Những nội dung cơ bản trong Luật thanh tra hiện hành

Những nội dung cơ bản trong Luật thanh tra hiện hành

Những nội dung cơ bản trong Luật thanh tra hiện hành như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.

Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

Luật thanh tra 2010

2. Giải quyết vấn đề:

Luật Thanh tra năm 2010 gồm 7 chương, 78 điều. So với Luật thanh tra năm 2004 thì Luật Thanh tra năm 2010 có thêm 2 Chương và 9 điều. Đó là Chương quy định về thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra và Chương quy định về điều kiện bảo đảm hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước và các nội dung liên quan đến trách nhiệm thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý trong và sau thanh tra. Việc cơ cấu các chương này là nhằm làm rõ hơn các nội dung cần điều chỉnh trong Luật Thanh tra, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định của Luật trong thực tiễn. Nhìn chung, những nội dung cơ bản của Luật Thanh tra thể hiện như sau:

2.1. Những vấn đề chung của Luật Thanh tra năm 2010

Phạm vi điều chỉnh

Kế thừa quy định của Luật thanh tra năm 2004, đồng thời để khắc phục các hạn chế, bất cập đang đặt tra trong công tác thanh tra, đối tượng, phạm vi điều chỉnh trong Luật Thanh tra năm 2010 thể hiện tập trung ở các vấn đề sau đây:

a) Về tổ chức cơ quan thanh tra nhà nước:

Luật Thanh tra năm 2010 không phân định tổ chức cơ quan thanh tra nhà nước thành lập theo cấp hành chính và tổ chức cơ quan thanh tra nhà nước thành lập theo ngành, lĩnh vực mà chỉ quy định về các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, bao gồm:

+ Cơ quan thanh tra nhà nước (Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ; Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thanh tra sở; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).

+ Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (một số tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở).

Việc thay đổi về tổ chức như trên là nhằm nâng cao tính hệ thống của các cơ quan thanh tra nhà nước, đồng thời xác định rõ đối tượng thanh tra, phạm vi thanh tra giữa các cơ quan thanh tra, giữa cơ quan thanh tra nhà nước với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, khắc phục sự trùng lặp trong hoạt động thanh tra.

b) Về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra nhà nước.

Luật thanh tra năm 2010 đã bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn nhằm nâng cao tính chủ động, tính độc lập tương đối cho các cơ quan thanh tra, như: quyền ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của Chánh thanh tra các cấp, các ngành; việc kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp dưới thuộc thẩm quyền quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp; việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, kết luận thanh tra; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp dưới của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp đã kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật…và quy định rõ phạm vi thanh tra của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh trong việc thanh tra đối với các doanh nghiệp nhà nước do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp quyết định thành lập.

c) Về hoạt động thanh tra của các cơ quan thanh tra nhà nước

Luật Thanh tra năm 2010 tiếp tục khẳng định về hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý theo ngành, lĩnh vực, bảo đảm tính linh hoạt trong hoạt động thanh tra chuyên ngành, Luật quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, đồng thời quy định những vấn đề có tính nguyên tắc về trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra chuyên ngành, còn thời hạn thanh tra, thời hạn gửi quyết định thanh tra, thời hạn công bố quyết định thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra chuyên ngành sẽ do Chính phủ quy định.

d) Đối với hoạt động thanh tra nhân dân, trong điều kiện hiện nay việc giữ nguyên các quy định về Thanh tra nhân dân trong Luật là phù hợp, bởi vì để xây dựng được một văn bản riêng về thanh tra nhân dân cần có sự chuẩn bị và nghiên cứu kỹ lưỡng về phạm vi điều chỉnh cũng như các nội dung cơ bản của văn bản pháp luật này, đồng thời phải tiến hành tổng kết, đánh giá để làm cơ sở cho việc xây dựng, song việc thực hiện những vấn đề này tại thời điểm trình Quốc hội xem xét, thông qua Luật thanh tra là rất khó thực hiện.

Vị trí, vai trò của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra

Thanh tra Chính phủ có địa vị pháp lý như các bộ, cơ quan ngang bộ khác, tức là có địa vị pháp lý độc lập, có phạm vi quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực riêng. Cụ thể là quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng…và tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Với tinh thần đó, Luật thanh tra lần này quy định rõ địa vị pháp lý, vai trò, tính độc lập và tự chịu trách nhiệm về các quyết định, kết luận, kiến nghị trong quá trình hoạt động của các cơ quan thanh tra nói chung và Thanh tra Chính phủ nói riêng. Đồng thời, bổ sung những quy định mới nhằm bảo đảm cho Thanh tra Chính phủ thực hiện tốt vai trò của cơ quan ngang bộ giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác thanh tra, theo đúng quy định của Luật tổ chức Chính phủ.

Mục đích thanh tra, nguyên tắc hoạt động thanh tra

a) Mục đích thanh tra

Theo quy định của Luật thanh tra năm 2010 thì mục đích thanh tra cũng có sự bổ sung, phát triển. Nếu như Luật Thanh tra năm 2004 đề cao mục đích thanh tra là phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thì Luật Thanh tra năm 2010 đã thể hiện rõ hơn mục đích thanh tra theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”. Điều 2 của Luật Thanh tra năm 2010 quy định về mục đích thanh tra như sau: “Mục đích thanh tra nhằm phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.

b) Nguyên tắc hoạt động thanh tra

Về cơ bản, nguyên tắc hoạt động thanh tra được quy định trong Luật Thanh tra 2004 là phù hợp, đáp ứng được yêu cầu hoạt động của các cơ quan nhà nước thời gian qua. Tuy nhiên, thực tế công tác thanh tra cũng cho thấy vẫn còn tình trạng trùng lắp, chồng chéo trong hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra. Để khắc phục tình trạng này, giúp các cơ quan thanh tra hoạt động theo đúng phạm vi được pháp luật quy định, bảo đảm cho công tác thanh tra góp phần thiết thực hơn nữa trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, Luật Thanh tra năm 2010 đã bổ sung thêm nguyên tắc hoạt động thanh tra “không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra”.

Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Để đề cao trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Luật Thanh tra đã quy định Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, xử lý kịp thời kết luận, kiến nghị thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

Những nội dung cơ bản trong Luật thanh tra hiện hành
Những nội dung cơ bản trong Luật thanh tra hiện hành

2.2. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra

Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước

a) Tổ chức các cơ quan thanh tra nhà nước

Luật thanh tra năm 2010 đã quy định tổ chức các cơ quan thanh tra nhà nước như sau:

– Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Cơ cấu của Thanh tra Chính phủ có Tổng Thanh tra Chính phủ, các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, Thanh tra viên và cán bộ, công chức, viên chức. Tổng Thanh tra Chính phủ là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu ngành thanh tra. Tổng Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Thanh tra Chính phủ.

– Thanh tra bộ là cơ quan của bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên. Chánh Thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. Phó Chánh Thanh tra bộ giúp Chánh Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ. Thanh tra bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

– Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên. Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. Phó Chánh Thanh tra tỉnh giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra tỉnh. Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

– Thanh tra sở là cơ quan của sở, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra sở được thành lập ở những sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật. Thanh tra sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên. Chánh Thanh tra sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. Phó Chánh Thanh tra sở giúp Chánh thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra sở.Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra bộ.

– Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra huyện có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên. Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. Phó Chánh Thanh tra huyện giúp Chánh Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra huyện. Thanh tra huyện chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra tỉnh.

b) Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra, người đứng đầu cơ quan thanh tra

Để xác định rõ hơn vai trò của các cơ quan thanh tra, đảm bảo hoạt động thanh tra thực sự có hiệu lực, hiệu quả, Luật thanh tra mới đã tập trung tăng cường các nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra cũng như người đứng đầu các cơ quan này. Đồng thời, phân định, làm rõ các nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động quản lý nhà nước về thanh tra với nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra với nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan thanh tra. Các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra, người đứng đầu cơ quan thanh tra trong Luật thanh tra năm 2010 về cơ bản được kế thừa từ Luật Thanh tra năm 2004, song Luật Thanh tra lần này đã bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ quan thanh tra. 

Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

Về thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành

2.3. Hoạt động thanh tra

Quy định chung về hoạt động thanh tra

a) Xây dựng, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra

Nhằm đề cao vai trò của Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra trong phạm vi cả nước và thực hiện quyền thanh tra theo quy định của pháp luật, Tổng Thanh tra Chính phủ là người đứng đầu cơ quan Thanh tra Chính phủ và đứng đầu ngành thanh tra có quyền lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ. Tổng thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xây dựng Định hướng chương trình thanh tra trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Định hướng chương trình hoạt động thanh tra là văn bản xác định phương hướng hoạt động thanh tra trong 01 năm của ngành thanh tra để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thời gian trình chậm nhất vào ngày 15 tháng 10 hàng năm. Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm xem xét, phê duyệt chậm nhất vào ngày 30 tháng 10 hàng năm.

Sau khi được phê duyệt, Định hướng chương trình thanh tra được Thanh tra Chính phủ gửi cho Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm lập kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ và hướng dẫn Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra cấp mình. Theo đó, Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ, Chánh Thanh tra tỉnh, căn cứ vào Định hướng, chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ và yêu cầu công tác quản lý của Bộ, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phê duyệt kế hoạch thanh tra. Công khai kế hoạch thanh tra với đối tượng thanh tra.

b) Hình thức thanh tra, căn cứ ra quyết định thanh tra

Trước đây, Luật thanh tra quy định hai hình thức thanh tra là thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất, đồng thời có ghi nhận hoạt động thanh tra của Thanh tra viên chuyên ngành khi thanh tra độc lập. Tuy nhiên việc thanh tra độc lập của Thanh tra viên chuyên ngành chưa được quy định rõ. Luật thanh tra năm 2010 cùng với việc quy định mới về các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đã tiếp tục ghi nhận hai hình thức thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất còn bổ sung thêm hình thức thanh tra mới là thanh tra thường xuyên.

Công khai kết luận thanh tra

Để tăng cường tính minh bạch trong hoạt động thanh tra, tạo cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước cũng như của các tổ chức, của xã hội và của nhân dân, góp phần phòng ngừa tham nhũng, tăng cường kỷ cương trong việc thực hiện kết luận thanh tra, đồng thời để bảo đảm sự phù hợp với quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thanh tra năm 2010 đã bổ sung quy định về việc công khai kết luận thanh tra, theo đó: Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Kết luận thanh tra được công khai thông qua các hình thức: (1) Công bố tại cuộc họp với thành phần bao gồm người ra quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức họp báo; (2) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; (3) Đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cung cấp; (4) Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra.

Người ký kết luận thanh tra có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận thanh tra trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận. Hình thức thứ nhất – tại cuộc họp hoặc họp báo buộc phải công khai, đồng thời phải lựa chọn ít nhất một trong các hình thức còn lại để công khai. Người ký kết luận có trách nhiệm cung cấp kết luận cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có yêu cầu. Tuy nhiên việc cung cấp kết luận thanh ra là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, cần có quy định rõ về các hình thức công khai, đối tượng, nội dung công khai và trình tự, thủ tục công khai, sao cho các thông tin cần thiết được chuyển đến cho các đối tượng có nhu cầu phục vụ việc giám sát, kiểm tra, đồng thời những thông tin thuộc về bí mật Nhà nước bảo đảm không bị tiết lộ. Trong khuôn khổ điều chỉnh của Luật chưa thể xác định ngay được những nội dung gì và những đối tượng nào sẽ được cung cấp, do đó Chính phủ sẽ quy định chi tiết việc công khai kết luận thanh tra theo các hình thức đã ghi nhận trong Luật.

d). Xử lý và chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra

Trong thực tiễn công tác thanh tra thì sau khi có kết luận thanh tra việc xem xét, xử lý thuộc trách nhiệm và tuỳ thuộc vào quan điểm, ý chí của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Nhiều kết luận thanh tra được xử lý kịp thời, người có hành vi vi phạm bị xử lý nghiêm minh, những sơ hở, yếu kém được sửa chữa, khắc phục nhanh chóng. Nhưng bên cạnh đó có không ít trường hợp đã có kết luận song chưa có ý kiến chỉ đạo để xử lý ngay đối với các hành vi vi phạm hay việc xử lý không đầy đủ, thiếu nghiêm minh đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm. Tình trạng đó đã và đang ảnh hưởng lớn đến hiệu lực, hiệu quả thanh tra, trật tự, kỷ cương quản lý nhà nước. Để khắc phục vấn đề này Điều 40 Luật thanh tra quy định rõ:

– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết luận thanh tra hoặc nhận được kết luận thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra. Xử lý, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý sai phạm về kinh tế; xử lý, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật; xử lý vấn đề khác thuộc thẩm quyền trong kết luận thanh tra.

đ) Xử lý hành vi không thực hiện yêu cầu, kết luận, quyết định xử lý về thanh tra

Luật thanh tra năm 2010 đã bổ sung quy định về xử lý hành vi không thực hiện yêu cầu, kết luận, quyết định xử lý về thanh tra. Theo đó, trong quá trình thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra mà không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, chính xác, kịp thời, theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra hoặc tiêu huỷ tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

e) Xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra

Để tăng cường ý thức trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động thanh tra đồng thời làm cơ sở cho việc xử lý đối với người vi phạm, Luật thanh tra quy định: Trong quá trình thanh tra người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra mà không hoàn thành nhiệm vụ hoặc cố ý không phát hiện hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý mà không xử lý, không kiến nghị việc xử lý hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về thanh tra thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Hoạt động thanh tra hành chính

Theo khái niệm quy định tại Luật Thanh tra thì hoạt động thanh tra hành chính được hiểu như sau:

Thứ nhất, hoạt động thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành, bao gồm các cơ quản lý nhà nước, các cơ quan thanh tra nhà nước, chẳng hạn như: Chính phủ; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Uỷ ban nhân dân các cấp; thanh tra các cấp, các ngành tiến hành.

Thứ hai, đối tượng của thanh tra hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc. Chẳng hạn như bộ, cơ quan ngang bộ tiến hành hoạt động thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu sự quản lý trực tiếp của bộ, cơ quan ngang bộ; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiến hành thanh tra đối với các sở, ngành cấp tỉnh v.v…

Thứ ba, nội dung của thanh tra hành chính nhằm xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, tổ chức và cá nhân trực thuộc.

2.4. Hoạt động thanh tra chuyên ngành

Theo quy định tại Luật thanh tra năm 2010 thì thanh tra chuyên ngành có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, là hoạt động thanh tra do các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực tiến hành, như Bộ, Sở, Thanh tra bộ, Thanh tra sở, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (Tổng cục, Cục thuộc bộ, Chi cục thuộc sở).

Thứ hai, đối tượng thanh tra chuyên ngành là mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành.

Thứ ba, nội dung của thanh tra chuyên ngành nhằm xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn-kỹ thuật, qui tắc quản lý của ngành, lĩnh vực. Khi xem xét, các cơ quan tiến hành có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.

Xuất phát từ đó, Luật Thanh tra đã quy định cụ thể về thẩm quyền ra quyết định thanh tra; nội dung quyết định thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên…

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Những nội dung cơ bản trong Luật thanh tra hiện hành, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

>>Xem thêm: Đất đang tranh chấp có được cấp giấy chứng nhận không? – Luật 24h

>>Xem thêm: Quy định hiện nay về việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam – Luật 24h

>>Xem thêm: Chồng mất làm thế nào để sang tên sổ đỏ cho vợ? – Luật 24h

>>Xem thêm: Quy định hiện nay về việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam – Luật 24h

>>Xem thêm: Làm như thế nào để lấy được thông tin đất đai? – Luật 24h

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho cá nhân, tổ chức trong quản...

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho cá nhân, tổ chức trong quản lý hành chính được q...

Xem thêm

Đảng viên vi phạm kỷ luật đảng khi vi phạm cái gì?

Đảng viên vi phạm kỷ luật đảng khi vi phạm cái gì? Đảng viên vi phạm kỷ luật đảng khi v...

Xem thêm

Hoạt động kiểm tra của Đảng đối với hoạt động hành chính nhà nước.

Hoạt động kiểm tra của Đảng đối với hoạt động hành chính nhà nước. Hoạt động kiểm tra c...

Xem thêm

Phân loại các quyết định hành chính nhà nước

Phân loại các quyết định hành chính nhà nước Phân loại các quyết định hành chính nhà nư...

Xem thêm

Những trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vự...

Những trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan Những trườ...

Xem thêm

Toà án xét xử khiếu kiện hành chính về hành vi hành chính nào?

Toà án xét xử khiếu kiện hành chính về hành vi hành chính nào? Toà án xét xử khiếu kiện...

Xem thêm

Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước

Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước như thế nào...

Xem thêm

Phân loại viên chức

Phân loại viên chức Phân loại viên chức như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về ...

Xem thêm

Khái niệm quy chế pháp lý hành chính của công dân

Khái niệm quy chế pháp lý hành chính của công dân Khái niệm quy chế pháp lý hành chính ...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574