Lừa dối trong giao dịch dân sự là gì?
Lừa dối trong giao dịch dân sự là gì?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. ? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật dân sự 2015
Giải quyết vấn đề
1. Lừa dối trong giao dịch dân sự là gì?
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên trong giao dịch dân sự nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch dân sự.
Quy định pháp luật về lừa đối trong giao dịch:
Hành vi lừa dối có thể do bên tham gia giao dịch trực tiếp thực hiện hoặc thông qua hành vi của người thứ ba.
Giao dịch được xác lập do sự lừa dối có thể bị tuyên bố vô hiệu. Thời hiệu khởi kiện tuyên bố giao dịch dân sự do lừa dối là một năm. Khi giao dịch bị tuyên bố là vô hiệu, bên lừa dối phải bồi thường thiệt hại; tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức của bên lừa dối bị tịch thu sung công quỹ nhà nước.
2. Đe dọa trong giao dịch dân sự là gì ?
Đe dọa trong giao dịch dân sự là (Hành vi cố ý của một bên) làm cho bên kia sợ hãi mà phải xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích.
Cách hiểu về đe dọa trong giao dịch dân sự:
Đe dọa trong giao dịch dân sự có thể là trực tiếp hoặc thông qua người thứ ba làm cho người bị đe dọa tin rằng hậu quả xấu về tính mạng, tài sản, sức khỏe chắc chắn sẽ xảy ra đối với mình hoặc thân nhân nếu không xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự được xác lập do bị đe dọa không có sự thống nhất ý chí, tự nguyện và không vì lợi ích của bên bị đe dọa. Do đó, giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện do bị đe dọa có thể bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu khi người bị đe dọa có yêu cầu.
3. Giải thích giao dịch dân sự là gì ?
Giải thích giao dịch dân sự là làm rõ nội dung, điều khoản không rõ ràng trong giao dịch dân sự.
Nội dung khái niệm về giải thích giao dịch dân sự:
Khi giải thích giao dịch dân sự không chỉ căn cứ vào ngôn từ dùng trong giao dịch mà còn phải căn cứ vào ý muốn đích thực của các bên khi xác lập giao dịch và mục đích của giao dịch đó.
Khi giao dịch dân sự có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch, theo tập quán tại nơi giao dịch được xác lập.
Nếu bên mạnh thế về kinh tế đưa vào giao dịch dân sự nội dung bất lợi cho bên yếu thế về kinh tế thì khi giải thích giao dịch dân sự phải theo hướng có lợi cho bên yếu thế.
Nếu các nội dung, điều khoản có thể được hiểu theo nhiều nghĩa thì phải chọn nghĩa nào làm cho nội dung hoặc điều khoản đó khi thực hiện có lợi nhất cho các bên.
Trong trường hợp giao dịch được xác lập theo mẫu của một bên đưa ra có nội dung, điều khoản không rõ ràng thì bên đã đưa ra mẫu phải chịu sự bất lợi khi giải thích nội dung hay điều khoản đó.
4. Cách phân loại giao dịch dân sự hiện nay ?
Tất cả các giao dịch dân sự đều có điểm chung tạo thành bản chất của giao dịch: Đó là ý chí của chủ thể tham gia giao dịch. Căn cứ vào các bên tham gia vào giao dịch có thể phân biệt giao dịch dân sự thành hai loại là hợp đồng và hành vi pháp lí đơn phương.
4.1 Hợp đồng dân sự
Hợp đồng dân sự là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của hai hay nhiều bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được quy định tại Phần thứ ba của Bộ luật dân sự năm 2015 – Nghĩa vụ và hợp đồng.
Hợp đồng dân sự là loại giao dịch dân sự phổ biến nhất ttong đời sống hàng ngày. Thông thường hợp đồng có hai bên tham gia trong đó thể hiện sự thống nhất ý chí của các chủ thể trong một quan hệ cụ thể (mua bán, cho thuê…) nhưng cũng tồn tại hợp đồng có nhiều bên tham gia hợp đồng hợp tác tại Điều 504 Bộ luật dân sự 2015 .
Mỗi bên trong hợp đồng có thể có một hoặc nhiều chủ thể tham gia. Trong hợp đồng ý chí của một bên đòi hỏi sự đáp lại của bên kia, tạo thành sự thống nhất ý chí của các bên, từ đó mới hình thành được hợp đồng.
Do vậy, họp đồng dân sự là sự thoả thuận nhằm thống nhất ý chí chung của hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chẩm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. “Thoả thuận” vừa là nguyên tắc, vừa là đặc trưng của hợp đồng dân sự và được thể hiện trong tất cả các giai đoạn của quan hệ họp đồng – từ giao kết đến thực hiện hoặc sửa đổi, chấm dứt họp đồng dân sự.
4.2 Hành vi pháp lí đơn phương
Hành vi pháp lí đơn phương là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Thông thường, hành vi pháp lí đơn phương được xác lập theo ý chí của một bên chủ thể duy nhất (lập di chúc, từ chối hưởng thừa kế). Có thể có nhiều chủ thể cùng tham gia vào một bên của giao dịch (hai cá nhân, tổ chức cùng tuyên bố hứa thưởng…). Trong nhiều trường hợp hành vi pháp lí đơn phương chỉ phát sinh hậu quả pháp lí khi có những người khác đáp ứng được những điều kiện nhất định do người xác lập giao dịch đưa ra.
Những người này phải đáp ứng được các điều kiện đó mới làm phát sinh nghĩa vụ của người xác lập giao dịch (hứa thưởng, thi có giải…). Hành vi pháp ư đơn phương là một giao dịch cho nên nội dung và hình thức phải phù hợp với các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015.
4.3 Giao dịch dân sự có điều kiện
Giao dịch có điều kiện là giao dịch mà hiệu lực của nó phát sinh hoặc huỷ bỏ phụ thuộc vào sự kiện nhất định. Khi sự kiện đó xảy ra thì giao dịch phát sinh hoặc huỷ bỏ.
Sự kiện được coi là điều kiện của giao dịch do chính người xác lập giao dịch định ra (ttong hợp đồng thì điều kiện đó do chính các bên thoả thuận). Nó phải là sự kiện thuộc về tương lai. Sự kiện đó xảy ra hay không xảy ra không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các chủ thể trong giao dịch. Sự kiện làm phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch phải hợp pháp. Quy định giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định tại Điều 120 Bộ luật dân sự năm 2015 cho phép chủ thể thực hiện tốt hơn các quyền dân sự của họ.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Lừa dối trong giao dịch dân sự là gì?, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Lừa dối trong giao dịch dân sự là gì?
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan Lừa dối trong giao dịch dân sự là gì?. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"