Phân chia di sản thừa kế khi mẹ qua đời để lại di chúc

Phân chia di sản thừa kế khi mẹ qua đời để lại di chúc

Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Mỗi hình thức thức thừa kế có thủ tục và tạo ra hệ quả pháp lí khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi cung cấp và giúp các bạn hình dung rõ về phân chia di sản thừa kế theo di chúc .

 Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.

Ban đang không biết Quy định mới nhất 2021 về phân chia di sản thừa kế do người chết để lại như thế nào? Liệu rằng nó có quá phức tạp? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý :

Bộ luật dân sự 2015

Giải quyết vấn đề 

 

Phân chia di sản thừa kế khi mẹ qua đời để lại di chúc
Phân chia di sản thừa kế khi mẹ qua đời để lại di chúc

Luật sư tư vấn, gọi 19006574

1. Quy định của pháp luật về di chúc và thừa kế theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Người được hưởng thừa kế theo Di chúc khi người chết có Di chúc để lại và Di chúc đó hợp pháp, những người có tên trong Di chúc có đủ điều kiện nhận di sản thừa kế  theo Di chúc và họ không từ chối nhận di sản đó.

Vậy di chúc như thế nào được coi là di chúc hợp pháp ?

Theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện về di chúc hợp pháp được quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Trong trường hợp di chúc hợp pháp, việc phân chia di sản được thực hiện theo nguyện vọng của người để lại di sản thể hiện trong di chúc. 

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 626 quy định về quyền của người lập di chúc như sau:

” Điều 626. Quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc có quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”

Tuy nhiên để bảo đảm tính nhân đạo trong việc bảo vệ quyền lợi cho những người yếu thế trong xã hội, pháp luật cũng có quy định những người thùa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc . Cụ thể như sau : 

” Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.”

2. Tình huống :   Mẹ tôi có 1 miếng đất ở có diện tích 250m2, và 1 căn nhà được xây dựng trên mảnh đất này . Hiện tại miếng đất và căn nhà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất do mình mẹ tôi đứng tên trên sổ đỏ. Tháng 4 năm 2021 mẹ tôi mất do bênh hiểm nghèo . Trước lúc chết bà đã để lại di chúc, trong di chúc có để lại toàn bộ phần tài sản cho em trai tôi, trong khi mẹ tôi có 3 người con là anh trai, tôi, và em trai . Tuy nhiên sau khi mẹ mất, anh  trai tôi cho rằng mẹ để lại di chúc như vậy là không đúng , không công bằng . Anh ấy cho rằng mẹ tôi có 2 đứa con trai  thì đương nhiên phần tài sản đó phải được chia đôi. Còn tôi là con gái đã đi lấy chồng rồi thì không bàn tới nữa. . Mong luật sư tư vấn giúp tôi : Trong trường hợp này theo quy định của pháp luật thì phần tài sản mẹ tôi để lại sẽ được chia như thế nào là đúng  ạ ? Tôi xin cảm ơn Luật sư ạ. 

Luật sư giải đáp thắc mắc của bạn như sau

Như bạn cung cấp, mẹ bạn có tài sản để lại là 1 miếng đất và 1 ngôi nhà trên đất, toàn bộ tài sản này đứng tên mẹ bạn . Trước khi mất mẹ bạn có để lại di chúc định đoạt toàn bộ tài sản cho em trai bạn . Trong trường hợp này muốn biết được phần di sản chia như thế nào, bạn phải xác định được , liệu di chúc mẹ bạn để lại có hiệu lực hay không? 

Để biết được một di chúc có hiệu lực hay không phải căn cứ vào 2 yếu tố là :  người để lại di chúc đã chết hay chưa, và di chúc có hợp pháp không ?

Như bạn trình bày ở trên là mẹ bạn đã mất từ tháng 4 năm 2021 nên cần xem xét sang yếu tố thứ 2 , là di chúc mẹ bạn để lại có hợp pháp hay không 

Theo quy định của pháp luật, một di chúc hợp pháp cần đáp ứng các điều kiện sau: 

– Điều kiện về người lập di chúc:

  • Người thành niên được quyền lập di chúc khi minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
  • Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc và phải lập bằng văn bản.
  • Người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ thì phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

– Điều kiện về di sản: Di sản nêu trong di chúc phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

– Điều kiện về người hưởng di sản theo di chúc: Tổ chức, cơ quan được chỉ định là người thừa kế phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Ngược lại, người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc thì di chúc không còn hiệu lực toàn bộ hoặc một phần.

– Điều kiện về nội dung của di chúc: Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội và gồm: Ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ và tên người, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản…

– Điều kiện về hình thức của di chúc: Không trái quy định của pháp luật. Theo đó, di chúc phải được lập bằng văn bản. Nếu không thể lập di chúc bằng văn bản thì mới lập di chúc miệng:

  • Di chúc bằng văn bản: Có thể được công chứng, chứng thực hoặc không nhưng phải đáp ứng các điều kiện về nội dung, người lập di chúc… nêu trên. Đồng thời, nếu không có người làm chứng thì người lập di chúc bắt buộc phải tự viết và ký vào bản di chúc.
  • Di chúc miệng: Chỉ hợp pháp khi người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng và ngay sau khi thể hiện xong ý chí của người này, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ và được xác nhận chữ ký trong thời hạn 05 ngày làm việc.
  • Không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu có nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc;
  • Nếu di chúc bị tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa đó.

Trong trường hợp của gia đình bạn, bạn không cung cấp rõ về hoàn cảnh lúc mẹ bạn lập di chúc,và hình thức lập di chúc như thế nào nên chúng tôi chưa xác định được di chúc của mẹ bạn để lại có hợp pháp hay không . Vì vậy việc chia di sản sẽ có 2 trường hợp : 

– Trường hợp 1: Mẹ bạn để lại di chúc hợp pháp

Trong trường hợp này phần tài sản được định đoạt trong di chúc sẽ thuộc về em trai bạn . Vì khi di chúc hợp pháp, đồng nghĩa với việc pháp luật thừa nhận quyền của người để lại di chúc. Và trong di chúc, ý chí của mẹ bạn là để lại toàn bộ tài sản trên cho em trai.  

Tuy nhiên, 

Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:

 “1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”

 Trường hợp này bạn không đề cập đến các trường hợp trên nên có thể hiểu không áp dụng điều luật này. Còn trong trường hợp nếu mẹ bạn có con chưa thành niên, con đã thanh niên mà không có khả năng lao động, chồng, hoặc cha mẹ đang sống thì họ sẽ đương nhiên được hưởng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật. Khi đó , mặc dù trong di chúc mẹ bạn chỉ định đoạt tài sản cho mỗi mình em trai bạn nhưng em trai bạn vẫn không thể được hưởng toàn bộ di sản mẹ bạn để lại, trừ khi những người đó từ chối nhận di sản thừa kế. 

– Trường hợp 2: Di chúc mẹ bạn để lại không hợp pháp. 

Nếu di chúc mẹ bạn để lại không hợp pháp thì phần di sản của mẹ bạn sẽ chia theo pháp luật. Chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2005:

“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

…”

Trong trường hợp gia đình bạn, thì di sản mẹ bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật , tùy vào số lượng người trong hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn. 

ở trên bạn có trình bày, rằng anh trai của bạn không đồng ý với bản di chúc và muốn chia đôi phần tài sản trên cho anh ta và em trai bạn. Bạn cần hiểu rằng, trong trường hợp này cho dù di chúc mẹ bạn để lại có hợp pháp hay không thì mong muốn của anh trai bạn cũng không có cơ sở và không thể thực hiện  Trừ trường hợp di sản được chia theo pháp luật và mẹ bạn chỉ có 3 người thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất là anh trai, bạn, và em trai đồng thời phải có điều kiện bạn từ chối nhận di sản . 

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Quy định mới nhất 2021 về phân chia di sản thừa kế do người chết để lại, bao gồm:

Tư vấn pháp luật có liên quan đến Quy định mới nhất 2021 về phân chia di sản thừa kế do người chết để lại theo đúng quy định của pháp luật

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến lĩnh vực thừa kế

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan Phân chia di sản thừa kế khi mẹ qua đời để lại di chúc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về Phân chia di sản thừa kế khi mẹ qua đời để lại di chúc hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website http://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Tham khảo: Công ty Luật 24H

>>Xem thêm: Cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận các vấn đề hộ tịch? – Luật 24h

>>Xem thêm: Điều kiện, trình tự để đăng ký hộ khẩu thường trú thực hiện như thế nào là đúng nhất? – Luật 24h

>>Xem thêm: Có thể xin trích lục đăng ký kết hôn ở đâu ? Thủ tục như thế nào? – Luật 24h

>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục làm lại giấy khai sinh khi đã cao tuổi? – Luật 24h

>>Xem thêm: Thẩm quyền cấp lại Giấy khai sinh bản chính, thay đổi dân tộc? – Luật 24h

>>Xem thêm: Cách thức để ly hôn khi một bên ở nước ngoài theo quy định pháp luật mới nhất – LUẬT 24H

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trách niệm Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ...

Trách niệm Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý công trình viễ...

Xem thêm

Kết nối mạng viễn thông công cộng?

Kết nối mạng viễn thông công cộng theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn 24/7,...

Xem thêm

Quyền định đoạt, thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận, rút lại bưu ...

Quyền định đoạt, thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận, rút lại bưu gửi và chuyển tiếp bư...

Xem thêm

Sử dụng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hi...

Sử dụng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt...

Xem thêm

Chính sách của Nhà nước về viễn thông?

Chính sách của Nhà nước về viễn thông theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn 2...

Xem thêm

Trách nhiệm quản lý nhà nước về viễn thông?

Trách nhiệm quản lý nhà nước về viễn thông theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư ...

Xem thêm

Kết nối viễn thông là gì ? Kho số viễn thông là gì?

Kết nối viễn thông là gì?Kho số viễn thông là gì theo quy định mới nhất, luật 24H cam k...

Xem thêm

Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin?

Công ty Cổ phần theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chu...

Xem thêm

Người sử dụng dịch vụ viễn thông? Thuê bao viễn thông?

Người sử dụng dịch vụ viễn thông? Thuê bao viễn thông theo quy định mới nhất, luật 24H ...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574