Phân biệt hình thức phạt cảnh cáo trong hành chính với cảnh cáo trong luật hình sự và luật lao động.

Phân biệt hình thức phạt cảnh cáo trong hành chính với cảnh cáo trong luật hình sự và luật lao động.

Phân biệt hình thức phạt cảnh cáo trong hành chính với cảnh cáo trong luật hình sự, và luật lao động?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.

Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

2. Giải quyết vấn đề:

2.1. Đặc điểm của hình thức xử phạt cảnh cáo trong hành chính

 Hình thức xử phạt cảnh cáo chỉ áp dụng với tính chất là hình thức xử phạt chính mà không áp dụng là hình thức xử phạt bổ sung.

Đây là hình thức xử phạt mang tính độc lập, không nhất thiết phải áp dụng hình thức xử phạt bổ sung kèm theo. Hay nói cách khác, khi xử phạt người có thẩm quyền chỉ cần áp dụng một hình thức xử phạt chính là đủ để ban hành quyết định xử phạt.  

Hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng với 02 trường hợp

Thứ nhất, đối với cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên và tổ chức thực hiện vi phạm hành chính:

– Thì hình thức xử phạt cảnh cáo chỉ được áp dụng khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện:

(i) vi phạm hành chính không nghiêm trọng

(ii) có tình tiết giảm nhẹ

(iii) theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo

Thứ hai, hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với mọi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện

Đối với nhóm đối tượng này, cho dù, vi phạm hành chính do họ thực hiện có nghiêm trọng đến mức độ nào thì người có thẩm quyền cũng theo áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo mà không được áp dụng các hình thức xử phạt khác. Điều này làm rõ nét bảo vệ của nhà nước đối với trẻ em nhóm đối tượng được nhà nước pháp luật và xã hội bảo vệ đặc biệt.

Đồng thời, quy định này cũng phản ánh nguyên tắc xử phạt đối với người chưa thành niên tại Khoản 1, Điều 134, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 là nhằm giáo dục giúp đỡ họ người chưa thành niên, trong đó, bao gồm các trẻ em nhằm sửa chữa sai lầm, giúp họ phát triển nhanh mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội

Hình thức xử phạt cảnh cáo được quyết định bằng văn bản theo thủ tục xử phạt không lập biên bản (thủ tục đơn giản) bởi tất cả các chủ thể có thẩm quyền.

Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, việc xử phạt vi phạm hành chính có thể được thực hiện theo thủ tục lập biên bản (thủ tục thông thường) hoặc không lập biên bản (thủ tục đơn giản). Thủ tục xử phạt không lập biên bản áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân 500.000 đồng đối với tổ chức và trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhiều sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản đối với các trường hợp còn lại sẽ được thực hiện xử phạt theo thủ tục có biên bản ( Khoản 1, Điều 56 và Khoản 1, Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012) Từ quy định này, có thể xác định khí áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với cá nhân tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ áp dụng thủ tục xử phạt không lập biên bản. Cần lưu ý rằng, theo quy định của pháp luật, việc áp dụng hình thức xử phạt phải bằng hình thức văn bản với các dạng quyết định xử phạt dưới hình thức bằng miệng sẽ không có giá trị pháp lý và không được coi quyết định hợp pháp.

Đối với xử phạt cảnh cáo, mục đích chính của hình thức xử phạt cảnh cáo là giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của chủ thể vi phạm hành chính. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính lập phương tiện để bảo đảm cho các quy định pháp luật về hành chính có thể thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ các quy tắc, trật tự xã hội, lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.

Đồng thời, giáo dục cho mọi người dân ý thức tuân thủ pháp luật, áp dụng các hình thức xử phạt đối với chủ thể vi phạm hành chính, hướng đến nhằm mục đích trừng trị, răn đe, giáo dục đối với người vi phạm hoặc ngăn chặn phòng chống người vi phạm tiếp tục vi phạm hành chính. Tuy nhiên, mỗi hình thức xử phạt đều phản ánh mục đích khác nhau và so với các hình thức xử phạt khác, cảnh cáo được xem là hình thức xử phạt nhẹ nhất. Mục đích áp dụng hình thức xử phạt này mang ý nghĩa giáo dục nhiều hơn là trừng phạt, nhằm nhắc nhở việc tôn trọng và chấp hành trật tự quản lý nhà nước

Phân biệt hình thức phạt cảnh cáo trong hành chính với cảnh cáo trong luật hình sự và luật lao động.
Phân biệt hình thức phạt cảnh cáo trong hành chính với cảnh cáo trong luật hình sự và luật lao động.
 
2.2. Kỷ luật cảnh cáo, khiển trách trong quan hệ lao động
Khiển trách, cảnh cáo là hình thức kỷ luật nhẹ nhất mà người sử dụng lao động có thể áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm kỉ luật. Hình thức này chủ yếu mang tính nhắc nhở đối với người lao động nên thường được áp dụng đối với người lao động phạm lỗi lần đầu và ở mức độ nhẹ.
Khi xử lý kỷ luật đối với người lao động ở hình thức này, người sử dụng lao động có thể khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản.
Pháp luật lao động không quy định cụ thể hành vi vi phạm kỷ luật nào sẽ bị xử lý ở hình thức này mà thường được quy định cụ thể trong nội quy lao động của đơn vị. Thời hạn chấp hành kỷ luật hình thức khiển trách là 3 tháng. Sau 3 tháng chấp hành, người lao động sẽ được xóa kỷ luật.
 
2.3. Hình phạt cảnh cáo trong lĩnh vực hình sự
Theo điểm a khoản 1 Điều 32 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 có quy định về hình phạt đối với người phạm tội có hình phạt chính là cảnh cáo. Theo đó, cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt (Điều 34 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017).
Trong đó, tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm. Trong lĩnh vực này, hình phạt cảnh cáo cũng là hình phạt nhẹ nhất.
Về mặt lý luận, hình phạt cảnh cáo chưa thể hiện được bản chất của hình phạt, là sự cưỡng chế nghiêm khắc của nhà nước nhằm tước bỏ hay hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội, mà chỉ có tác động về tinh thần cho người bị kết án.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vấn đề Phân biệt hình thức phạt cảnh cáo trong hành chính với cảnh cáo trong luật hình sự và luật lao động, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

>>Xem thêm: Đất đang tranh chấp có được cấp giấy chứng nhận không? – Luật 24h

>>Xem thêm: Quy định hiện nay về việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam – Luật 24h

>>Xem thêm: Chồng mất làm thế nào để sang tên sổ đỏ cho vợ? – Luật 24h

>>Xem thêm: Quy định hiện nay về việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam – Luật 24h

>>Xem thêm: Làm như thế nào để lấy được thông tin đất đai? – Luật 24h

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho cá nhân, tổ chức trong quản...

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho cá nhân, tổ chức trong quản lý hành chính được q...

Xem thêm

Đảng viên vi phạm kỷ luật đảng khi vi phạm cái gì?

Đảng viên vi phạm kỷ luật đảng khi vi phạm cái gì? Đảng viên vi phạm kỷ luật đảng khi v...

Xem thêm

Hoạt động kiểm tra của Đảng đối với hoạt động hành chính nhà nước.

Hoạt động kiểm tra của Đảng đối với hoạt động hành chính nhà nước. Hoạt động kiểm tra c...

Xem thêm

Phân loại các quyết định hành chính nhà nước

Phân loại các quyết định hành chính nhà nước Phân loại các quyết định hành chính nhà nư...

Xem thêm

Những trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vự...

Những trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan Những trườ...

Xem thêm

Toà án xét xử khiếu kiện hành chính về hành vi hành chính nào?

Toà án xét xử khiếu kiện hành chính về hành vi hành chính nào? Toà án xét xử khiếu kiện...

Xem thêm

Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước

Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước như thế nào...

Xem thêm

Phân loại viên chức

Phân loại viên chức Phân loại viên chức như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về ...

Xem thêm

Khái niệm quy chế pháp lý hành chính của công dân

Khái niệm quy chế pháp lý hành chính của công dân Khái niệm quy chế pháp lý hành chính ...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574