Nguyên tắc dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước
Nguyên tắc dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước
Nguyên tắc dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.
Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Hiến pháp 2013
Nguyên tắc tập trung dân chủ là sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ. Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chỉ đạo tập trung thống nhất của cấp trên với việc mở rộng dân chủ cho cấp dưới, đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước.
Nguyên tắc này được thể hiện trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở một số khía cạnh cơ bản như sau:
– Thứ nhất, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước do nhân dân xây dựng nên. Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc này. Nhân dân bầu ra đại diện cho mình trong cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Cơ quan quyền lực nhà nước lại bầu ra các thành viên của Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp là những cơ quan hành chính nhà nước, xây dựng pháp luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trên nguyên tắc tập trung – dân chủ. Như vậy, nguyên tắc này được tuân thủ trong toàn bộ máy nhà nước.
– Thứ hai, quyết định của cấp trên, của trung ương buộc cấp dưới, địa phương phải thực hiện. Đây là biểu hiện của sự tập trung quyền lực vào cơ quan cấp trung ương, đồng thời dân chủ trong việc huy động sự chủ động, sáng tạo trong thực hiện quyết định của các cấp địa phương.
– Thứ ba, những vấn đề quan trọng của cơ quan nhà nước phải được đưa ra thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Đây là biểu hiện của sự tập trung trong việc thống nhất ý kiến, dân chủ trong việc đóng góp ý kiến và quyết định cuối cùng.
– Thứ tư, mọi vấn đề quan trọng của đất nước phải được Quốc hội thông qua, trước khi Quốc hội thảo luận và thông qua phải được đưa ra trưng cầu ý kiến của nhân dân. Biểu hiện của tập trung thông qua quyết định tối cao của Quốc hội, đồng thời dân chủ thể hiện trong việc lấy ý kiến của nhân dân.
2.2. Vai trò của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước:
Đây là nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chỉ đạo tập trung thống nhất của cấp trên với việc mở rộng dân chủ cho cấp dưới, đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước. Dân chủ là bản chất của nhà nước XHCN, có đảm bảo dân chủ mới có thể tập trung sức mạnh của tập thể và phát huy trí tuệ, phát huy tính chủ động và sức sáng tạo của nhân dân. Quản lí nhà nước, quản lí xã hội đòi hỏi phải có sự tập trung quyền lực, có tập trung quyền lực mới quản lí được xã hội, mới thiết lập được trật tự xã hội.
Tập trung và dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất kết hợp hài hòa với nhau. Nếu thiên về tập trung mà không chú trọng tới dân chủ sẽ dẫn đến tập trung quan liêu, độc đoán trái với bản chất của nhà nước ta. Ngược lại nếu quá thiên về dân chủ mà coi nhẹ tập trung sẽ dẫn đến dân chủ quá trớn làm cho hoạt động của nhà nước kém hiệu quả. Vì vậy, tập trung phải luôn gắn liền với dân chủ. Tập trung và dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất không thể tách rời.
2.3. Phân tích nguyên tắc tập chung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước:
Nguyên tắc tập trung – dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước là sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ. Nguyên tắc tập trung – dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước được biểu hiện ở những nội dung sau:
a, Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.
Hiến pháp 2013 quy định : “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.”
Như vậy, Hiến pháp quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước do chính họ bầu ra để thay mặt mình trực tiếp thực hiện những quyền lực đó. Ðể thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và nó luôn có sự phụ thuộc vào các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.
+ Tập trung được thể hiện ở việc các cơ quan quyền lực nhà nước có những quyền hạn nhất định trong việc thành lập, sáp nhập hay giải thể các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp. Ở trung ương Quốc hội thành lập ra Chính phủ và trao cho nó quyền hành pháp. Ở địa phương các UBND do HĐND cùng cấp bầu ra và thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước ở địa phương.
+ Dân chủ được thể hiện trong việc cơ quan quyền lực nhà nước trao quyền chủ động sáng tạo cho các cơ quan hành chính nhà nước trong việc chỉ đạo thực hiện hiến pháp, luật và các văn bản khác của cơ quan quyền lực nhà nước.
b, Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, của địa phương đối với trung ương.
Nhờ có sự phục tùng này cấp trên và trung ương mới tập trung quyền lực nhà nước để chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương, nếu không có sự phục tùng sẽ xảy ra tình trạng cục bộ địa phương, tùy tiện, vô chính phủ. Điều này được thể hiện ở một số khía cạnh cơ bản sau:
+ Tất cả các yêu cầu, mệnh lệnh do cấp trên và Trung ương đưa ra cấp dưới và địa phương phải có nghĩa vụ thực hiện.
+ Mặt khác, cấp trên, trung ương cũng phải tôn trọng ý kiến của cấp dưới, địa phương về công tác tổ chức, hoạt động và về các vấn đề khác của quản lý hành chính nhà nước. Sự phục tùng mệnh lệnh không mang ý nghĩa tuyệt đối, phục tùng vô điều kiện mà là sự phục tùng những mệnh lệnh hợp pháp trên cơ sở quy định của pháp luật. Cấp trên, trung ương phải tạo điều kiện để cấp dưới, địa phương phát huy sự chủ động, sáng tạo nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhằm chủ động thực hiện được “thẩm quyền cấp mình”. Có như thế mới khắc phục tình trạng quan liêu, áp đặt ý chí, làm mất đi tính chủ động sáng tạo tự chịu trách nhiệm của địa phương, cấp dưới.
c, Sự phân cấp quản lý.
Phân cấp quản lý là sự chuyển giao thẩm quyền từ cấp trên xuống cấp dưới nhằm đạt được một cách có hiệu quả mục tiêu chung của hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Khi tiến hành phân cấp quản lí đã có sự phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp trong bộ máy hành chính nhà nước. Mỗi cấp quản lý có những mục tiêu, nhiệm vụ, thẩm quyền và những phương thức cần thiết để thực hiện một cách tốt nhất những mục tiêu, nhiệm vụ của cấp mình.
Phân cấp quản lý là một biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ. Tuy nhiên, việc phân cấp phải đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Phải đảm bảo quyền quyết định của trung ương đối với những lĩnh vực then chốt, những vấn đề có ý nghĩa chiến lược để đảm bảo sự phát triển cân đối hài hòa của toàn xã hội, bảo đảm sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước trong phạm vi toàn quốc.
+ Phải mạnh dạn trao quyền cho các địa phương, các đơn vị cơ sở để phát huy tính chủ động sáng tạo trong quản lý, tích cực phát huy sức người, sức của, đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống nhằm hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao phó.
+ Phải phân cấp quản lý cụ thể, hợp lý trên cơ sở quy định của pháp luật. Hạn chế tình trạng cấp trên gom quá nhiều việc, khi không làm xuể công việc ấy thì giao lại cho cấp dưới. Phân cấp quản lý phải xác định chức năng cơ quan. Mỗi loại việc chỉ được thực hiện bởi một cấp cơ quan, hoặc một vài cấp cơ quan. Cấp trên không phải lúc nào cũng thực hiện được một số chức năng một cách có hiệu quả như cấp dưới.
d, Hướng về cơ sở.
Hướng về cơ sở là việc các cơ quan hành chính nhà nước mở rộng dân chủ trên cơ sở quản lý tập trung đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống các đơn vị kinh tế, văn hóa xã hội trực thuộc.
Các đơn vị kinh tế được nhà nước bảo hộ quyền sở hữu các tài sản hợp pháp, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng được nhà nước hướng dẫn, giúp đỡ về vật chất và tinh thần.
Các đơn vị văn hóa – xã hội được nhà nước cung cấp những trang thiết bị cần thiết để giúp đỡ hoạt động, giúp đỡ về vật chất, tinh thần, nhằm tạo ra những điều kiện tốt nhất để các đơn vị này hoạt động có hiệu quả.
Nhà nước có chính sách và biện pháp xử lí 1 cách thống nhất và chặt chẽ tổ chức và hoạt động của hệ thống các đơn vị cơ sở.
e, Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc. Sự phụ thuộc này thể hiện ở cả hai mặt là tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Điều này được thể hiện ở việc:
Ðối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung một mặt phụ thuộc vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, mặt khác phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Biểu hiện của nó là ở việc Uỷ ban nhân dân trực thuộc Hội đồng nhân dân cùng cấp hoặc Quốc hội (mối phụ thuộc ngang) và Uỷ ban nhân dân cấp trên hoặc Chính phủ ( mối phụ thuộc dọc ).
Đối với cơ quan chuyên môn, một mặt phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung cùng cấp, mặt khác nó phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên trực tiếp. Chẳng hạn như: Sở tài nguyên và môi trường của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chịu sự quản lí của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và Bộ tài nguyên và môi trường.
Nguyên tắc song trùng trực thuộc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích chung của nhà nước với lợi ích của địa phương, giữa lợi ích ngành với lợi ích của lãnh thổ. Trong đó, mối phụ thuộc ngang tạo điều kiện cần thiết cho cấp dưới phát huy dân chủ, thế mạnh của địa phương để hoàn thành nhiệm vụ được giao, mối phụ thuộc dọc giúp cho cấp trên có thể tập trung quyền lực nhà nước nhằm chỉ đạo hoạt động của cấp dưới, tạo nên một hoạt động chung thống nhất.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Nguyên tắc dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
>>Xem thêm: Đất đang tranh chấp có được cấp giấy chứng nhận không? – Luật 24h
>>Xem thêm: Quy định hiện nay về việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam – Luật 24h
>>Xem thêm: Chồng mất làm thế nào để sang tên sổ đỏ cho vợ? – Luật 24h
>>Xem thêm: Quy định hiện nay về việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam – Luật 24h
>>Xem thêm: Làm như thế nào để lấy được thông tin đất đai? – Luật 24h
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"