Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước
Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước
Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? , luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.
Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
1. Căn cứ pháp lý:
Luật ngân sách nhà nước 2015.
2. Giải quyết vấn đề:
2.1. Nội dung nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước:
Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước cũng xuất hiện khá sớm trong lịch sử của nền tài chính công ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nguyên tắc cân đối ngân sách Nhà nước là một trong những nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước đã được thực hiện và quy định chi tiết tại Điều 8 Luật ngân sách nhà nước 2015.
Theo quy định tại Điều 7 Luật ngân sách nhà nước 2015 hướng dẫn nội dung nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước như sau:
– Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể. Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện. Việc ban hành chính sách thu ngân sách phải bảo đảm nguyên tắc cân đối ngân sách trong trung hạn, dài hạn và thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế.
– Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.
– Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
– Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:
- Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
- Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.
– Bội chi ngân sách địa phương:
- Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
- Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
- Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.
– Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương:
- Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp;
- Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;
- Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.
Theo đó, ta có thể thấy, ngân sách nhà nước được cân đối dựa trên các nguyên tắc trên. Vì vậy, chi đầu tư phát triển là vấn đề được Nhà nước ưu tiên trong xây dựng nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, các khoản vay nợ lại được tính vào thu ngân sách địa phương, do vậy nhìn một cách tổng thể thì ngân sách địa phương tôn trọng nguyên tắc phải cân bằng thu chi theo quy định của Luật ngân sách nhà nước 2015, song thực chất ngân sách địa phương có bội chi và khoản bội chi này lại không tính vào trong bội chi ngân sách nhà nước.
2.2. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước:
Nước ta cần phải định hướng xây dựng và thực hiện cân đối ngân sách nhà nước đủ sức đương đầu với những bất ổn trong điều kiện hội nhập quốc tế. Để đảm bảo được những vấn đề nêu trên thì cần đề ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước trên thực tế Việt Nam như sau:
– Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước nói chung và nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước nói riêng. Để có thể phát huy nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước ở Việt Nam thì điều quan trọng nhất là các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành hướng dẫn cụ thể nguyên tắc này thông qua việc ban hành những văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền của mình để cho các cơ quan trực tiếp thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước ở trung ương và địa phương hiểu đúng bản chất từ đó áp dụng đúng và hợp lý nguyên tắc này trong hoạt động của mình thì mới thu được sự cân đối trong ngân sách nhà nước.
– Thứ hai, nâng cao năng lực của cán bộ, công chức có thẩm quyền thực hiện thu – chi ngân sách nhà nước. Để nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước được thực hiện có hiệu quả thì việc nâng cao trình độ cũng như phẩm chất của cán bộ, công chức đóng vai trò then chốt. Bởi vì, chính họ là những người thực hiện nguyên tắc này và đảm bảo hoạt động thu – chi ngân sách nhà nước được cân bằng.
– Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật ngân sách nói chung và nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước nói riêng, để công dân nhận thức đúng đắn về thẩm quyền của cơ quan, cán bộ có thẩm quyền trong việc quản lý ngân sách nhà nước; đồng thời quyền và nghĩa vụ cơ bản của mình trong quan hệ quản lý ngân sách nhà nước.
– Thứ tư, tăng cường rà soát, cắt giảm những khoản chi tiêu chưa thật cần thiết và kém hiệu quả. Việc này nhằm giúp Nhà nước phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm nguyên tắc và dự toán ngân sách nhà nước đã đề ra, cũng như nhanh chóng có sự chuyển đổi linh hoạt trong chi tiêu ngân sách nhà nước để không làm mất cân đối ngân sách nhà nước, không lãng phí nguồn thu ngân sách nhà nước vào những hoạt động chi không cần thiết, không hiệu quả. Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu vay vốn để bù đắp bội chi và sử dụng cho đầu tư phát triển, duy trì mức bội chi cho phép hàng năm do Quốc hội quyết định.
– Thứ năm, cần tăng cường các biện pháp cưỡng chế xử phạt, xử lý nghiêm minh mọi trường hợp vi phạm khi áp dụng nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"