Người tham gia việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng? Công ty Cổ phần theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.
2.1.Những người tham gia vào hoạt động thông báo, cấp, tống đạt văn bản tố tụng dân sự
– Trước hết, người tham gia vào quá trình cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng là người tiến hành tố tụng của cơ quan ban hành văn bản tố tụng dân sự được giao nhiệm vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự.
Đối với cơ quan Toà án, người có thẩm quyền ký ban hành văn bản tố tụng gồm có: Chánh án, Phó chánh án, Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử. Người được giao nhiệm vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng chủ yếu là Thư ký toà án, trong một số trường hợp Thẩm phán cũng có thể trực tiếp thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự.
Nếu như ở Toà án nhiệm vụ này được coi là công việc thường xuyên của thư ký thì tại ở cơ quan thi hành án, nhiệm vụ này do các chấp hành viên và công chức làm công tác thi hành án đảm nhiệm, Viện Kiểm sát có Kiểm sát viên. Còn đối với văn phòng Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ được coi là “người có chức năng tống đạt” (khoản 5 Điều 172 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015) thực hiện tống đạt văn bản tố tụng khi được Trưởng văn phòng giao nhiệm vụ.
– Tiếp đó, tại Điều 172 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, các nhà làm luật có nêu ra một số chủ thể tham gia vào hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự gồm có: UBND cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc khi Toà án yêu cầu; đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; nhân viên tổ chức dịch vụ bưu chính.
Đối với công tác Thi hành án dân sự, ngoài chấp hành viên và công chức làm công tác thi hành án thì một số chủ thể khác được thực hiện việc thông báo về thi hành án bao gồm: bưu tá; người được cơ quan thi hành án uỷ quyền; tổ trưởng tổ dân phố; trưởng thôn, làng, ấp, bản, khóm, buôn, phum, sóc; UBND, công an cấp xã; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; Giám thị trại giam, trại tạm giam; Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự; Công an cấp huyện nơi người được thông báo có địa chỉ, cư trú, công tác, chấp hành hình phạt tù giao văn bản cần thông báo cho người được thông báo (theo khoản 1 Điều 12 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/07/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự).
Mặc dù pháp luật tố tụng dân sự quy định đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự là người thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng tuy nhiên gần như không có điều luật nào quy định hay hướng dẫn rõ ràng về các trường hợp đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự được thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng. Điều này có thể dẫn đến những vướng mắc, hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật.
2.2. Chủ thể được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự
Căn cứ vào vị trí, vai trò của chủ thể đối với vụ việc dân sự, ta có thể phân loại chủ thể được cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS thành 03 nhóm sau:
Chủ thể tham gia vào hoạt động tố tụng, có quyền và lợi ích liên quan đến vụ việc dân sự
Bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Chủ thể không tham gia vào hoạt động tố tụng, không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ việc dân sự
Chủ thể không tham gia vào hoạt động tố tụng, không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ việc dân sự nhưng phải thực hiện cấp, tống đạt, thông báo văn bản để làm rõ nội dung, tình tiết sự việc, đảm bảo quá trình giải quyết vụ việc theo đúng pháp luật. Bao gồm: người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, tổ chức giám định, cơ quan định giá tài sản…. Ví dụ: Khi vụ án có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ thì Toà án có thể giao trực tiếp VBTT để họ giao lại cho đương sự. Khi giao văn bản, Toà án phải lập biên bản và yêu cầu họ thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ được giao.
Chủ thể nhận văn bản chính là cơ quan tiến hành tố tụng
Theo quy định của pháp luật, các cơ quan này phải thực hiện việc giao văn bản tố tụng cho cơ quan khác để thực hiện việc giám sát hoạt động của cơ quan ban hành văn bản hoặc để các cơ quan có thẩm quyền thi hành các văn bản được ban hành. Ví dụ: Viện Kiểm soát là cơ quan nhận thông báo thụ lý vụ án, các quyết định (như quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định hoãn phiên toà, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự), bản án của Toà án. Ngược lại, Toà án cũng là chủ thể nhận các quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của VKS hoặc các thông báo thi hành án của cơ quan Thi hành án dân sự. Cơ quan Thi hành án dân sự nhận Bản án của Toà án để thi hành.
Các phương thức và thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án ban hành rất nhiều các văn bản tố tụng khác nhau như: giấy triệu tập đương sự, giấy báo, thông báo thụ lý vụ án, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định đình chỉ vụ án, bản án…
Đối với mỗi loại văn bản lại đòi hỏi phương thức cấp, tống đạt hoặc thông báo phù hợp để đạt được hiệu quả truyền tải thông tin một cách tốt nhất. Hiện nay có nhiều phương thức hiện đại được sử dụng để chuyển giao văn bản và đem lại kết quả tốt trên thực tế.
Trường hợp người được thông báo, cấp, tống đạt văn bản tố tụng là cá nhân thì người thực hiện phải có nghĩa vụ giao trực tiếp văn bản tố tụng tại nơi cư trú của họ. Người nhận văn bản phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận văn bản tố tụng, đây là cơ sở để xác định tính hợp pháp của hoạt động tống đạt.
Trong quá trình cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng nếu người tiếp nhận từ chối nhận văn bản thì người thực hiện phải lập biên bản, nêu rõ lý do của việc từ chối và phải được tổ trưởng tổ dân phố, UBND, công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người đó xác nhận.
Quy định này là hoàn toàn hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện việc tống đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.Theo Luật cư trú năm 2020 thì nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống, là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cá nhân, cơ quan, tổ chức cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi thường trú và đã đăng ký tạm trú. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo các quy định nói trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Người tham gia việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự, đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo websitehttps://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.