Nhận tiền hứa cho đi xuất khẩu lao động xong bỏ trốn thì xử lý như nào? – Luật 24H

Mô tả: Nhận tiền hứa cho đi xuất khẩu lao động xong bỏ trốn thì xử lý như thế nào? – Hãng luật 24H, cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chính xác nhất, giá rẻ nhất, nhanh chóng nhất, bảo vệ quyền lợi của khách hàng tốt nhất.

Hiện nay, việc công dân Việt Nam đi xuất khẩu lao động nước ngoài ngày càng gia tăng, do đó không ít những trung tâm xuất khẩu lao động được lập ra hoặc người môi giới xuất khẩu lao động xuất hiện ngày càng nhiều. Bên cạnh những trung tâm, những người môi giới uy tín thì không ít nhưng kẻ lừa đảo nhận tiền của người lao động rồi bỏ trốn. Những trường hợp này pháp luật sẽ giải quyết như nào? Sau đây, các Luật sư của Luật 24H sẽ tư vấn giải đáp thắc mắc trên.

Cơ sở pháp lý

– Bộ luật Dân sự 2015

– Bộ luật Hình sự 2015

– Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hơp đồng năm 2006

Giải quyết vấn đề

Nhận tiền hứa cho đi xuất khẩu lao động xong bỏ trốn thì bị xử lý như thế nào?

Nhận tiền hứa cho đi xuất khẩu lao động xong bỏ trốn
Luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện đòi nợ, gọi: 1900 65 74

Xem thêm: Con có được mời luật sư tham gia bào chữa cho bố, mẹ không – Luật 24h

Xem thêm: Tung tin sai về Covid-19 sẽ bị xử lý như thế nào – Luật 24h

>>>Xem thêm: Khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án mà bị đơn không có mặt tại địa phương thì phải làm thế nào?

>>Xem thêm: Tội vi phạm quy định về sử dụng lao động dưới 16 tuổi khác theo quy định pháp luật – Luật 24h

Để xác định được biện pháp xử lý với hành vi nhận tiền hứa đưa đi xuất khẩu lao động rồi bỏ trốn ta cần xác định hành vi đó đã vi phạm pháp luật hay chưa, cấu thành tội phạm không?

Ví dụ: Khi bên muốn đi xuất khẩu lao động (sau đây gọi là bên A) đưa tiền cho bên xuất khẩu lao động (sau đây gọi là bên B), thì bên B phải có nghĩa vụ đưa bên A đến nước mà bên A muốn làm việc. Bên A đã đưa tiền cho bên B như vậy bên A đã hoàn thành nghĩa vụ của mình;

Bên B nhận tiền xong rồi bỏ trốn như vậy, bên B đã không thực hiện nghĩa vụ. Việc bên B nhận tiền xong rồi bỏ trốn, hành vi này có thể cấu thành tội phạm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 căn cứ vào trường hợp cụ thể:

Trường hợp 1: Theo quy định tại Điều 8 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006 thì đưa người đi xuất khẩu lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ có tổ chức được thành lập hợp pháp theo quy định của Luật doanh nghiêp và được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mới đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề này.

Vì vậy nếu như cá nhân bằng thủ đoạn gian dối nói rằng bản thân có thể đưa người đi xuất khẩu lao động hoặc đưa ra thông tin sai lệch gian dối về một công ty không có đủ điều kiện kinh doanh hoạt động dich vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để lừa dối người khác đưa tiền cho mình coi như thù lao thực hiện dịch vụ đưa người đi xuất khẩu lao động, và sau khi nhận được tiền cá nhân đó đã bỏ trốn thì đã đầy đủ căn cứ để xác định người đó có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bởi ngay từ ban đầu, ngay khi trước khi thực hiện hành vi thì cá nhân đã có ý định lừa đảo để chiếm đoạt tài sản. Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 thì Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như sau:

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị xử phạt như sau:

– Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với các trường hợp sau:

+ Lừa dối chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2 triệu đến dưới 50 triệu đồng;

+ Lừa dối chiếm đoạt tài sản của người khác dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn vi phạm hoặc đã bị kết án về  một trong các tội: tội cướp tài sản, tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự xã hội;

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc gia đình họ;

– Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc một trong trường hợp sau đây:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản trị gí từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt.

– Bị phạt tù từ 07 năm cho đến 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng;

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh;

– Bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

– Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần tài sản hoặc tịch thu toàn bộ tài sản.

Nhận tiền hứa cho đi xuất khẩu lao động xong bỏ trốn
Luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện đòi nợ, gọi: 1900 65 74

>>Xem thêm: Tội đầu cơ theo quy định pháp luật – Luật 24h

>>>Xem thêm: Cấu thành tội phạm của tội giết người

>>Xem thêm: Người bị tâm thần phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật – Luật 24h

>>Xem thêm: Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự khi nào theo quy định pháp luật – Luật 24h

Trường hợp 2: Nếu như Bên A  lấy danh nghĩa là người đại diện theo pháp luật của tổ chức đủ điều kiện kinh doanh hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời giao kết hợp đồng với người có nhu cầu đo xuất khẩu lao động (bên B), Bên A đã nhận tiền từ Bên B với nghĩa vụ phải thực hiện là đưa B đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên sau khi nhận đủ tiền Bên A không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ hoặc sử dụng số tiền vào mục đích khác dẫn đến không có khả năng hoàn trả lại tài sản hoặc Bên A bỏ trốn để chiếm đoạt số tiền đó thì với trường hợp này hành vi của Bên A đã cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bởi lẽ ý thức chiếm đoạt tài sản của Bên A có sau khi có được tài sản.

Khung hình phạt của tội Lạm dụng chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

+ Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
– Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
–  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, khi cá nhân có hành vi bỏ trốn, người bị hại có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan điều tra nơi hành vi phạm tội xảy ra hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì nộp đơn tại nơi cá nhân đó cư trú để tố giác tội phạm và đòi lại số tiền.

Các dịch vụ tư vấn của hãng Luật 24H

-Tư vấn về vấn đề Nhận tiền hứa cho đi xuất khẩu lao động xong bỏ trốn thì xử lý như nào

– Dịch vụ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, bị can, bị cáo

– Dịch vụ luật sư tư vấn tại nhà.

– Soạn thảo đơn từ tố giác tội phạm

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giải đáp được vướng mắc của bạn về vấn đề Nhận tiền hứa cho đi xuất khẩu lao động xong bỏ trốn thì bị xử lý như thế nào? Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên hoặc các vấn đề pháp lý khác bạn có thể liên hệ theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net/ để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

>> Xem thêm: Youtube: Công ty Luật 24h

>> Xem thêm: Các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích?-Luật 24H

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Luật sư bào chữa vụ án hình sự tội gây tai nạn giao thông tại Thàn...

Luật sư bào chữa vụ án hình sự tội gây tai nạn giao thông tại Thành Phố Phan Rang Tháp ...

Xem thêm

Người Việt Nam bị giam giữ ở nước ngoài

Người Việt Nam bị giam giữ ở nước ngoài luật 24H cam kết tư vấn 24/7 với thông tin chuẩ...

Xem thêm

Cơ quan công an đến kiểm tra nhà nghỉ có cần xin lệnh khám xét không?

Cơ quan công an đến kiểm tra nhà nghỉ có cần xin lệnh khám xét không? luật 24H cam kết ...

Xem thêm

Trách nhiệm đối với hành vi lừa mượn xe đi cầm cố

Trách nhiệm đối với hành vi lừa mượn xe đi cầm cố Trách nhiệm đối với hành vi lừa mượn ...

Xem thêm

Khi nào được yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Khi nào được yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?  luật 24H cam kết tư vấn 24/7...

Xem thêm

Mượn xe rồi mang đi cầm cố có phạm tội không?

Mượn xe rồi mang đi cầm cố có phạm tội không? , Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông...

Xem thêm

Lấy điện thoại người khác mang đi cầm cố có phạm tội không?

Lấy điện thoại người khác mang đi cầm cố có phạm tội không?, Luật 24H cam kết tư vấn 24...

Xem thêm

Mua bán xe máy bằng giấy tờ giả xử lý như thế nào?

Mua bán xe máy bằng giấy tờ giả xử lý như thế nào?, Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với t...

Xem thêm

Nhận cầm đồ tài sản do trộm cắp có phạm tội không?

Nhận cầm đồ tài sản do trộm cắp có phạm tội không?, Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với t...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574