Kiến nghị về thành phần, thời hạn giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn
Giải pháp, kiến nghị hoàn thiện về thành phần, thời hạn giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn.? luật 24H cam kết tư vấn 24/7, tư vấn giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến với pháp luật với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Giải quyết vấn đề
1. kiến nghị hoàn thiện về thành phần, thời hạn giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn và giải quyết khiếu nại theo thủ tục tố tụng rút gọn
Một điểm khác biệt giữa thủ tục tố tụng thông thường và thủ tục tố tụng rút gọn đó là đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng rút gọn. Cụ thể, theo Điều 319 BLTTDS năm 2015 thì: “Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra quyết định”.
Khi giải quyết khiếu nại, kiến nghị đối với quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng rút gọn, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án phải ra một trong các quyết định giữ nguyên hoặc hủy quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn và chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và phải được gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.
Như vậy, việc khiếu nại, kiến nghị về quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn là nhằm để đảm bảo vụ tranh chấp thực sự có thỏa mãn các điều kiện về xét xử theo thủ tục rút gọn hay không, nếu không thỏa mãn các điều kiện theo quy định tại Điều 317 BLTTDS năm 2015 thì vụ án được chuyển sang giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường.
1.1. Phiên tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục tố tụng rút gọn
– Sự có mặt của Kiểm sát viên, đương sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa sơ thẩm:
Tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự, theo quy định tại khoản 1 Điều 320 BLTTDS năm 2015, trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vấn tiến hành xét xử mà không phải hoãn phiên tòa.
Khoản 1 Điều 320 BLTTDS năm 2015 quy định: “Các đương sự phải có mặt tại phiên tòa xét xử. Tuy nhiên, đương sự được quyền đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt họ. Như vậy, đối với phiên tòa xét xử theo thủ tục tố tụng rút gọn thì trường hợp bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên tòa mà không phải hoãn phiên tòa như thủ tục thông thường. Quy định này bảo đảm cho vụ án được đưa ra xét xử nhanh chóng, kịp thời, khắc phục được tình trạng kéo dài thời gian giải quyết vụ án do phiên tòa bị hoãn nhiều lần vì lý do vắng mặt bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan mà không có lý do chính đáng”.
1.2. Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng rút gọn tại Tòa án cấp phúc thẩm
1.2.1. Kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định theo thủ tục tố tụng rút gọn
Theo quy định tại Điều 322 BLTTDS năm 2015 thì thời hạn kháng cáo đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn là 07 ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án, quyết định được giao cho họ hoặc bản án, quyết định được niêm yết. Thời hạn kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục tố tụng rút gọn của Viện kiểm sát cùng cấp là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định. Như vậy thời hạn kháng cáo của đương sự và kháng nghị của Viện kiểm sát đã được rút ngắn hơn so với thủ tục tố tụng thông thường.
1.2.2. Thụ lý vụ án phúc thẩm theo thủ tục tố tụng rút gọn
Sau khi nhận được hồ sơ vụ án bị kháng cáo, kháng nghị thì việc thụ lý phúc thẩm vụ án theo thủ tục tố tụng rút gọn được thực hiện như thủ tục tố tụng thông thường quy định tại khoản 2 Điều 316 BLTTDS năm 2015. Tòa án vào sổ thụ lý và thông báo về việc thụ lý cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp, đồng thời Chánh án phân công Thẩm phán giải quyết.
1.2.3. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án theo thủ tục tố tụng rút gọn
Theo quy định tại Điều 323 BLTTDS năm 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo thủ tục này là 01 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Trong thời hạn này, tùy từng trường hợp, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra một trong các quyết định: tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án, đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hoặc đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được tính lại kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án khi lý do tạm đình chỉ không còn.
Trường hợp xuất hiện tình tiết mới quy định tại khoản 3 Điều 317 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án ra quyết định chuyển sang thủ tục thông thường và thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
1.2.4. Phiên tòa xét xử phúc thẩm theo thủ tục tố tụng rút gọn
– Sự có mặt của Kiểm sát viên, đương sự và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa phúc thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 324 BLTTDS năm 2015 thì các đương sự, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên tòa phúc thẩm. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm. Đương sự có quyền đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt. Trường hợp đương sự không có kháng cáo đã được Tòa án triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên tòa.
– Thẩm quyền của Thẩm phán xét xử phúc thẩm khi xem xét bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Thẩm phán có các quyền sau:
+ Giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm;
+ Sửa bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm;
+ Hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo thủ tục rút gọn hoặc theo thủ tục thông thường nếu không còn đủ các điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn;
+ Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án;
+ Đình chỉ xét xử phúc thẩm và giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Các căn cứ để Thẩm phán ra một trong các quyết định nêu trên được thực hiện theo quy định chung tại Điều 109, Điều 310, Điều 311 và Điều 312 BLTTDS năm 2015.
2. Chuyển vụ án giải quyết theo thủ tục tố tụng rút gọn sang giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường
Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 317 BLTTDS năm 2015 trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường nếu xuất hiện tình tiết mới làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn và thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính lại kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Cụ thể là phát sinh một trong các trường hợp sau đây:
– Phát sinh tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất do đó cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định;
– Cần phải định giá, thẩm định giá tài sản tranh chấp mà các đương sự không thống nhất về giá;
– Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
– Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
– Phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập;
– Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều Điều 317 BLTTDS năm 2015.
2.1. Thực tiễn áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn trong giải quyết vụ án dân sự và giải pháp, kiến nghị hoàn thiện
2.1.2. Những hạn chế và khó khăn khi áp dụng các quy định về thủ tục tố tụng rút gọn2.1.3. Về điều kiện áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn
– Điều kiện: “Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ”:
Hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể nào về cách hiểu thế nào là “vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ”, điều này làm cho việc áp dụng quy định này để xem xét vụ án nào đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn giải quyết gặp rất nhiều khó khăn, thiếu sự đồng nhất giữa các Tòa án. Việc chưa có cách hiểu cụ thể về điều kiện này cũng gây ra khó khăn cho đương sự trong việc lựa chọn thủ tục để giải quyết tranh chấp.
– Điều kiện: “Tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ”
Hiểu thế nào là vụ án có tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể mà chủ yếu phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của Thẩm phán. Điều này dẫn đến khả năng Thẩm phán đánh giá không đúng về tính đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ của tài liệu, chứng cứ từ đó quyết định việc áp dụng hay không áp dụng thủ tục rút gọn không chuẩn xác hoặc có sự đánh giá khác nhau giữa các cấp xét xử dẫn đến tình trạng hủy, sửa bản án hoặc chuyển vụ án từ thủ tục tố tụng rút gọn sang thủ tục tố tụng thông thường khi xét xử ở cấp phúc thẩm. Bên cạnh đó, quy định điều kiện đủ “và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ” là quá chặt, dẫn đến thu hẹp đối tượng vụ án được áp dụng.
3. Về thủ tục khiếu nại, kiến nghị
BLTTDS năm 2015 chỉ quy định việc khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định đưa vụ án tại Điều 319 mà chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại của đương sự đối với việc Tòa án thụ lý vụ án theo thủ tục này gây Thiếu sót này dẫn đến đương sự, Viện kiểm sát không có quyền khiếu nại, kiến nghị đối với việc Tòa án thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng rút gọn ngay từ đầu mà phải đợi đến khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử mới có quyền khiếu nại, kiến nghị.
Trường hợp qua giải quyết khiếu nại, kiến nghị mà phải chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường thì gây lãng phí khoảng thời gian từ khi thụ lý vụ án đến khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
3.1.1. Về vấn đề chuyển vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn sang thủ tục thông thường và ngược lại
Khoản 3 Điều 317 BLTTDS năm 2015 quy định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện tình tiết mới làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tòa án phải ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 lại không có quy định sau khi thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường mà có đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn thì chuyển từ thủ tục thông thường sang thủ tục rút gọn. BLTTDS năm 2015 cũng không quy định cho phép Tòa án ấp phúc thẩm thụ lý vụ án theo thủ tục tố tụng rút gọn trong trường hợp vụ án được Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường nhưng đến khi Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý thì vụ án có đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn.
Khoản 3 Điều 191 BLTTDS năm 2015 quy định: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công xem xét đơn khởi kiện, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và tùy từng trường hợp mà ra quyết định – trong đó có tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của BLTTDS năm 2015. Như vậy, việc áp dụng thủ tục rút gọn hay không là phải quyết định ngay từ khi thụ lý vụ án. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Tòa án cần có thời gian (dài hơn 05 ngày làm việc) để xác định được chính xác một vụ việc có đủ các điều kiện để áp dụng thủ tục tố tụng này theo quy định tại khoản 1 Điều 317 BLTTDS năm 2015 hay không. Do luật không quy định nên đối với những vụ án này Tòa án thông thường sẽ thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường. Sau đó, mặc dù vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn nhưng do BLTTDS không quy định về việc chuyển từ thủ tục thông thường sang thủ tục rút gọn nên vụ án vẫn không thể được giải quyết
3.1.2. Về thời hạn chuẩn bị xét xử
Đối với thủ tục tố tụng dân sự rút gọn thì Thẩm phán trong vòng một tháng bắt buộc chỉ được ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Quy định này đã rút ngắn thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục rút gọn so với thủ tục thông thường. Tuy nhiên, với quy định này thì thời gian vụ án dân sự giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường có thể sẽ được rút ngắn hơn so với giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn. Cụ thể với trường hợp giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự thông thường mà sau khi thụ lý các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ nội dung vụ án thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự sau thời gian bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành. Còn nếu để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn thì thời gian này tối thiểu phải là một tháng.
4. Đề xuất, kiến nghị
Thứ nhất: TANDTC cần có hướng dẫn cụ thể về điều kiện áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn quy định tại Điều 317 BLTTDS năm 2015.
Thứ hai: Bổ sung quy định cho phép đương sự được quyền khiếu nại, Viện kiểm sát được quyền kiến nghị đối với thông báo thụ lý vụ án theo thủ tục tố tụng rút gọn.
Thứ ba: Bổ sung quy định cho phép Tòa án có thẩm quyền chuyển từ thủ tục tố tụng thông thường sang giải quyết theo thủ tục tố tụng rút gọn nếu trong quá trình giải quyết vụ án mà xét thấy vụ án thỏa mãn các điều kiện để áp dụng thủ tục này.
Thứ tư: Bổ sung quy định cho phép Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng rút gọn khi đủ điều kiện kể cả trong trường hợp trước đó Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng thủ tục tố tụng thông thường để giải quyết vụ án.
Thứ năm: Bổ sung quy định cho phép Thẩm phán được ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự hoặc đình chỉ giải quyết vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án giải quyết theo thủ tục tố tụng rút gọn. Điều kiện để ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự hoặc đình chỉ giải quyết vụ án được thực hiện theo quy định chung tại Điều 212 và Điều 217 BLTTDS năm 2015.
Thứ sáu: Bổ sung quy định cho phép áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời không làm thay đổi tính chất và không ảnh hưởng đến thời hạn giải quyết vụ án và khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời này thì vụ án vẫn được xét xử theo thủ tục rút gọn.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
>> Xem thêm: Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam phải đóng thuế như thế nào – Hãng luật 24h
>> Xem thêm: Thủ tục thành lập chi nhánh công ty theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H
>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần mới nhất – Hãng luật 24H
>> Xem thêm: Các loại thuế phải đóng khi mở công ty năm 2020 – Hãng luật 24H
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"