Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam năm 2013
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam năm 2013
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam năm 2013 như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.
Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật thuế giá trị gia tăng
2. Giải quyết vấn đề:
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế GTGT
Các yếu tố khách quan
– Đường lối, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước
Bản chất của thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Vì vậy, Thuế GTGT là sự thể chế hóa các chính sách mà Đảng, Nhà nước đề ra; được quy định nhằm phục vụ chính sách phát triển kinh tế và chính sách thuế ở Việt Nam. Xuất phát từ mục đích này mà việc thực thi pháp luật thuế GTGT chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi đường lối, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước.
Hiện nay, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội mà Đảng đề ra trong giai đoạn 2011 – 2020 là: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị – xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. ”
Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII đã xác định mục tiêu kinh tế tổng quát của năm 2013 là: “Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng…”, với tốc độ tăng GDP khoảng 5,5% và kiểm soát CPI dưới 8%.”
Muốn thực hiện được chiến lược trên thì Nhà nước ta phải có một chính sách thuế GTGT hợp lý. Chính sách đó vừa phải đảm bảo nguồn thu cho Nhà nước vừa “vừa sức” với người tiêu dùng nói chung. Hiện nay, quy định hiện nay của Luật thuế GTGT 2008 đã thể hiện khá tốt việc thể chế hóa chiến lược phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước.
– Thực trạng nền kinh tế nước ta năm 2013
Các nhà khoa học kinh tế cho rằng: thuế GTGT là 1 trong những đặc điểm riêng có của một nền kinh tế phát triển, quản lý theo cơ chế thị trường. Thuế GTGT được tính và thu qua mỗi lần chuyển giao hàng hoá và cung cấp dịch vụ trong quá trình sản xuất lưu thông đến tiêu dùng. Ở đâu, khi nào các hoạt động chuyển giao hàng hoá và cung cấp dịch vụ diễn ra một cách sôi động thì ở đó, khi đó có khả năng thu thuế GTGT lớn và ngược lại. Bởi thuế có nguồn gốc từ giá trị thặng dư của xã hội, nên nền kinh tế phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp ổn định, có hiệu quả và thực hiện quản lý theo cơ chế thị trường là điều kiện quan trọng nhất để áp dụng thuế GTGT.
Năm 2013 là năm thứ 6, Việt Nam rơi vào trì trệ, tăng trưởng dưới tiềm năng. Đây cũng là giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài nhất, tính từ đầu thập niên 1990 đến nay
Bước vào năm 2013, tuy tình hình có cải thiện hơn, nhưng về cơ bản nền kinh tế đang đối diện với 4 thách thức ngắn hạn như sau :
Thứ nhất, nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trường sẽ làm cho tình hình khó khăn thêm. Mặc dù CPI 8 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 3,53% so với tháng 12/2012, nhưng nguy cơ lạm phát vẫn “rình rập” khi mà nguyên nhân bên trong của nền kinh tế chưa được giải quyết.
Thứ hai, tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn. Tình trạng thừa tiền, thiếu vốn còn kéo dài. Khả năng tiếp cận vốn của DN vẫn còn khó khăn, nhất là DN vừa và nhỏ.
Thứ ba, khả năng kéo giảm lãi suất cho vay không nhiều; khó đáp ứng sự mong đợi của DN, do hoạt động kém hiệu quả của DN lẫn hệ thống ngân hàng thương mại. Nếu lạm phát kỳ vọng cả năm là 7%, thì việc kéo giảm lãi suất tiết kiệm tiền gửi có kỳ hạn không còn nhiều dư địa và lãi suất cho vay vẫn còn khá cao, đặc biệt là lãi suất vay trung – dài hạn. Điều này sẽ không kích thích được các DN đang có thị trường mở rộng đầu tư và vẫn là nguy cơ làm tăng nợ xấu đối với những DN đang nỗ lực phục hồi sản xuất.
Thứ tư, những nỗ lực để làm “ấm” thị trường bất động sản chưa thể mang lại kết quả, nên thanh khoản của thị trường này khó được cải thiện. Gói hỗ trợ lãi suất 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ thị trường bất động sản cho đến nay chưa mang lại kết quả đáng kể. Một khi thanh khoản của thị trường bất động sản chưa cải thiện, thì việc xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại cũng sẽ khó khăn.
Cộng với đó là, trong năm 2013 tình hình kinh tế thế giới còn diễn biến thất thường, có tác động bất lợi đối với những nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế Việt Nam.
Tình hình kinh tế khó khăn khiến cho việc thực thi pháp luật thuế GTGT sẽ có thể tiển theo chiều hướng xấu. Lúc đó, sự làm ăn gặp nhiều khó khăn hơn thì có thể lợi nhuận, tiền bạc mới là cái mà các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu, dẫn đến việc trốn thuế. Từ khó khăn về kinh tế trên nên đòi hỏi chính phủ phải có những chính sách về thuế GTGT phù hợp.
– Chi phối bởi yêu cầu thu ngân sách Nhà nước.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân. Thuế GTGT là một trong những loại thuế giữ vai trò này. Hiện nay, nguồn thu từ nước ngoài đã giảm nhiều, kinh tế đối ngoại chịu sức ép của quan hệ “mua bán sòng phẳng”,“có vay, có trả”, thuế GTGT phải là công cụ quan trọng góp phần tích cực giảm bội chi ngân sách, giảm lạm phát, ổn định kinh tế – xã hội, chuẩn bị điều kiện và tiền đề cho việc phát triển đất nước lâu dài. Vì vậy, yêu cầu thu ngân sách nhà nước là một yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực thi pháp luật thuế GTGT. Điều này thể hiện ở một số điểm sau:
Thứ nhất, nhu cầu thu về thuế gián thu. Ở Việt Nam hiện nay, đa số các nguồn thu đều xuất phát từ thuế gián thu. Thuế GTGT là một loại thuế gián thu. Vì vậy, đối với các tổ chức thu thuế, việc thu loại thuế này khá dễ dàng, không vấp phải sự phản đối của nộp, cũng như người chịu thuế.
Thứ hai, nhu cầu thu của Nhà nước về thuế. Một nhà nước cần một nguồn thu lớn để vận hành bộ máy nhà nước và thực hiện những công việc của đất nước thì các loại thuế sẽ được đặt ra càng nhiều. Mặt khác, nếu nhu cầu thu cao thì nhà nước cần phải thiết lập một bộ máy thực thi việc thu thuế có hiệu quả, từ đó cũng phần nào tránh được việc trốn thuế, gian lận thuế. Tuy nhiên, cũng không thể tránh khỏi trường hợp, nếu nhà nước quy định quá nhiều mức thuế cao trong luật thuế GTGT thì người dân sẽ khó mà có thể thực thi đúng đắn được.
– Hệ thống pháp luật
Một trong những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến việc thực thi pháp thuế GTGT là hệ thống pháp luật. Để thực thi pháp luật thuế GTGT đạt hiệu quả cao trên thực tế đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, hoặc tương đối hoàn thiện, nghĩa là hệ thống pháp luật đó phải đảm bảo tính toàn diện (đầy đủ), tính đồng bộ (không trùng lắp, chồng chéo), tính phù hợp (không cao quá hoặc thấp quá so với trình độ phát triển của KT-XH) và tính kỹ thuật pháp lý cao. Ngược lại, pháp luật thuế GTGT còn thiếu các quy định cần thiết, còn nhiều bất cập với thực tế thì không thể thực thi pháp luật thuế GTGT hoặc việc thực thi không đạt hiệu quả cao, gây ra nhiều hậu quả xấu, làm phát sinh nhiều vướng mắc, giảm hiệu quả của pháp luật thuế GTGT. Trước tình hình một số doanh ngiệp(DN) lợi dụng các kẽ hở của pháp luật để trục lợi từ việc hoàn thuế gây rối loạn thị trường Bộ Tài chính đã có Công văn số 7527/BTC-TCT ngày 12/6/2013 và Công văn 9345/BTC-TCT ngày 19/7/2013, về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các DN có dấu hiệu rủi ro cao về thuế. Tuy nhiên, việc triển khai lại làm nảy sinh một số vướng mắc. Theo phản ánh của DN và hiệp hội, DN xuất khẩu thường mua hàng qua nhiều tầng nấc trung gian nên rất khó để kiểm tra những người bán hàng trước. Nếu có kiểm tra thì cũng tốn rất nhiều thời gian, khiến việc hoàn thuế bị chậm trễ.
Sau nhiều kiến nghị, thảo luận với những phương án đề xuất, ngày 15/10/2013 Bộ Tài chính có Văn bản số 13706/BTC-TCT hướng dẫn một số nội dung về hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), trách nhiệm của cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế đối với các DN kinh doanh, tổ chức mua nông, lâm, thủy, hải sản để bán cho DN sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất khẩu… được xem như đã “cởi trói” cho DN.
Hệ thống thuế GTGT vẫn còn nhiều quy định không phù hợp với thực tiễn làm cho quá trình thực thi luật này không đạt hiệu quả cao. Luật thuế GTGT 2008 quy định có hai phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trừ những đối tượng phải nộp thuế theo phương pháp trực tiếp được quy định trong luật thuế GTGT, như các cá nhân SXKD, các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; cơ sở kinh doanh mua bán vàng bạc, đá quý. Về bản chất, phương pháp tính trực tiếp là phương pháp tính thuế trên cơ sở GTGT, nó đòi hỏi phải tính trực tiếp được phần GTGT (các chi phí đầu tư thêm) của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong từng giai đoạn luân chuyển từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đây là việc làm phức tạp tốn nhiều công sức và rất khó xác định, vì vậy, hiện nay Luật thuế GTGT quy định việc xác định phần GTGT của hàng hoá dịch vụ theo một cách đơn giản và cũng chỉ mang tính ước lệ: Giá trị gia tăng bằng giá trị thanh toán của hàng hoá dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hoá dịch vụ mua vào tương ứng. Giá thanh toán của hàng hoá dịch vụ bán ra, mua vào gồm giá bán cộng thuế GTGT. Như vậy, ở đây giá tính thuế của phương pháp trực tiếp không phải là giá chưa có thuế GTGT như đã dẫn ở trên mà là giá đã bao gồm cả thuế GTGT, do đó đã gây ra sự bất bình đẳng về nghĩa vụ thuế, rõ ràng những đơn vị phải xác định nghĩa vụ thuế GTGT theo phương pháp này sẽ ở vào vị thế bất lợi hơn, trong khi đó họ thường là những chủ thể kinh doanh có ít vốn, phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ. Ở đây pháp luật thuế GTGT không đảm bảo được nguyên tắc dù tính thuế theo phương pháp nào thì các đối tượng có hoạt động kinh doanh như nhau, áp dụng thuế suất như nhau với mặt bằng giá giống nhau thì phải nộp thuế như nhau. Việc phân định “giá trị tăng thêm”, “giá trị đầu vào”, “giá trị đầu ra”, xét dưới góc độ tính thuế, hạch toán thuế và thu thuế là không có ý nghĩa thực tế, vì vậy việc quy định hai phương pháp tính thuế GTGT đã phần nào gây ra sự bất ổn và chưa thực tế.
Ngoài ra luật thuế GTGT còn quy định ứng với hai phương pháp tính thuế có hai loại hoá đơn tương ứng đó là hoá đơn GTGT (dùng cho đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ) và hoá đơn bán hàng (dùng cho đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp). Hoá đơn GTGT là căn cứ pháp lý xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, hoá đơn bán hàng không được coi là căn cứ pháp lý xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Mặc dù chúng đều là hoá đơn hợp pháp do BTC phát hành.
Yếu tố chủ quan:
– Trình độ quản lý của cơ quan thuế, cán bộ thuế.
Thuế GTGT là thuế gián thu, đánh trên bình diện rộng, mang bản chất liên hoàn có cơ chế vận hành phức tạp nên đòi hỏi một trình độ quản lý cao ở cán bộ thuế và phương tiện quản lý hiện đại ở cơ quan thuế, phải có hệ thống máy tính nối mạng, đủ khả năng để quản lý, kiểm soát hoạt động của các đối tượng nộp thuế. Bởi, nếu cán bộ thuế không có trình độ tương xứng để quản lý các hành vi chuyển giao thuế GTGT giữa các chủ thể kinh doanh thì khó lòng đảm bảo nguồn thu cho NSNN. Có thể thấy rằng cơ sở hạ tầng, phương tiện vật chất kĩ thuật của quá trình thực thi pháp luật thuế GTGT có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả thực hiện luật này trên thực tế. Nếu các cơ quan thuế được trang bị đầy đủ các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ đắc lực cho quá trình làm việc thì quá trình thu thuế, kê khai thuế, hoàn thuế… được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác. Nếu các phương tiện quá lạc hậu, điều kiện cơ sở vật chất không đáp ứng đầy đủ cho các cán bộ thuế làm việc sẽ hạn chế tính chính xác, ảnh hưởng tới tâm lí của cán bộ thuế. Từ đó dẫn tới hiệu quả làm việc không cao.
Trình độ quản lý chưa tương xứng với yêu cầu của công tác quản lý nên các cơ quan quản lý bị các doanh nghiệp “qua mặt” một cách dễ dàng; thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng như giữa cơ quan đăng kí kinh doanh với cơ quan thuế, giữa cơ quan thuế với cơ quan hải quan, giữa cơ quan thuế, cơ quan hải quan với cơ quan công an… nên không phát hiện được và ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận thương mại hoàn lậu thuế.
Trình độ chuyên môn của cán bộ thuế cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi luật thuế GTGT có hiệu quả hay không. Nếu các cán bộ thuế có trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm trong quá trình quản lý và thực thi luật thuế GTGT, hiểu chính xác về các quy định của pháp luật từ đó có thể áp dụng đúng, khoa học và đầy đủ trong thực tế. Ngược lại, nếu cán bộ thuế có trình độ chuyên môn không tốt sẽ dẫn tới hiểu sai và áp dụng không đúng các quy định pháp luật trong thực tế, tạo điều kiện cho các đối tượng nộp thuế trốn thuế, lậu thuế. Mặt khác không chỉ trình độ chuyên môn mà phẩm chất, đạo đức của các cán bộ thuế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thực thi luật thuế GTGT. Những món lợi về thuế thường có giá trị lớn, nếu cán bộ thuế không có phẩm chất đạo đức tốt, không trung thực, làm việc có trách nhiệm thì rất dễ bị cám dỗ bởi những khoản lợi ích vật chất to lớn, dẫn tới cấu kết với đối tượng nộp thuế để trốn thuế, lậu thuế.
– Ý thức chấp hành của người dân:
Sự lợi dụng chính sách của các chủ thể sản xuất, kinh doanh và thói quen tiêu dùng của người dân Chính sách thuế giá trị gia tăng chủ yếu bị lợi dụng là hoàn thuế. Các doanh nghiệp thường khai khống hóa đơn bán hàng để làm sai lệch thuế giá tính thuế giá trị gia tăng. Giá ghi trong hóa đơn chứng từ thường thấp hơn rất nhiều so với giá bán thực tế, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng. Ví dụ thường gặp đó là các đại lý bán xe máy. Nhờ vào thủ đoạn này, các doanh nghiệp luôn ở trong tình trạng thua lỗ trên giấy tờ – không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lẫn thuế giá trị gia tăng. Trong khi đó, người tiêu dùng hầu như không quan tâm đến vấn đề này vì họ chỉ cần biết giá thực tế họ mua được là bao nhiêu. Việc làm này của người tiêu dùng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trốn thuế, vừa nhận được một khoản lợi bất chính từ việc hoàn thuế của nhà nước, do giá đầu vào thường được khai cao hơn giá đầu ra. Đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc một số hàng hóa được áp dụng mức thuế 5%, các doanh nghiệp có thể lợi dụng sự ưu đãi này trong việc khai khống bản kê mua bán hàng hóa là nông lâm thủy sản chưa qua chế biến của người bán không có hóa đơn để chiếm đoạt tiền khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng; lập hồ sơ khống hàng nông, lâm, thủy sản chưa qua chế biến xuất khẩu qua đường biên giới đất liền để chiếm đoạt tiền hoàn thuế… Việc sử dụng hóa đơn, chứng từ là công cụ để tính toán thuế giá trị gia tăng cũng bị lợi dụng bởi việc mua bán hóa đơn chứng từ giả bởi các “doanh nghiệp ma”. Với những hóa đơn này, giá đầu vào của các doanh nghiệp được đội lên rất lớn. Nhà nước không những không thu được thuế vào ngân sách mà còn phải trích ngân sách để hoàn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp làm ăn phi pháp. Điều này là một trong những yếu tố làm hạn chế tính cạnh tranh lành mạnh của thị trường, và hạn chế khả năng phát triển của các doanh nghiệp chân chính.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam năm 2013, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến Quy định của pháp luật về thu nhập chịu thuế trong thuế thu nhập cá nhân. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
>>Xem thêm: Đất đang tranh chấp có được cấp giấy chứng nhận không? – Luật 24h
>>Xem thêm: Quy định hiện nay về việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam – Luật 24h
>>Xem thêm: Chồng mất làm thế nào để sang tên sổ đỏ cho vợ? – Luật 24h
>>Xem thêm: Quy định hiện nay về việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam – Luật 24h
>>Xem thêm: Làm như thế nào để lấy được thông tin đất đai? – Luật 24h
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"