Những lầm tưởng về trách nhiệm của người làm từ thiện.
Những lầm tưởng về trách nhiệm của người làm từ thiện, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.
Hiện nay cụm từ ” Làm từ thiện” đang là cụm từ rất hót hiện nay, và cũng đang là vấn đề được dư luận quan tâm đông đảo. Những trách nhiệm của những cá nhân đứng ra kêu gọi quyên góp tiền từ thiện như thế nào ? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
Bộ luật Dân sự 2015
Nghị định 64/2008/NĐ-CP về việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo
Hiến pháp 2013
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Giải quyết vấn đề
1. Có phải ai cũng có quyền kêu gọi từ thiện?
Theo như quy định tại Nghị định 64/2008/NĐ-CP, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào có quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ, ngoài các tổ chức được cho phép sau: Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các cấp ở địa phương; Báo, đài của Trung ương, địa phương; Ủy ban MTTQ Việt Nam; các quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập, hoạt động theo quy định,…
Tuy nhiên, Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định các cá nhân, tổ chức có thể ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện công việc nhất định, bao gồm việc từ thiện. Theo đó, cá nhân có thể tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận về việc từ thiện, chỉ cần không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Mặc dù chưa có sự thống nhất về luật giữa Nghị định 64 và Bộ luật Dân sự năm 2015 nhưng việc thực hiện theo quy định pháp luật mới nhất. Như vậy, cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và tổ chức có đủ tư cách pháp nhân hoàn toàn có thể nhận ủy quyền, nhận tiền để làm từ thiện.
2. Người làm từ thiện được phép giữ bí mật về số tiền ủng hộ?
Người làm từ thiện có quyền giữ bí mật về số tiền ủng hộ.
Xét về pháp lý, mối quan hệ giữa người làm từ thiện và người ủng hộ là quan hệ ủy quyền. Khoản 4 Điều 565 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, bên được ủy quyền (người làm từ thiện) có thể giữ bí mật về thông tin, bao gồm cả số tiền từ thiện với những người không liên quan. Họ chỉ có nghĩa vụ công khai nếu người ủng hộ yêu cầu.
Các cá nhân làm từ thiện nếu có hành vi gian dối số tiền ủng hộ nếu bị phát hiện, người làm từ thiện sẽ bị xử lý về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
3. Nếu không trao hết tiền ủng hộ, người làm từ thiện có thể giữ lại để làm việc từ thiện khác?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 565 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, người làm từ thiện phải thực hiện công việc theo ủy quyền. Nghĩa là, họ phải trao đủ tiền ủng hộ cho đúng người cần giúp đỡ như thỏa thuận.
Nếu sử dụng tiền không đúng mục đích, người ủng hộ có quyền yêu cầu giao lại tài sản, theo Khoản 2 Điều 568 Bộ luật Dân sự 2015.
>> Xem thêm: Xử phạt hành vi trộm cắp điện? Câu trộm điện có bị đi tù không?
>> Xem thêm: Cấu thành tội phạm mức phạt tù đối với tội trộm cắp tài sản?
>> Xem thêm: Một số lưu ý khi đã chấp hành án nhưng chưa được xóa án tích?
>> Xem thêm: Tội ăn trộm bị phạt như thế nào? Ăn trộm đi tù bao nhiêu năm?
>> Xem thêm: Xử lý hành vi tàng trữ súng hoa cải như thế nào?
>> Xem thêm: Dùng thuốc mê lấy tài sản của người khác phạm tội gì?
>>Xem thêm: Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hòa giải không – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Căn cứ ly hôn khi chồng ngoại tình – Hãng luật 24H
Như vậy, trường hợp không trao hết tiền cho những người cần giúp đỡ, người làm từ thiện phải báo cáo cho người ủng hộ. Họ chỉ được phép giữ lại tiền thừa để làm công việc từ thiện khác khi có sự đồng ý của người quyên góp.
4. Nhận tiền ủng hộ nhưng không thể thực hiện vì lý do bất khả kháng. Đó không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Nhận định này đúng hay sai?
Theo như quy định của pháp luật thì nhận định này là đúng.
Nếu người làm từ thiện không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, theo quy định tại Khoản 2 Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015.
Pháp luật quy định, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể tiên liệu và khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong điều kiện và khả năng cho phép (lũ lụt, động đất, núi lửa, chiến tranh,…).
Theo đó, trường hợp nhận tiền ủng hộ nhưng không thể thực hiện công việc từ thiện như lời kêu gọi vì sự kiện bất khả kháng thì không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, khi không thể thực hiện công việc như thỏa thuận, người làm từ thiện phải báo cáo tình hình cho những người quyên góp.
5. Ai cũng có quyền yêu cầu người từ thiện sao kê, giải trình thu chi?
Theo như quy định tại Khoản 1 Điều 568 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, bên được ủy quyền (người làm từ thiện) chỉ có nghĩa vụ báo cáo đối với bên ủy quyền (người ủng hộ) và ngược lại, chỉ người ủng hộ mới có quyền yêu cầu người làm từ thiện báo cáo về công việc đó.
Theo như quy định thì không phải ai cũng có quyền yêu cầu người làm từ thiện phải sao kê, giải trình các khoản thu chi. Chỉ những người gửi tiền ủng hộ mới có quyền yêu cầu người từ thiện làm việc này. Đồng thời, người làm từ thiện chỉ có nghĩa vụ sao kê, báo cáo về các khoản thu chi cho những người quyên góp.
6. Nếu người từ thiện không sao kê, người ủng hộ tiền được phép lên tiếng chỉ trích trên mạng xã hội?
Theo như quy định tại Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định, bất cứ ai cũng có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình, bao gồm cả việc chỉ trích, phê phán những việc làm sai trái.
Tuy nhiên, việc chỉ trích người khác trên mạng xã hội cần phải đảm bảo nguyên tắc tôn trọng quyền nhân thân, danh dự, uy tín, nhân phẩm, không đưa những thông tin sai sự thật mang tính chất vu khống, bôi nhọ, làm nhục người khác.
7. Nếu người làm từ thiện không minh bạch, người ủng hộ tiền có quyền kiện?
Trường hợp nghi ngờ việc từ thiện không minh bạch, người ủng hộ tiền có quyền yêu cầu làm rõ. Nếu người làm từ thiện không thực hiện được thì có thể coi đó là hành vi vi phạm hợp đồng ủy quyền, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người ủng hộ tiền.
Theo như quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo đó, người ủng hộ hoàn toàn có thể khởi kiện người làm từ thiện nếu việc làm này không minh bạch.
8. Mọi hành vi xúc phạm, bôi nhọ người làm từ thiện đều vi phạm pháp luật?
Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, theo Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013. Mọi hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người làm từ thiện đều là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý theo quy định pháp luật.
Về xử phạt, bất kỳ ai có cử chỉ, lời nói, hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người làm từ thiện trên mạng xã hội đều bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng, theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Trường hợp xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, hoặc bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật về người từ thiện sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Những lầm tưởng về trách nhiệm của người làm từ thiện, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Những lầm tưởng về trách nhiệm của người làm từ thiện
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan Những lầm tưởng về trách nhiệm của người làm từ thiện. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"