Việc kê biên tài sản thuộc sở hữu chung, kể cả tài sản chung của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 74 Luật thi hành án dân sự. Theo đó, việc kê biên tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác có hai trường hợp: Trường hợp chưa xác định được phần sở hữu của các chủ sở hữu chung và trường họp đã xác định được phần sở hữu của các chủ sở hữu.

Đối với trường hợp tài sản kê biên thuộc sở hữu chung chưa xác định được phần sở hữu của các chủ sở hữu chung thì trước khi kê biên tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, kể cả quyền sử dụng đất, chấp hành viên phải thông báo cho chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế. Chủ sở hữu chung có quyền khởi kiện yêu cầu toà án xác định phần sở hữu của họ đối với tài sản chung. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu chủ sở hữu chung không khởi kiện thì người được thi hành án hoặc khác thì chấp hành viên ra quyết định kê biên tài sản đó để thi hành án. Neu người thứ ba không tự nguyện giao tài sản thì chấp hành viên cưỡng chế buộc họ phải giao tài sản để thi hành án. Nếu tài sản kê biên đang cho thuê thì người thuê được tiếp tục thuê theo hợp đồng đã giao kết.

2.2 Kê biên vốn góp

Khi kê biên vốn góp, chấp hành viên yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án có vốn góp cung cấp thông tin về phần vốn góp của người phải thi hành án. Trong trường hợp cần thiết, chấp hành viên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định phần vốn góp của người phải thi hành án; trưng cầu tổ chức, cá nhân có chuyên môn xác định phần giá trị vốn góp của người phải thi hành án để cưỡng chế thi hành án. Đương sự có quyền yêu cầu toà án xác định phần vốn góp của người phải thi hành án (Điều 92 Luật thi hành án dân sự). Khi có căn cứ xác định được phần vốn góp của người phải thi hành án thì chấp hành viên ra quyết định kê biên phần vốn góp đó để thi hành án.

2.3 Kê biên phương tiện giao thông

Theo quy định tại Điều 96 Luật thi hành án dân sự, trường hợp kê biên phương tiện giao thông của người phải thi hành án, chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quàn lí, sử dụng phương tiện phải giao giấy đăng kí phương tiện đó. Đối với phương tiện giao thông đang được khai thác sử dụng thì sau khi kê biên chấp hành viên có thể thu giữ hoặc giao cho người phải thi hành án, người đang quàn lí, sử dụng tiếp tục khai thác, sử dụng, bảo quản nhưng không được chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp. Trường hợp giao cho người phải thi hành án, người đang quản lí, sử dụng tiếp tục khai thác sữ dụng phương tiện

Khi kê biên nhà ở của người phải thi hành án đang cho thuê, cho ở nhờ thì chấp hành viên phải thông báo ngay cho người đang thuê, đang ở nhờ biết. Trường hợp tài sản kê biên là nhà ở, cửa hàng đang cho thuê được bán đấu giá mà thời hạn thuê hoặc thời hạn lưu cư vẫn còn thì người thuê có quyền tiếp tục được thuê hoặc lưu cư theo quy định của Bộ luật dân sự.

2.4 Kê biên quyền sử dụng đất

Theo Điều 110, Điều 111 Luật thi hành án dân sự, chấp hành viên chỉ kê biên quyền sử dụng đất của người phải thi hành án thuộc trường hợp được chuyển quyền sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp người phải thi hành án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc thuộc diện quy hoạch phải thu hồi đất nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì vẫn được kê biên quyền sử dụng đất đó.

Khi kê biên quyền sử dụng đất, chấp hành viên yêu càu người phải thi hành án, người đang quản lí giấy tờ về quyền sử dụng đất phải nộp các giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án dân sự. Trường hợp kê biên quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án thì kê biên cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Trường hợp đất của người phải thi hành án có tài sản gắn liền với đất mà tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người khác thì chấp hành viên chỉ kê biên quyền sử dụng đất và thông báo cho người có tài sản gắn liền với đất. Việc kê biên quyền sử dụng đất phải lập biên bản ghi rõ vị trí, diện tích, ranh giới thửa đất được kê biên, có chữ kí của những người tham gia kê biên đương sự thông qua tổ chức thẩm định giá hoặc do chấp hành viên tự xác định.

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 98 Luật thi hành án dân sự thì việc xác định giá trị tài sản kê biên được tiến hành như sau:

+ Trường hợp nếu ngay khi kê biên tài sản mà đương sự thoả thuận được về giá tài sản thì chấp hành viên lập biên bản về thoả thuận đó và giá tài sản do đương sự thoả thuận là giá khởi điểm để bán đấu giá.

+ Trường hợp đương sự có thoà thuận về tổ chức thẩm định giá thì chấp hành viên kí hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đó.

+ Trường hợp đương sự không thoả thuận được về giá và cũng không thoả thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá, tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc kí hợp đồng dịch vụ và việc thi hành án do cơ quan thi hành án dân sự phải chủ động thi hành án thì chấp hành viên kí hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản.
Theo quy định tại Điều 99 Luật thi hành án dân sự thì việc định giá lại tài sản kê biên được thực hiện trong các trường hợp chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng quy định về định giá tài sản dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản hoặc đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản.

Yêu cầu định giá lại chỉ được thực hiện một lần và chỉ được chấp nhận nếu đương sự có đơn yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo về kết thời hạn không quá 5 ngày, kể từ ngày thoả thuận. Nếu có nhiều người được thi hành án thì người nhận tài sản phải được sự đồng ý của những người được thi hành án khác và phải thanh toán lại cho những người được thi hành án khác số tiền tương ứng tỉ lệ giá trị mà họ được hưởng.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 104 Luật thi hành án dân sự thì từ sau lần giảm giá thứ hai trở đi mà không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì người được thi hành án có quyền nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án. Trường hợp người được thi hành án đồng ý nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì chấp hành viên thông báo cho người phải thi hành án biết.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được thông báo về việc người được thi hành án đồng ý nhận tài sản để thi hành án, nếu người phải thi hành án không nộp đủ số tiền thi hành án và chi phí thi hành án để lấy lại tài sản đưa ra bán đấu giá thì chấp hành viên giao tài sản cho người được thi hành án. Đối với tài sản là bất động sản, động sản phải đăng kí quyền sở hữu, sử dụng thì chấp hành viên ra quyết định giao tài sản cho người được thi hành án để làm thủ tục đăng kí, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản đó cho người được thi hành án. Người phải thi hành án, người đang quản lí, sừ dụng tài sản không tự nguyện giao tài sản cho người được thi hành án thì bị cưỡng chế thi hành án.

2.5 Bán tài sản đã kê biên để thi hành án

Nếu người được thi hành án không đồng ý nhận tài sản đã kê biên thì tài sản đã kê biên sẽ được bán để thi hành án. không qua thủ tục bán đấu giá đối với tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc tài sản tươi sống, mau hỏng. Trong trường hợp này thi việc bán tài sản phải được thực hiện trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 101 Luật thi hành án dân sự thì thủ tục bán đấu giá tài sản kê biên được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Theo đó, thủ tục bán đấu giá tài sản đã kê biên được thực hiện theo quy định của Luật đấu giá tài sản được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2016.

Để tránh những tổn phí không cần thiết, bảo đảm quyền lợi của người phải thi hành án, khoản 5 Điều 101 Luật thi hành án dân sự quy định trước khi mờ cuộc bán đấu giá 01 ngày làm việc, người phải thi hành án có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế, hợp lí đã phát sinh từ việc cưỡng chế thi hành án và tổ chức bán đấu giá. Người phải thi hành án có trách nhiệm hoàn trả phí tổn thực tế, hợp lí cho người đăng kí mua tài sản. Mức phí tổn do các bên thoà thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu toà án giải quyết. Khi người phải thi hành án đã nộp đủ tiền thi hành án và các khoản chi phí thực tế phát sinh, trong thời hạn 05 ngày làm việc chấp hành viên phải ra ngay quyết định giải toà việc kê biên.

+ Trả lại tài sản kê biên cho người phải thi hành án

Việc trả lại tài sản kê biên cho người phải thi hành án được thực hiện sau khi đưa ra bán đấu giá nhưng không thể bán được và người được thi hành án không đồng ý nhận tài sản để thi sản để thi hành án nếu việc khai thác tài sản không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

Khi cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án, chấp hành viên phải ra quyết định cưỡng chế khai thác tài sản ghi rõ hình thức khai thác; số tiền, thời hạn, thơi điểm, địa điểm, phương thức nộp tiền cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án. Quyết định cưỡng chế khai thác tài sản phải được gửi ngay cho cơ quan có thẩm quyền quản lí, đăng kí đối với tài sản đó và uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản. Sau khi có quyết định cưỡng chế khai thác tài sản, mọi giao dịch liên quan đến tài sản đang bị cưỡng chế khai thác phải được sự đồng ý của chấp hành viên.

Theo quy định tại Điều 108, Điều 109 Luật thi hành án dân sự thì việc cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án được thực hiện như sau:

+ Tài sản mà người phải thi hành án đang trực tiếp khai thác hoặc cho người khác khai thác thi người đang khai thác được tiếp tục khai thác.

+ Trường hợp tài sản chưa khai thác thì chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án kí hợp đồng khai thác tài sản với tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác tài sản. Người khai thác tài sản phải nộp số tiền thu được từ việc khai thác tài sản cho cơ quan thi hành án dân sự, sau khi trừ các chi phí cần thiết. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu mà người phải thi hành án không kí hợp đồng khai thác với người khác thi chấp hành viên kê biên, xử lí tài sản đó để thi hành án.

+ Nếu việc khai thác tài sản không hiệu quả.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H