Phân chia di sản thừa kế khi bố có hai vợ và con riêng theo quy định pháp luật – luật 24h

Mô tả: Phân chia di sản thừa kế khi bố có hai vợ và con riêng, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.

Câu hỏi: Chào luật sư, Tôi có một vấn đề muốn hỏi luật sư như sau: Bố tôi có 02 vợ và tôi là con của người vợ thứ 2. Bố tôi mất có để lại mạnh đất vuông, và không để lại di chúc. Sau khi đó trước lúc mẹ tôi mất, mẹ tôi có họp gia đình và giao cho tôi toàn quyền sử dụng mảnh đất vuông đó, có văn bản và chữ ký của tất cả thành viên trong gia đình nhưng không có xác nhận của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Sau đó 5 năm anh tôi là con của vợ trước của bố tôi có đòi lấy lại tài sản, vậy trong trương hợp này tôi có phải trả lạo hay không? Cám ơn luật sư.

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật 24h. Với trường hợp của bạn, Các Luật sư của Luật 24H chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Giải quyết vấn đề 

Ở trong trường hợp này nếu bố mẹ bạn không có sự thỏa thuận về vấn đề phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của hai người. Toàn bộ tài sản tạo ra trong thời kỳ hôn nhân được coi là tài sản chung của bố mẹ bạn ( trừ trường hợp tài sản của bố mẹ bạn được tặng cho hoặc thừa kế riêng) . Được pháp luật quy định tại khoản 1 điều 33 luật hôn nhân và gia đình 2014.

“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”

Theo quy định bên trên ta thấy toàn bộ số tài sản mà thuộc quyền sở hữu của chung của bố mẹ bạn. Bố mẹ bạn có quyền như nhau trong việc sử dụng, định đoạt và chiếm hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật , cụ thể được quy định tại điều 213 và điều 612 như sau bộ luật dân sự 2015 như sau:

Tại điều 231 có quy định về sở hữu chung của hai vợ chồng, sở hữu chung của hai vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất và có thể phân chia. Cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung và có quyền ngang nhau trong việc định đoạt, sử dụng, chiếm hữu khối tài sản chung đó. Có quyền thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau trong việc chiếm hữu, định đoạt, sử dụng tài sản chung. Vợ chồng có thể lựa chọn chế độ tài sản theo sự thỏa thuận theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

Tại điều 312 di sản bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Do vậy việc mẹ bạn mất có để lại toàn bộ tài sản cho bạn là không đúng với quy định của pháp. Trong trường hợp này mẹ bạn chỉ có quyền để lại toàn bộ phần di sản của mẹ bạn cho bạn mà thôi. Do bố mẹ bạn mất không cùng một thời điểm cho nên di sản của bố me bạn để lại được chia như sau:

Đối với trường hợp bố bạn mất không để lại di chúc.

Bố bạn mất không để lại di chúc, do vậy số tài sản chung của bố mẹ bạn chia ra làm 02 phần bằng nhau 1 phần là của bố bạn, phần còn lại là của mẹ bạn. mẹ bạn có quyền lấy 1 phần trong phần tài sản chung đó. Như vậy phần tài sản của bố bạn được đem chia thừa kế theo quy định của pháp luật, cụ thể được chia theo hàng thừa kế thưa nhất quy định tại điểm a khoản 1 điều 651 bộ luật dân sự 2015.

Phân chia di sản thừa kế khi bố có hai vợ và con riêng? luật 24h

Luật sư tư vấn Hotline: 1900 6574

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”

Cũng tại điều 650 những trường hợp thừa kế theo pháp luật bộ luật dân sự 2015 có quy định về trường hợp thừa kế theo pháp luật 

“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;”

Từ các quy định đã nêu ở phía trên tài sản của bố bạn được chia thừa kế cho cha đẻ, mẹ đẻ của bố bạn trong trường hợp họ còn sống, tiếp đó chia cho mẹ bạn, cho bạn và anh trai. Phần di sản của mẹ bạn được cộng thêm 1 phần di sản do được hưởng thừa kế theo pháp luật từ bố bạn. Phần di sản này mẹ bạn có quyền sử dụng, định đoạt, chiếm hữu cũng như giao phần di sản này cho bạn mà không cần phải có sự đồng ý từ ai khác. Phần di sản của bố bạn khi đem ra chia thừa kế còn lại là của bản thân bạn và anh trai. Như vậy trong trường hợp này anh của bạn sẽ có một phần thừa kế, việc anh bạn đòi lại tài sản đó là điều đương nhiên và bạn là người phải có trách nhiệm hoàn trả 1 phần tài sản mà anh bạn được hưởng.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Phân chia di sản thừa kế khi bố có hai vợ và con riêng, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Phân chia di sản thừa kế khi bố có hai vợ và con riêng theo đúng quy định của pháp luật

Soạn thảo hồ só liên quan đên lĩnh vực thừa kế

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan Phân chia di sản thừa kế khi bố có hai vợ và con riêng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ Phân chia di sản thừa kế khi bố có hai vợ và con riêng hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phân phối chứng khoán là gì ?

Phân phối chứng khoán là gì ? Phân phối chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế ...

Xem thêm

Mệnh giá chứng khoán là gì ?

Mệnh giá chứng khoán là gì ? Mệnh giá chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế nà...

Xem thêm

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ?

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ? Nhà đầu tư chứng khoán chuyên ngh...

Xem thêm

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán?

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán? Tổ chức xã hội – nghề nghiệp v...

Xem thêm

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Pháp luật quy đ...

Xem thêm

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán?

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán? Nguyên tắc hoạt động về ...

Xem thêm

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán?

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán? Điều kiện cấp chứng...

Xem thêm

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán?

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán? Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng kh...

Xem thêm

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam?

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam? Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam nh...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574