Nghĩa vụ cấp dưỡng của bố mẹ đối với con cái mới nhất năm 2020 – Luật 24h

Nghĩa vụ cấp dưỡng của bố mẹ đối với con cái mới nhất năm 2020? Hãng luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá rẻ nhất, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất, hoặc liên hệ qua hotline: 1900 65 74

Sau đây, các Luật sư của Luật 24H sẽ tư vấn để giải đáp những thắc mắc trên.

Khi ly hôn, ngoài các vấn đề liên quan đến tài sản, quyền nuôi con thuộc về ai thì nghĩa vụ cấp dưỡng của bố mẹ đối với con cái sau ly hôn cũng rất quan trọng. Mức cấp dưỡng nuôi con thể hiện trách nhiệm của người làm cha, mẹ và là quy định bắt buộc khi ly hôn. Vậy cụ thể nghĩa vụ của bố mẹ đối với con cái mới nhất năm 2020 được pháp luật quy định như thế nào?

1.Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Bộ luật dân sự 2015

2.Giải quyết vấn đề

Thế nào là cấp dưỡng?

Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc của cha mẹ sau khi ly hôn là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con cái do mình không trực tiếp nuôi dưỡng trong trường hợp con cái là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Nghĩa là, cha hoặc mẹ người mà không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. (Theo Khoản 24 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014)

Luật sư tư vấn Luật hôn nhân và gia đình, gọi: 1900 65 74

>Xem thêm: Chồng có được ly hôn khi vợ đang mang thai – Hãng luật 24H

>>Xem thêm:Vàng cưới tặng cho vợ chồng có phải là tài sản riêng – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Chồng ngoại tình làm sao để ly hôn theo quy định pháp luật – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Ly hôn khi không biết địa chỉ của chồng ở đấu – Hãng luật 24H

Các trường hợp được hưởng cấp dưỡng

Sau khi ly hôn, Tòa án sẽ giải quyết các vấn đề về quyền nuôi con, cấp dưỡng cho con (nếu có). Cụ thể, theo quy định tại Khoản 1, khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “ sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”

Thêm vào đó, con cái sẽ do một trong hai bố mẹ trực tiếp nuôi dưỡng và cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.(Khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 ). Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ với con cái được quy định cụ thể tại Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Căn cứ vào quy định của pháp luật, các trường hợp sau khi ly hôn, con cái được hưởng cấp dưỡng là:

Thứ nhất, cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên. Vậy hiểu như thế nào là con chưa thành niên? Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 không giải thích cụ thể con chưa thành niên là gì, con chưa thành niên được hiểu với thuật ngữ tương đương là người chưa thành niên. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.”, như vậy định nghĩa rằng con chưa thành niên là con chưa đủ mười tám tuổi và cha/mẹ có nghĩa vụ trợ cấp nuôi con.

Thứ hai, cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Nếu con chưa thành niên là con chưa đủ 18 tuổi thì con đã thành niên là con đã từ đủ 18 tuổi trở lên, tuy nhiên cha/mẹ vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng nếu như có một trong các căn cứ sau:

Con mất năng lực hành vi dân sự: Con mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 là: “ Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.” Như vậy con mất năng lực hành vi dân sự là trường hợp con bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và có quyết định của Tòa án tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự. Khi mất năng lực hành vi dân sự, con cái không thể tự lao động, làm ra của cải vật chất nên cha, mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Pháp luật chưa có văn bản hướng dân cụ thể hiểu như thế nào là con đã thành niên mà không có khả năng lao động, tuy nhiên áp dụng tương tự pháp luật và thực tiến xét xử, xác định con đã thành niên mà không có khả năng lao động là trường hợp con tuy đủ 18 tuổi nhưng vì vấn đề sức khỏe và/hoặc nhận thức dẫn đến năng lực hành vi hạn chế nên không thể lao động, làm ra của cải vật chất để tự nuôi sống bản thân. Thêm vào đó, ngoài không có khả năng lao động, pháp luật cũng quy định thêm căn cứ trong trường  hợp cha, mẹ không sống chung với con và con không có tài sản để tự nuôi sống bản thân hoặc Sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con thì cha/mẹ vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Quy định trên đầy tính nhân văn và phù hợp với thực tế, xét về mặt tình cảm cũng như trách nhiệm của bậc làm cha, làm mẹ thì trong trường hợp dù đã đủ 18 tuổi nhưng không thể tự nuôi sống bản thân thì cha/mẹ vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Quy định về mức cấp dưỡng

Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về mức cấp dưỡng như sau:

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2.Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Mức cấp dưỡng mà cụ thể ở đây là tiền cấp dưỡng nhằm đảm bảo cho những sinh hoạt cơ bản của con: ăn uống, học hành; con cái là con chung của cả cha và mệ nên dù con thuộc quyền và nghĩa vụ chăm sóc của ch hoặc mẹ thì người còn lại vẫn có nghãi vụ cấp dưỡng cho con vừa để chia sẽ với người kia cũng như đảm bảo cho con cuộc sống đầy đủ và ổn định nhât.

Pháp luật không quy định cụ thể về mức cấp dưỡng là bao nhiêu nhưng tính trên thu nhập thực tế của cha/mẹ và nhu cầu thiết yếu của con, cha, mẹ thỏa thuận về mức trợ cấp cho con và Tòa án chỉ giải quyết và chỉ định mức cấp dưỡng khi hai bên bố mẹ không thỏa thuận được.

Mức cấp dưỡng sẽ thay đổi tùy vào nhu cầu thiết yếu của con, càng lớn con càng cần mức cấp dưỡng cao hơn do nhu cầu ăn uống và học hành tăng theo phù hợp với thực tế, và vì thế mức cấp dưỡng theo đó cũng tăng lên. Hoặc cha/mẹ vì lý do nào đó, thu nhập giảm sút nghiêm trọng không có khả năng duy trì hoặc nâng cao mức trợ cấp thì cha và mẹ thỏa thuận về mức trợ cấp dành cho con. Tòa án chỉ giải quyết khi hai bên có tranh chấp không thống nhất được mức cấp dưỡng và có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết.

Nhìn chung, cấp dưỡng nuôi con từ người không trực tiếp nuôi con là điều cần thiết và bắt buộc vì đó vừa là trách nhiệm của bậc làm cha, làm mẹ cũng như đem đến cho con cái cuộc sống đầy đủ, phát triển toàn diện hơn.

Phương thức cấp dưỡng

Pháp luật quy định rất mở về phương thức cấp dưỡng, người có nghĩa vụ cấp dưỡng  đưa tiền cấp dưỡng định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Phương thức cấp dưỡng có thể thay đổi theo thỏa thuận các bên cũng như theo khả năng cấp dưỡng thực tế của người cấp dưỡng nếu có khó khăn về kinh tế, có thể tạm ngừng cấp dưỡng.

Nghĩa vụ cấp dưỡng của bố mẹ đối với con cái mới nhất năm 2020? - Luật 24h

Luật sư tư vấn Luật hôn nhân và gia đình, gọi: 1900 65 74

>>Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của vợ chồng khi kết hôn mới nhất năm 2020 – Luật 24h

>>Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với con cái khi kết hôn theo quy định mới nhất 2020? – Luật 24h

>> Xem thêm: Thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài – Luật 24h

Trên đây là một số thông tin chúng tôi đưa ra, quý vị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý vị vui lòng liên hệ đến Luật 24h hoặc gọi đến Hotline luật sư: 19006574 chúng tôi sẽ giải đáp mọi vấn đề của quý khách hàng.

Dịch vụ pháp lý của Hãng luật 24h

– Hỗ trợ giải quyết tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con;

– Hỗ trợ thủ tục, đơn từ đối với trường hợp kiện đòi tiền cấp dưỡng nuôi con;

– Tư vấn về vấn đề cấp dưỡng nuôi con.

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tố cáo hành vi bạo lực gia đình của bố

Tố cáo hành vi bạo lực gia đình của bố theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn ...

Xem thêm

Tư vấn thủ tục thành lập hợp tác xã tại Huyện Mê Linh

Tư vấn thủ tục thành lập hợp tác xã tại Huyện Mê Linh, Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, vớ...

Xem thêm

Vợ chồng đều hộ khẩu thường trú tại huyện Như Xuân muốn ly hôn ở h...

Vợ chồng đều hộ khẩu thường trú tại huyện Như Xuân muốn ly hôn ở huyện khác có được khô...

Xem thêm

Anh G có hành vi hành hạ, bỏ mặc không chăm sóc bố đẻ già yếu. Hàn...

Anh G có hành vi hành hạ, bỏ mặc không chăm sóc bố đẻ già yếu. Hành vi này của anh G bị...

Xem thêm

Bố đánh đập con gái vì nhà không có con trai?

Bố đánh đập con gái vì nhà không có con trai theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết t...

Xem thêm

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con theo quy định của pháp luật

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con theo quy định của pháp luật Giải quyết tranh chấp đất đai g...

Xem thêm

Ly hôn khi chồng ngoại tình và có con riêng thế nào?

Ly hôn khi chồng ngoại tình và có con riêng thế nào? Ly hôn khi chồng ngoại tình và có ...

Xem thêm

Ly hôn khi chồng ngoại tình và chung sống với bồ thế nào?

Ly hôn khi chồng ngoại tình và chung sống với bồ thế nào? Ly hôn khi chồng ngoại tình v...

Xem thêm

Có nên yêu người đã ly hôn và có con riêng?

Có nên yêu người đã ly hôn và có con riêng? Có nên yêu người đã ly hôn và có con riêng?...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574