểm tra xác minh xem người ta có vào nhầm nhà hay không, có phải là khách hay không, cũng có thể tiếng động, bóng đen đó chính là người trong gia đình mình. 

Một đặc điểm của kẻ gian là rất sợ bị phát hiện, khi bị phát hiện thì phản xạ đầu tiên là bỏ chạy. Nếu không bỏ chạy được thì sẽ chống trả, các đối tượng đột nhập hiện nay thường mang theo hung khí nguy hiểm. Nếu bị bắt giữ thì có thể tấn công trở lại. Nên xử lý tình huống với kẻ gian đột nhập phải hết sức thận trọng, trên nguyên tắc là phải đảm bảo an toàn cho bản thân mình và người khác, thu thập càng nhiều dấu vết, thông tin của đối tượng để bắt giữ hoặc để cơ quan chức năng truy xét. 

Trong trường hợp phát hiện người lạ đột nhập thì đơn giản nhất là chúng ta có thể hô hoán và giữ khoảng cách để xác định xem người đó là ai. Trong trường hợp người lạ là kẻ gian thì sẽ bỏ chạy hoặc có thể tấn công lại chúng ta. Trong hai tình huống này thì chúng ta sẽ có những xử trí khác nhau tùy thuộc vào khả năng và tương quan lực lượng giữa hai bên. Trường hợp nếu chúng ta có thể nấp ở một chỗ an toàn, phát hiện ra người lạ nghĩ là trộm thì có thể hô hoán để kẻ trộm bỏ chạy. Nếu chúng ta có sức khỏe, có lực lượng, có vũ khí có thể bắt giữ được đối tượng thì sẽ tìm cách bắt giữ, nhưng vấn đề an toàn là vấn đề đầu tiên phải đặt ra… 

Một số người không hiểu pháp luật nên sợ khi bắt trộm lại vướng vào pháp luật, không may tên trộm bị thương tích hoặc thiệt mạng thì bản thân lại dính vào vòng lao lý. Tuy nhiên, pháp luật quy định rất rõ ràng các trường hợp được phòng vệ, tự vệ, bắt người phạm tội quả tang. Bộ luật Hình sự 2015 quy định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong đó có trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, gây thiệt hại khi bắt giữ tội phạm.

Khi trộm đột nhập vào nhà thì xử lý thế nào cho an toàn và đúng pháp luật?
Khi trộm đột nhập vào nhà thì xử lý thế nào cho an toàn và đúng pháp luật?

Dưới góc độ pháp lý thì pháp luật cho phép người dân được quyền bắt người phạm tội quả tang. Tuy nhiên phải biết rõ đó là người đang thực hiện hành vi phạm tội, có thể là đang trộm cắp tài sản hoặc trên thân thể có mang dấu vết của tội phạm như có vật chứng, có hung khí, người dính máu,… Khi đó người dân có quyền khống chế, bắt giữ, thậm chí có thể gây thương tích nếu không còn cách nào khác để bắt giữ đối tượng nguy hiểm. 

Trong những trường hợp sử dụng vũ lực như thế này một cách cần thiết thì pháp luật cho phép và đây là trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể như sau:

” Điều 22. Phòng vệ chính đáng

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”

Hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà gây thương tích hoặc gây thiệt mạng đến tính mạng của đối tượng thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật có thể là tội “Cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” hoặc “Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”. Như vậy, việc phòng vệ có thể được xác định là chính đáng hoặc không chính đáng. Phòng vệ chính đáng được loại trừ trách nhiệm hình sự phải là hành vi chống trả một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người khác. Hành vi xâm phạm đó phải đang diễn ra và việc sử dụng vũ lực để chống trả một cách cần thiết phải là ở mức độ tương xứng. Khi đối tượng không còn nguy hiểm nữa hoặc tình huống nguy hiểm không còn thì không được phép sử dụng vũ lực. 

Pháp luật không cho phép công dân sử dụng một hành vi vi phạm pháp luật để đáp trả lại một hành vi vi phạm pháp luật. Việc xử lý tội phạm, áp dụng các chế tài hành chính hoặc hình sự là trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan chức năng. Nghiêm cấm hành vi người dân “tự xử”, tự mình kết luận sự việc và gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác dù người đó là người vi phạm pháp luật. Hành vi trộm cắp tài sản, thậm chí cướp tài sản là hành vi vi phạm pháp luật, nhưng không vì thế mà người dân (nạn nhân) có quyền gây thương tích hoặc sát hại đối tượng gây án một cách trái pháp luật. Nói cách khác, pháp luật không cho phép người dân được tự xử, việc xử lý đối tượng vi phạm pháp luật phải do cơ quan có thẩm quyền và theo trình tự thủ tục luật định. Việc phòng vệ được coi là chính đáng nếu như tình huống đó đối tượng đang gây nguy hiểm cho người khác vào việc chống trả ở mức độ cần thiết.

Với quy định mới của Bộ luật Hình sự hiện nay thì trong quá trình bắt giữ đối tượng phạm tội quả tang thì người bắt giữ cũng có thể gây ra thương tích, thiệt hại cho đối tượng mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên việc gây ra thương tích, gây thiệt hại này phải là tình huống không còn cách nào khác. Cụ thể Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng quy định như sau:

” Điều 24. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

1. Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.

2. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.” 

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Khi trộm đột nhập vào nhà thì xử lý thế nào cho an toàn và đúng pháp luật?, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Khi trộm đột nhập vào nhà thì xử lý thế nào cho an toàn và đúng pháp luật?

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan Khi trộm đột nhập vào nhà thì xử lý thế nào cho an toàn và đúng pháp luật?. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phân phối chứng khoán là gì ?

Phân phối chứng khoán là gì ? Phân phối chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế ...

Xem thêm

Mệnh giá chứng khoán là gì ?

Mệnh giá chứng khoán là gì ? Mệnh giá chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế nà...

Xem thêm

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ?

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ? Nhà đầu tư chứng khoán chuyên ngh...

Xem thêm

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán?

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán? Tổ chức xã hội – nghề nghiệp v...

Xem thêm

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Pháp luật quy đ...

Xem thêm

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán?

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán? Nguyên tắc hoạt động về ...

Xem thêm

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán?

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán? Điều kiện cấp chứng...

Xem thêm

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán?

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán? Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng kh...

Xem thêm

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam?

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam? Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam nh...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574